Cấm Đồng Ổn Định? / Ứng Dụng Defi Bị Hack 25 Triệu USD
Cuối tuần qua, ứng dụng Defi lendf.me đã bị hack và lấy mất 25 triệu USD. Đồng thời, nhiều thông tin đưa ra về việc các đồng ổn định sẽ bị cấm bởi FSB. Bài viết này Thuận sẽ chia sẻ chi tiết với bạn thông tin về hai vấn đề trên.\r\n
Thông tin về ứng dụng Defi lendf.me bị hack
Lendf.me là một trong hai ứng dụng lending được hỗ trợ bởi ứng dụng Defi dForce. Đây là một ứng dụng cho vay dựa trên nền tảng của ethereum. Bạn có thể xem bài viết của Thuận về ứng dụng Defi để hiểu rõ hơn về ứng dụng này tại đây.
Những ngày qua, cộng đồng đã nhận được tin ứng dụng lendf.me đã bị hack và bị lấy đi khoảng 25 triệu USD bao gồm ether (ETH) và bitcoin (BTC). Thông tin này đã được lendf.me xác nhận và trang web dường như ngừng hoạt động ngay sau 04:00 UTC ngày 19/04.
Robert Leshner - CEO điều hành của công ty Defi Compound đã nói ông tin rằng số tiền 25 triệu USD đã bị lấy đi bởi hacker và không thể lấy lại được. Ông nói rằng lendf.me đã copy mã nguồn v1 của Compound và khi sử dụng đã có một vài lỗ hổng dẫn đến việc bị hack này. Số tiền mất đi là tiền ổn định trong quỹ mỗi ứng dụng Defi đều có để cho người dùng hoặc các sàn mượn tiền.
Theo bài viết trên coindesk, đồng imBTC là đồng thế chấp đã bị làm giả là token trên ứng dụng Ethereum ERC-777. Nhiều bạn đặt câu hỏi nền tảng của ethereum có an toàn không? Như bạn có thể thấy nền tảng ethereum là nền tảng vững chắc cho các ứng dụng Defi và đa số các ứng dụng Defi lớn hiện tại đều nằm trên nền tảng này như Compound, Marker, Synthetix,... Cũng như các sàn bitcoin trước đây đã từng trải qua rất nhiều vụ hack, qua thời gian hệ thống ngàng càng hoàn thiện, có các công cụ, bảo hiểm hỗ trợ nên càng ngàng càng mạnh và an toàn hơn. Điều này cũng tương tự với các ứng dụng Defi, càng về sau các ứng dụng này sẽ càng phát triển và tinh vi hơn.
Các ngân hàng trung ương cấm các đồng ổn định (stablecoin) ?
Ngày 14/04, Ủy ban ổn định tài chính (FSB) đã đưa ra mười khuyến nghị cho các ngân hàng trung ương để điều chỉnh stablecoin, bao gồm cả việc cấm hoàn toàn.
FSB là một tổ chức quốc tế cung cấp các đề xuất về hệ thống tài chính toàn cầu. Nó bao gồm các ngân hàng trung ương và các bộ tài chính từ các nền kinh tế lớn của G20. Tuy rằng không có quyền lực về mặt pháp lý, nhưng những đề xuất của FSB đề có ảnh hưởng rất lớn với các quốc gia thuộc G20, và những quốc gia này đều là những nước có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Trong thông báo này, FSB đưa ra mười khuyến nghị cấp cao gửi đến các ngân hàng trung ương và chính quyền G20 ở cấp thẩm quyền. Cụ thể hơn, họ đề xuất một cách tiếp cận toàn cầu thống nhất để giám sát và điều chỉnh các loại tiền điện tử chủ chốt được đề cập ở đây bao gồm USDT, USDC, TUSD, PAX và DAI.
Bất cứ đồng ổn định nào muốn hoạt động ở trong lãnh thổ của quốc gia thuộc G20 đều cần tuân thủ luật pháp của quốc gia đó như việc các công ty phát hành đồng ổn định cần có giấy phép hoạt động. FSB khuyến khích các quốc gia có luật riêng và áp dụng luật với các đồng ổn định. Nếu một quốc gia không có khả năng quản lý một đồng ổn định hoặc đồng ổn định không tuân thủ theo luật pháp thì quốc gia đó có thể cầm đồng ổn định này hoạt động.
Cách đây vài tháng, chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã hợp và đưa ra ý kiến rằng bà không quan tâm đến bitcoin nhưng bà quan tâm đến các đồng ổn định, vì hiện tại đồng ổn định đang có nhu cầu rất cao và các đồng ổn định này thuộc quản lý của ngân hàng trung ương. Bitcoin là mạng lưới phi tập trung và không có người dẫn đầu nên các ngân hàng trung ương không thể quản lý. Nhưng các đồng ổn định thì ngân hàng có thể quản lý được, họ lo ngại về rủi ro, trở ngại của các đồng ổn định sau này khi các ngân hàng trung ương đưa ra các đồng coin riêng.
Hiện tại, chỉ riêng 5 đồng ổn định lớn nhất là USDT, USDC, TUSD, PAX và DAI đã chiếm ⅔ tổng khối lượng giao dịch và chiếm 4% tổng vốn hóa trên thị trường tiền kỹ thuật số. Trong đó, USDT có vốn hóa thị trường đứng thứ tư tương ứng với hơn 6,3 tỷ USD, đồng USDC đúng thứ 20 với vốn hóa hơn 727 triệu USD, (theo thống kê trên coingecko)... Riêng đồng USDT hiện có số lượng ví sử dụng trên 75.000 ví đang hoạt động, chỉ đứng sau số ví của bitcoin và ethereum.
Nhu cầu đồng ổn định hiện tại rất lớn với không chỉ các cá nhân mà còn các công ty. Chỉ tính trong năm 2019, nhu cầu lưu giữ đồng ổn định của các công ty đã tăng từ 9,6% lên 37,4% vào cuối năm. Và chỉ trong ba tháng đầu năm 2020, số lượng đồng ổn định được các công ty in ra cũng đã tăng 40% so với năm trước.
Đồng ổn định biến đổi rất ít, nên nó là cách để các trader, các nhà đầu tư vào lệnh, ra lệnh và lưu trữ trên sàn mà không cần lo lắng về sự biến động phụ thuộc tiền pháp định. Đồng thời, những nhà đầu tư có thể dễ dàng lưu giữ tiền trên sàn chờ thời cơ để mua bán, hạn chế việc chuyển rút tiền pháp định ra vào sàn, giảm thời gian và giảm phí rất nhiều. Sự thiết yếu của đồng ổn định với người giao dịch và các sàn đã được khẳng định qua thời gian.
Hiện tại, sự thất thoát với các đồng ổn định chủ yếu qua các sàn hay các ứng dụng phi tập trung như Defi, các ứng dụng Defi 90% dựa trên các đồng ổn định. Nếu các quốc gia áp dụng theo thông báo của FSB, trong ngắn hạn những đồng ổn định như USDC của Coinbase đã có giấy phép vẫn được hoạt động bình thường. Với những đồng ổn định chưa có giấy phép sẽ khó khăn trong thời gian tới về tính thanh khoản của thị trường. Nhưng về dài hạn thì các công ty sẽ đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn của các ngân hàng trung ương, hoặc các ngân hàng phát hành các đồng ổn định riêng thì các sàn có thể sử dụng các đồng này.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital