Sao chép giao dịch XM

Chỉ Số CPI Tuần Này - Có Phải Hoa Kỳ Đang Ở Thời Điểm Stagflation?

11 Tháng 10, 2022 00:47




Tuần này, Mỹ sẽ có thông báo chỉ số CPI. Thị trường đang chờ kết quả này sau khi lo lắng bởi kết quả của thất nghiệp. Nhiều người đặt câu hỏi liệu Mỹ có đang rơi vào stagflation?

Chỉ Số CPI Tuần Này - Có Phải Hoa Kỳ Đang Ở Thời Điểm Stagflation?

Tình hình thị trường

Cuối tuần qua, báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ vẫn rất tốt. Tăng trưởng việc làm không đạt so với kỳ vọng vào tháng 9. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm bất chấp việc FED tăng lãi suất nhằm làm chậm nền kinh tế. 

Báo cáo này cung cấp cả sự đảm bảo rằng thị trường việc làm vẫn mạnh mẽ và Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải làm nhiều hơn để giảm tốc độ lạm phát. Vì vậy, dù thông tin việc làm tốt nhưng lại khiến thị trường lo lắng và có một phiên giao dịch giảm điểm. Nhà đầu tư lo ngại FED sẽ tăng lãi suất mạnh hơn nữa.

Có thể các nhà đầu tư đã quá nhạy cảm phản ứng với những thông tin ngắn hạn này. Bởi dù thất nghiệp có giảm thì rất khó để FED có thể thay đổi quyết định tăng lãi suất của mình. FED cũng nói rằng, cho dù tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trên 4% họ vẫn phải chấp nhận vì mục tiêu của họ là quản lý lạm phát. Một cách nhìn tích cực khác cho sự kiện này là dù FED tăng lãi suất nhưng thị trường việc làm vẫn tốt và chúng ta vẫn còn cơ hội “hạ cánh an toàn”. Và hành động của FED không đi sâu khiến cho suy thoái xảy ra.

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cuối tuần qua vẫn là xu hướng giảm. Còn BTC và crypto thay đổi không đáng kể. BTC vẫn giao động quanh mức 19,000 USD. Tổng vốn hóa thị trường crypto xuống dưới 1000 tỷ USD.

Tuần này, có hai sự kiện đáng chú ý là FED công bố biên bản cuộc họp tháng trước và chỉ thông báo chỉ số lạm phát tháng trước đó. Văn bản cuộc họp của FED khả năng cao sẽ tương tự với những thông báo sau cuộc họp và không có ảnh hưởng đến thị trường. Còn chỉ số CPI tháng trước có giảm nhưng Core CPI lại tăng. Cố vấn kinh tế trưởng của Allianz Mohamed El-Erian đã dự đoán rằng lạm phát tổng (CPI) "có thể sẽ giảm xuống khoảng 8%", nhưng Core CPI  "vẫn đang tăng." Core CPI là những gì đo lường các động lực của lạm phát và mức độ của chúng, vì vậy El-Erian cho biết lạm phát lõi gia tăng có nghĩa là “chúng ta vẫn có vấn đề về lạm phát”.

Trong vòng hai tháng qua, lạm phát của năng lượng và lương thực đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, Core CPI vẫn tăng tức là lạm phát nhiều ngành khác vẫn tăng. Điều này sẽ khiến FED khó quản lý hơn khi lạm phát đang phân tán. FED sẽ cần mạnh tay hơn để quản lý lạm phát. Sau cùng thì ông El-Erian cho rằng lạm phát cuối cùng sẽ giảm nhưng cái giá phải trả là gì.

Nhóm sản xuất dầu OPEC + đã công bố mức cắt giảm nguồn cung lớn nhất kể từ năm 2020 và ông El-Erian cho biết quyết định này “gây tổn hại cho Hoa Kỳ”. Bởi điều này có nguy cơ khiến lạm phát tăng trở lại. Tuy nhiên, ông cho biết việc cắt giảm không gây ngạc nhiên vì tập đoàn này đang tìm cách bảo vệ giá dầu khi nhu cầu giảm.

Mỹ có đang trong Stagflation - Lạm phát đình trệ?

Lạm phát đình trệ (Stagflation) là một chu kỳ kinh tế được đặc trưng bởi tốc độ tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao kèm theo lạm phát cao. Nó đưa ra một tình thế khó xử đối với chính sách kinh tế, vì cố gắng điều chỉnh một trong những yếu tố có thể làm trầm trọng thêm yếu tố khác. Ví dụ, các hành động nhằm giảm lạm phát bằng cách tăng lãi suất, siết chặt dòng tiền có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp và kinh tế đi xuống.

Thuật ngữ lạm phát đình trệ lần đầu tiên được sử dụng bởi chính trị gia người Anh Iain Macleod trong một bài phát biểu trước Hạ viện vào năm 1965, thời điểm kinh tế căng thẳng ở Vương quốc Anh. Ông gọi tác động tổng hợp của lạm phát và đình trệ là "tình trạng lạm phát đình trệ".

Từng được các nhà kinh tế cho rằng không thể xảy ra, lạm phát đình trệ đã liên tục xảy ra ở các nước phát triển kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Thuật ngữ này đã được hồi sinh ở Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970, gây ra một cuộc suy thoái bao gồm 5 quý liên tiếp tăng trưởng GDP âm. Khi đó, lạm phát tăng gấp đôi vào năm 1973 và đạt mức hai con số vào năm 1974. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 9% vào tháng 5 năm 1975.

Vào giữa năm 2022, nhiều người nói rằng Hoa Kỳ chưa bước vào giai đoạn lạm phát đình trệ, nhưng có thể sẽ sớm trải qua giai đoạn này, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Vào tháng 6 năm 2022, tạp chí Forbes cho rằng một giai đoạn lạm phát đình trệ có thể xảy ra bởi vì các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ giải quyết vấn đề thất nghiệp trước, còn lạm phát sẽ được xử lý sau.

Vào thời điểm tháng 10 này, chúng ta xem xét ba yếu tố tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp của Hoa Kỳ lúc này. Lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao (8.3%)  so với kỳ vọng 2% của FED. Kinh tế Hoa Kỳ đã có hai quý 1 và 2 liên tiếp tăng trưởng âm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp lại đang ở mức 3.5%, con số thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây và cũng là mức thấp rất. Có thể thấy, yếu tố thất nghiệp đang không đáp ứng với tiêu chuẩn của lạm phát đình trệ. Vì vậy, Hoa Kỳ thời điểm này không nằm trong giai đoạn lạm phát đình trệ. Nếu thất nghiệp ở Hoa Kỳ tiếp tục tăng cao thì nguy cơ kinh tế đi vào Stagflation là hoàn toàn có thể.

Khác với các đợt suy thoái trước đây là suy thoái xảy ra bởi thị trường như bong bóng dotcom hay bong bóng bất động sản. Thời điểm này kinh tế đang ổn nhưng FED đang tự tạo ra đình trệ kinh tế và thất nghiệp khi tăng lãi suất và siết chặt nguồn tiền. Do đó, yếu tố quan trọng nhất là FED sẽ làm gì.

Công cụ tốt nhất để quản lý nguồn cầu và tác động đến lạm phát của FED là tăng lãi suất hoặc giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ. Khi FED giảm lãi suất, mua trái phiếu sẽ kích thích nền kinh tế và khiến thất nghiệp giảm xuống. Tuy nhiên, lạm phát lại không được quản lý. Nếu phải lựa chọn giữa thất nghiệp và lạm phát thì có thể FED sẽ phải ưu tiên giải quyết vấn đề thất nghiệp trước. Đến một thời điểm nào đó, FED cũng sẽ cần nới lỏng tiền tệ và giúp kinh tế đi lên.

Với cách hoạt động của nền kinh tế hiện nay khiến cho tiền sẽ luôn mất giá. Nợ công của các chính phủ vẫn luôn tăng qua từng năm. Vì vậy, con người luôn tìm kiếm các tài sản có thể lưu trữ giá trị lâu dài. Bất cứ tài sản nào cũng có thể biến động trong ngắn hạn nhưng nhìn dài hạn nó vẫn luôn tăng trưởng. Một trong những tài sản đó là Bitcoin, nó được coi như một “vàng điện tử” trong thời đại số.

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
11 Tháng 10, 2022 00:47