Yên tâm giao dịch XM

Lãng phí điện khi đào Bitcoin là một sự lừa dối từ truyền thông

26 Tháng 02, 2022 21:48

Giống như thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời qua quan hợp để duy trì sự sống, thì Bitcoin hấp thụ nguồn năng lượng rẻ, dư thừa, và lãng phí trên thế giới để chuyển nó thành nguồn năng lượng sức mua là TIỀN và lưu trữ nó vào trong không gian internet vô tận.

Lãng phí điện khi đào Bitcoin là một sự lừa dối từ truyền thông

Động cơ nào thúc đẩy thợ đào Bitcoin ngày đêm đốt điện?

 

Thợ đào là những sinh vật bầy đàn khát khao năng lượng, họ sẽ đi lùng sục đến tận ngóc ngách trái đất để hút được nguồn năng lượng rẻ, dồi dào và đang lãng phí.

Các thợ đào có động cơ mạnh mẽ để làm điều đó, vì họ có thể chuyển hóa nguồn năng lượng điện thành tiền qua trung gian là Bitcoin. Bitcoin là một mạng lưới phi tập trung thành công nhất cho đến nay, vật gì khan hiếm không có nghĩa là nó có giá trị, giá trị của một vật gì đó nằm ở lòng tin mà con người thêm vào nó.

Dựa trên những đặc tính của vàng, con người cảm nhận nó đẹp và quý, nên người ta mang cuốc xẻng ra đào, nhưng vì đào nó khó nên giá trị của nó lại càng tăng lên. 

Bitcoin cũng vậy, những đặc tính của nó được mọi người đánh giá cao và tin tưởng. Bitcoin trao cho họ sự tự do về quyền trao đổi tài sản, tiền bạc sau hàng nghìn năm dưới sự độc quyền kiểm soát tiền tệ từ các chính phủ. 

Vàng từ lòng đất được đào lên còn Bitcoin thì được đúc ra từ nguồn năng lượng điện, cả hai đều có chung một đặc điểm cố hữu là “phải làm thì mới có ăn” 

 

Rằng để làm cho một người đàn ông hay phụ nữ thèm muốn một điều, chỉ cần làm cho điều đó khó đạt được.

 - Mark Twain-

 

Khác với vàng, tổng số lượng Bitcoin và thời gian phát hành của nó được ấn định ngay từ đầu, chỉ có 21 triệu đồng Bitcoin trên khắp thế giới, và cứ mỗi sau 10 phút thì nó phát hành đồng mới ra một lần.

Cung và cầu định ra giá trị của một loại hàng hoá, và Bitcoin là một siêu hàng hoá được làm ra bằng năng lượng, điều đó thúc đẩy bất kỳ ai có nguồn năng lượng đều có thể tự do khai thác nó một cách phi tập trung trên toàn thế giới. 

Học thuyết chọn lọc tự nhiên sẽ lựa chọn ra những ai sở hữu những máy đào tối tân nhất được chạy bằng nguồn điện rẻ nhất sẽ chiếm lợi thế, và đẩy những máy đào lạc hậu hơn cùng nguồn điện giá cao hơn dần rời xa khỏi mạng lưới, và đến một ngày nào đó khi chi phí khai thác cao hơn phần thưởng nhận được thì họ sẽ bỏ cuộc và rời bỏ.

Động lực đó thúc đẩy những thợ đào nào muốn có lợi nhuận thì học phải luôn trang bị những máy đào tốt nhất và yếu tố cốt lõi thứ hai là được kết nối vào nguồn điện giá rẻ dồi dào. 

 

Bitcoin là cách sử dụng năng lượng hiệu quả nhất mà con người từng tạo ra

 

Mọi người thường nói rằng đào Bitcoin là một sự “lãng phí” điện, và làm tổn hại đến môi trường.

Tại sao những số liệu lượng điện dư thừa hàng năm lại liên quan đến bitcoin, vì đào Bitcoin là một ngành duy nhất trên thế giới có sự tự do về địa lý, không bị gò bó như các công ty khác cần một vị trí cụ thể và cần quá nhiều nhân công trong sản xuất, lợi thế cao nhất trong việc đào Bitcoin là phải tìm được một nguồn điện giá rẻ và một chính phủ mở cửa cho nó hoạt động, theo quy luật cung cầu thì điện giá rẻ có nghĩa là ở vùng đó, điện được sản xuất nhiều hơn khả năng tiêu thụ, và các thợ đào mua số lượng điện đó để đào Bitcoin, người ta nói Bitcoin đang lãng phí điện một cách khủng khiếp nhưng thợ đào trả tiền để mua nó thì sao gọi là lãng phí? Họ gọi đó là đầu tư. 

Bitcoin đang sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng đang bị mắc kẹt và lãng phí, mỗi năm thế giới tạo ra 160.000 terawatt giờ năng lượng, trong đó có hơn 50.000 terawatt giờ năng lượng lãng phí (chiếm gần 30%). Hiện nay Bitcoin dùng khoảng 120 terawatt giờ năng lượng cho toàn mạng lưới. 

Thợ đào Bitcoin độc lập về mặt địa lý, họ có thể chọn vị trí dựa trên chi phí điện rẻ nhất. Lượng điện đó thường đến từ các nguồn tái tạo như thủy điện, gió, mặt trời, địa nhiệt và khí đốt tự nhiên… 

Có thể có một nhà máy 50 megawatt chạy bên ngoài một ngôi làng với nhu cầu chỉ 15 megawatt, hoặc một nhà máy thủy điện không có nơi nào để gửi điện khi đèn ở thành phố lân cận tắt. Và vì điện suy giảm khi nó rời khỏi điểm xuất phát của nó, nó đắt tiền để vận chuyển. Trên toàn cầu, khoảng 8% lượng điện bị thất thoát khi vận chuyển. Ngay cả các đường dây cao áp cũng bị “tổn thất đường dây”, khiến cho việc vận chuyển điện trên một khoảng cách rất xa là không thực tế. Về kỹ thuật điện, bạn không thể duy chuyển quá 800 km trên một chu kỳ lưới điện. Bạn phải sản xuất nó hầu như ở mọi nơi, đặc biệt là gần các trung tâm dân cư. Và có một nguồn năng lượng dư thừa ở xa khu dân cư mà không ai dùng đến. Đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo. Vì bạn không thể tắt nắng, tắt mưa, tắt gió được. 

 

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.. ... Ở cấp quốc gia, có ít nhất 30 quốc gia trên thế giới đã sử dụng năng lượng tái tạo và cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng của họ.

 

Đã có tiền lệ lịch sử cho hiện tượng này. Các mặt hàng khác đã được sử dụng để xuất khẩu năng lượng, giúp xoa dịu hiệu quả những gợn sóng trên thị trường năng lượng toàn cầu. Trước Bitcoin, nhôm đã phục vụ mục đích này. Một phần rất lớn trong chi phí của nhôm là chi phí điện liên quan đến việc nấu chảy quặng boxit. Bởi vì Iceland tự hào có nguồn năng lượng dồi dào và rẻ, đặc biệt là ở dạng thủy điện và địa nhiệt, nấu chảy bauxite là một động thái tự nhiên. Quặng được vận chuyển từ Úc hoặc Trung Quốc, nấu chảy ở Iceland và chuyển trở lại những nơi như Trung Quốc để xây dựng.

 

Điều này dẫn đến việc một nhà kinh tế học người Iceland nổi tiếng tuyên bố rằng Iceland “xuất khẩu năng lượng dưới dạng nhôm”. 

 

Iceland dùng địa nhiệt để nấu chảy bauxite thành nhôm, đó là một trong những cách biến nguồn năng lượng dư thừa thành tiền qua trung gian là nhôm, nhưng quy trình vận chuyển và nấu chảy nhôm có vẻ “cồng kềnh” hơn rất nhiều so với Bitcoin vì với Bitcoin bạn chỉ cần có điện và internet thì bạn có thể xuất nó đi bất cứ nơi nào bạn muốn với chi phí vận chuyển hầu như không đáng là bao.

Những công ty công nghệ khổng lồ như Amazon, Google, FaceBook… đầu tư hàng tỷ đô la cho hệ thống điện của họ để đảm bảo nguồn điện mạnh và liên tục để không có độ trễ, vì chỉ nếu vài phút mất điện thì hệ thống của họ sẽ đình trệ, nhưng với Bitcoin thì khác, nó như một con bạch tuộc không đầu, vươn vòi đi khắp mọi ngóc ngách thế giới để tìm nguồn năng lượng dư thừa, và nếu một xưởng đào ở nơi này tắt điện thì xưởng đào nơi khác sẽ tiếp tục hoạt động, vì thợ đào không thể tập trung tại một vị trí địa lý cụ thể được,  vì sẽ không có đủ điện cho tất cả mọi thợ đào, điều đó bắt buộc họ phải tản ra, tạo thành một đặc tính phi tập trung tự nhiên theo địa chính trị, nhiệt động lực học. 

Tứ Xuyên là một tỉnh có đặc điểm là xây dựng quá nhiều thủy điện trong thập kỷ qua. Công suất thủy điện đã lắp đặt của Tứ Xuyên cao gấp đôi những gì mà lưới điện của họ có thể hỗ trợ, dẫn đến rất nhiều "cắt giảm" (hoặc lãng phí). Các con đập chỉ có thể lưu trữ rất nhiều năng lượng tiềm năng ở dạng nước trước khi chúng phải xả ra ngoài. Đó là một bí mật mở rằng năng lượng bị lãng phí khác này đã được sử dụng để khai thác Bitcoin. Nếu chi phí năng lượng tại địa phương của bạn thực sự bằng 0 nhưng bạn không thể bán năng lượng của mình ở bất kỳ đâu, thì sự xuất hiện của người hùng Bitcoin thu mua nguồn năng lượng đó là một ơn trời. 

Nếu không có nhôm hoặc Bitcoin để hấp thụ năng lượng dư thừa từ năng lượng tái tạo ở các địa điểm xa xôi, nó sẽ vẫn chưa được khai thác. Do đó, lập luận Bitcoin có thể có tác động tích cực đến môi trường bằng cách lưu trữ năng lượng tái tạo bị mất đi dưới dạng năng lượng sức mua và lưu trữ đó trong dài hạn, giống như thực vật chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành nhiên liệu thông qua quá trình quang hợp.

 

Hãy tưởng tượng một bản đồ địa hình 3D của thế giới với các điểm nóng năng lượng rẻ thấp hơn và năng lượng đắt đỏ cao hơn. Tôi tưởng tượng việc khai thác Bitcoin giống như một cốc nước đổ trên bề mặt, đọng lại trong các ngóc ngách và làm phẳng nó.

-Carter- 

 

Có một số lý do tại sao Hoa Kỳ đã nổi lên như một điểm đến thuận lợi cho các hoạt động đào Bitcoin. Hầu hết các chuyên gia tin rằng một hệ thống chính phủ dân chủ và một hệ thống pháp luật bảo vệ quyền tài sản là những yếu tố then chốt. David Yermack, một chuyên gia về tiền điện tử tại Đại học New York, đã tiết lộ suy nghĩ đằng sau động thái này, nói rõ.

Nếu bạn định đầu tư dài hạn và tích lũy tài sản ở một quốc gia, bạn muốn chắc chắn rằng nó sẽ không bị chính phủ lấy đi.

Trung Quốc đã dạy cho thợ đào bài học đó từ việc bất ổn về chính sách sẽ khiến họ có thể bị đuổi đi bất cứ lúc nào, từ đó dẫn đến việc họ sẽ không dám mạnh tay đầu tư những xưởng đào tầm cỡ thế giới để hoạt động lâu dài, nguồn điện rẻ cộng với sự chào đón từ chính sách ưu đãi sẽ thu hút các thợ đào. Từ đó chúng ta sẽ có sự phân hoá chính trị về sự chấp nhận Bitcoin, đó là một lớp bảo mật phi tập trung khác cùng với sự sự đa dạng hoá của các nguồn năng lượng. 

 

Các thợ đào đầu tư khoảng 4.5 tỷ đô la mỗi năm cho việc khai thác Bitcoin. 

 

Layer1 với tầm nhìn trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khai thác Bitcoin bền vững. nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Alexander Liegl cho biết. Nhà máy của chúng tôi ở Tây Texas là người thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực khai thác Bitcoin. Cơ sở này sử dụng chip ASIC tùy chỉnh và công nghệ làm mát bằng chất lỏng đang chờ cấp bằng sáng chế cho phép chúng tôi mở khóa khí hậu ấm hơn, nơi mà nhiều máy đào khác vẫn chưa thể vì cần khí hậu lạnh để làm mát máy.

Sự phát triển công nghệ đã đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai thác Bitcoin, các đời chip ASIC mới với nhiều cải tiến, giúp nó mạnh hơn, nhanh hơn và ít tốn điện hơn. 

 

 

Các công nghệ mới còn giúp các máy đào giải nhiệt bằng chất lỏng, điều này đặc biệt quan trọng vì hiện tại các xưởng đào đa số tập trung ở những vùng địa lý có khí hậu lạnh để làm mát máy, sắp tới những nơi có khí hậu nóng hơn nhưng dồi dào nguồn năng lượng điện sẽ được tận dụng hiệu quả.

Như sự ra mắt iPhone mới của Apple hàng năm, họ luôn quảng cáo là con chip năm nay mạnh hơn và tiết kiệm điện hơn năm ngoái, với cùng một lượng điện tiêu thụ nó sẽ xử lý được nhiều tác vụ hơn, chip ASIC cũng sẽ phát triển như vậy, giúp mạng lưới Bitcoin mạnh hơn sau mỗi năm với cùng một lượng điện trước đó.

Darin Feinstein, người sáng lập Blockcap và Core Scientific, cho biết ông đã thấy sự gia tăng nhanh chóng trong các hoạt động khai thác đang tìm cách chuyển đến Bắc Mỹ, chủ yếu là ở Mỹ, và Fred Thiel của Marathon Digital, một người chơi lớn khác trong ngành khai thác của Mỹ, nói với CNBC rằng nếu khoảng 500.000 giàn khai thác trước đây của Trung Quốc tìm kiếm nhà ở Mỹ được triển khai, điều này có nghĩa là Bắc Mỹ sẽ chiếm gần 40% tỷ lệ băm toàn cầu vào cuối năm 2022. 

Thiel nói rằng hầu hết các thợ mỏ mới đến Bắc Mỹ sẽ được cung cấp năng lượng tái tạo hoặc khí đốt được bù đắp bằng các khoản tín dụng năng lượng tái tạo. Gibbs ước tính rằng hoạt động khai thác bitcoin ở Mỹ được cung cấp hơn 50% bởi năng lượng tái tạo. 

 

Các thợ đào Bitcoin dã dọn nhà từ Trung Quốc sang Mỹ sau cuộc di cư vĩ đại - nguồn Cambridge 

 

Về dài hạn, đây là tin tốt cho lượng khí thải carbon của Bitcoin. 

 

Bitcoin có thể sử dụng năng lượng mà các ngành khác không thể

 

Một yếu tố quan trọng khác khiến mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin khác với hầu hết các ngành công nghiệp khác là Bitcoin có thể được khai thác ở bất cứ đâu. Hầu như tất cả năng lượng được sử dụng trên toàn thế giới phải được sản xuất tương đối gần với người dùng cuối của nó, nhưng Bitcoin không có giới hạn như vậy, nó cho phép các thợ đào sử dụng các nguồn năng lượng không thể tiếp cận cho hầu hết các ứng dụng khác.

Chúng ta cần hiểu động cơ của việc đào Bitcoin là họ có thể kiếm được lợi nhuận từ phần thưởng 6.25 BTC mỗi 10 phút, vì thế họ cần phải cân bằng chi phí là lợi nhuận, nguồn điện giá rẻ, máy móc hiện đại cùng sự ủng hộ của chính sách là một điều kiện tuyệt vời để chuyển hóa nguồn năng lượng dư thừa thành tiền. Như El Salvador đang hút năng lượng dư thừa từ núi lửa để đào Bitcoin vậy, nếu không đào Bitcoin thì nguồn năng lượng đó được xem xét là lãng phí. 

 

 

FUD đào Bitcoin lãng phí điện và tác hại đến về môi trường? 

 

Bitcoin đang hút hết điện của thế giới, huỷ hoại môi trường, xài điện nhiều hơn cả một quốc gia, một giao dịch Bitcoin bẩn hơn Visa vài chục nghìn lần…

Những tiêu đề này nghe hấp dẫn đúng không, đó là cách hoạt động của báo chí để thu hút sự chú ý của mọi người về một loại tài sản mang tầm cách mạng cho lịch sử loài người là Bitcoin.

Những thập kỷ trước, những năm đầu internet ra đời, báo chí cũng viết những thứ tương tự như vậy, internet là thiên đường cho tội phạm, mua dâm, những việc trái pháp luật và truyền thông tin còn chậm hơn cả máy fax…  

Thật ra không chỉ riêng Bitcoin mà bất cứ một tập đoàn tầm cỡ thế giới nào cũng tiêu thụ điện nhiều hơn cả một quốc gia. 

2019, Google đã sử dụng khoảng 12,4 terawatt giờ điện, có nghĩa là họ sử dụng nhiều điện hơn toàn bộ các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia  như Sri Lanka và Zambia. Hơn nữa, việc sử dụng điện của Google đang tăng gấp đôi sau mỗi ba năm hoặc lâu hơn.

Bằng một số tính toán vào tháng 2 năm 2021 cho thấy rằng Bitcoin sử dụng ít năng lượng hơn so với máy sấy quần áo ở Mỹ và cũng ít năng lượng hơn so với các hộ gia đình Mỹ chi tiêu cho "năng lượng ma cà rồng" tức là các thiết bị như TV và bộ sạc điện thoại di động được cắm vào nhưng đã tắt và không làm gì cả. Điều này có nghĩa là, việc sử dụng năng lượng của Bitcoin rất dễ tính toán, nhưng lại nhạt hơn so với các nguồn tiêu thụ năng lượng trần tục hơn nhiều mà hầu hết mọi người không nghĩ đến.

Sao người ta không so sánh năng lượng dùng để sấy quần áo, hay lượng điện hàng năm dùng để thắp đèn giáng sinh là tiêu thụ điện hơn cả một quốc gia? Vì nó không có gì hấp dẫn cả. 

Mỗi giao dịch Bitcoin sẽ phát sinh ít nhất 272 gram rác thải điện tử, ngang bằng lượng rác từ hai chiếc iPhone 12 mini.

1 giao dịch bitcoin bằng lượng điện mà một gia đình Mỹ xài trong 1 tháng

Nhiều nhà báo và học giả nói về “chi phí năng lượng cho mỗi giao dịch” cao của Bitcoin, nhưng số liệu này gây hiểu lầm.

Họ lấy tổng lượng điện tiêu thụ hàng năm của Bitcoin rồi chia nó cho tổng số giao dịch mà mạng lưới xử lý rồi lấy nó so sánh với các công ty thanh toán khác như Visa và có một kết quả rất “thu hút”. Và điều này tiếp tục dẫn chúng ta đến thêm một quan điểm sai lầm khác, càng ngày số lượng giao dịch trên mạng Bitcoin tăng cao sẽ dẫn theo lượng điện được đốt cũng cao theo. 

Phần lớn năng lượng tiêu thụ của Bitcoin xảy ra trong quá trình khai thác. Sau khi Bitcoin đã được phát hành, năng lượng cần thiết để xác thực các giao dịch là tối thiểu. Do đó, chỉ đơn giản là nhìn vào tổng năng lượng của Bitcoin cho đến nay và chia nó cho số lượng giao dịch không có ý nghĩa gì, hầu hết năng lượng đó được sử dụng để khai thác Bitcoin, không phải để hỗ trợ các giao dịch.

Visa xây nên các tòa nhà chọc trời, với hàng nghìn nhân sự, và để duy trì sự phát triển đó đương nhiên là cần rất nhiều chi phí rồi, mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng người ta lại thích lấy khía cạnh này để so sánh với khía cạnh khác nhằm dẫn dắt dư luận nhìn về những góc nhìn mà họ muốn. 

Báo chí thích viết về Bitcoin ăn điện vì nó hấp dẫn, và mang tính chất kịch tính như phim trinh thám, ai lại đi viết cần điện để tạo ra sức mạnh máy tính từ đó bảo vệ hệ thống chống lại các tấn công trên phạm vi toàn cầu, điều đó rất giá trị khi chúng ta đã chứng kiến Bitcoin vượt qua sự tấn công của Trung Quốc lên các thợ đào một cách nhanh chóng. 

Đèn Giáng sinh là một thứ sử dụng năng lượng kinh khủng, nhưng không có cảnh sát năng lượng nào yêu cầu mọi người tắt chúng đi, Thị trường tự do quyết định việc thu nhận và sử dụng năng lượng ở đâu và như thế nào. Bitcoin là công cụ duy nhất mà chúng ta biết có thể trở thành một cục pin để chuyển đổi năng lượng tái tạo bị mắc kẹt thành giá trị kinh tế.

 

Kết luận 

 

Việc kiểm soát lượng khí thải CO2 sẽ có những hiệp hội môi trường trên thế giới và từng quốc gia sẽ có những điều luật riêng cho việc khai thác và quản lý việc sử dụng năng lượng và tác hại của Bitcoin đến môi trường, năng lượng không xấu, năng lượng được tạo ra từ các nguồn gây ô nhiễm mới xấu, những nhà lập phát sẽ biết cách để giữ cho nó tốt nhất  giống như những gì họ đã làm với ngành sản xuất ô tô, yêu cầu các nhà sản xuất tuân thủ các chỉ số CO2 thải ra môi trường.

Và một động lực khác nữa sẽ đến từ các thợ đào, vì họ đầu tư hàng trăm triệu đô la cho ngành công nghiệp khai thác Bitcoin này, và họ biết rất rõ tương lai chúng ta sẽ luôn hướng về năng lượng tái tạo, họ sẽ nghiên cứu, chuẩn bị, và thích nghi với nó, nhằm đi lâu hơn và thân thiện hơn với các chính sách luật sau này. Vì họ không muốn một ngày nào đó doanh nghiệp của họ phải đóng cửa vì một điều luật về việc sử dụng một nguồn năng lượng bẩn và tác hại đến môi trường. 

Trên thực tế, bất cứ khi nào có nguồn năng lượng xanh dư thừa, các thợ đào đổ xô đến những khu vực đó. Tại sao không sử dụng năng lượng đó một cách hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận với việc khai thác Bitcoin?



 

Đọc thêm những bài viết liên quan.

Thuancapital Market Insight #8: Bitcoin Thúc Đẩy Phong Trào “Giải Pháp Xanh”

7 lớp bảo mật của mạng lưới Bitcoin

Bitcoin - Kho lưu trữ giá trị

Lưu trữ nguồn năng lượng sức mua vào internet

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
26 Tháng 02, 2022 21:48