Có Phải BTC Theo Chứng Khoán? Nếu Vậy, Chứng Khoán Sẽ Ra Sao?
Thời gian gần đây, các trang viết về crypto đưa thông tin nhiều hơn về sự tương quan giữ bitcoin và chứng khoán Mỹ. Nhất là sau dịch bệnh cà vàng, chứng khoán và bitcoin đi cùng xu hướng với nhau nhiều hơn. Nếu bitcoin đi theo xu hướng thị trường chứng khoán thì kế tiếp sự biến động này sẽ thế nào?
Sự tương quan giữa S&P 500 và Bitcoin
Trong tuần qua có nhiều trang liên quan đến crypto đã viết về mối tương quan giữa bitcoin và thị trường chứng khoán Mỹ. Một trong số đó là bài viết trên Coindesk đã chia sẻ những góc nhìn khá hữu ích cho người đọc về sự tương quan này.
Theo bài viết, sự tương quan giữa bitcoin và chứng khoán, cụ thể là chỉ số S&P 500 hiện tại là 0,367. Đây là con số thể hiện sự tương quan dương và đi cùng xu hướng của bitcoin và S&P 500. Khi chứng khoán tăng bitcoin cũng tăng và ngược lại.
Sự tương quan giữa hai tài sản này càng mạnh thì chỉ số tương quan càng gần với 1. Hiện tương quan giữa bitcoin và chứng khoán là 0,367 là chưa phải là sự tương quan cực mạnh. Nhưng nhìn lịch sử bitcoin 11 năm qua thì sự tương quan hiện tại là rất cao so với lịch sử bitcoin từ trước đến nay.
Và bài viết trên Coindesk còn nói rằng sự tương quan này còn mạnh hơn 0,367 rất nhiều, nhất là khi ta nhìn vào khung thời gian tuần là 0,79.
Từ lịch sử tương quan của bitcoin và chứng khoán ta có thể thấy được bitcoin không có xu hướng đi theo chứng khoán trong dài hạn. Trên bài viết của Coindesk cũng đưa ra lý do của việc bitcoin đi theo xu hướng của chứng khoán thời gian gần đây.
Đầu tiên, do dịch bệnh diễn ra bất ngờ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Khi đó, điều các nhà đầu tư cần nhất là tiền mặt để xoay sở trong dịch bệnh nên họ có xu hướng bán hết tất cả các tài sản như chứng khoán hay bitcoin. Dẫn tới chứng khoán và bitcoin đều đi xuống mạnh.
Vàng trong tuần gần đây đã có sự tách rời xu hướng với chứng khoán, còn bitcoin thì chưa. Theo Thuận về dài hạn bitcoin sẽ tách khỏi xu hướng của chứng khoán và đi theo hướng riêng chỉ là sớm hay muộn.
Lý do tiếp theo, càng ngày thị trường bitcoin càng có nhiều nhà đầu tư lớn ở thị trường truyền thống bước vào đầu tư thị trường bitcoin về lâu dài. Khi đó các thị trường chứng khoán và bitcoin đều cùng dòng tiền và xu hướng đầu tư các thị trường này của các nhà đầu tư này giống nhau nên có sự tương quan lớn ở cả hai thị trường.
Về các nhà đầu tư bình thường càng thấy nhiều hơn những bài viết về crypto trên các trang lớn như Forbes. Nên càng ngày càng nhiều nhà đầu tư nhỏ cũng bước vào thị trường crypto. Bitcoin sẽ đi theo xu hướng riêng khi đồng này chứng minh được vai trò như vàng điện tử.
Chứng khoán sẽ ra sao trong thời gian tới
Coindesk cũng chia sẻ thêm một bài viết về sự ảnh hưởng và thay đổi của chứng khoán như thế nào. Khi dịch bệnh diễn ra, Fed liên tục in tiền và giảm lãi suất xuống rất thấp còn 0,25% - 0,5%. Song song với đó Fed mua lại rất nhiều trái phiếu kể cả những trái phiếu để bơm tiền vào thị trường tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, số nợ của Fed đã giảm xuống do Fed đã bán dần các trái phiếu để thu hồi lại tiền. Số tiền nợ đã giảm 88 tỷ USD xuống còn 6,97 nghìn tỷ USD (-1,5%) trong tuần kết thúc vào ngày 08/7 còn laij,97 nghìn tỷ USD, đã đạt mức cao kỷ lục 7,16 nghìn tỷ đô la vào đầu tháng 6, theo nguồn dữ liệu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis.
Khi Fed giảm số nọ xuống có hai xu hướng có thể diễn ra. Đầu tiên về mặt tích cực, có thể các công ty bắt đầu hồi phục và không cần nhiều sự hỗ trợ từ Fed, thị trường chứng khoán cũng ngày càng tốt lên. Xu hướng thứ hai, với những công ty tồn tại được nhờ sự hỗ trợ từ Fed qua việc mua trái phiếu thì khi Fed ngừng hỗ trợ có thể khiến cho công ty này ngày càng đi xuống và khó khăn hơn.
Khi dịch bệnh diễn ra, các quốc gia liên tục in tiền dẫn đến người dân lo ngại về việc mất giá của đồng tiền quốc gia nên họ tích lũy nhiều USD hơn, nhất là khi xuất nhập khẩu dùng đồng USD. Do đó, khi Fed in tiền nhưng Fed không lo ngại về việc đồng USD mất giá.
Đồng USD khan hiếm hơn, Fed đã kết nối một đường dây trao đổi tiền USD. Fed cho biết các giao dịch hoán đổi, trong đó Fed chấp nhận các loại tiền tệ khác để đổi lấy USD, trong ít nhất sáu tháng tới sẽ cho phép các ngân hàng trung ương của Úc, Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Singapore, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và New Zealand để khai thác tổng cộng 450 tỷ USD, tiền để đảm bảo hệ thống tài chính phụ thuộc vào đồng đô la trên thế giới tiếp tục hoạt động.
Thời gian gần đây, Fed đã giảm đi 40 tỷ USD dành cho việc trao đổi đồng US. Điều này có thể thấy kinh tế có dấu hiệu trở lại và nhu cầu đồng USD đã ổn định hơn.
Trong khi đó, số dư của các thỏa thuận mua lại nổi bật - repos, giảm xuống 0% từ 61,2 tỷ USD được thấy trong tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 7. Repos là một nguồn tài trợ ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại. Fed đã bắt đầu bơm thanh khoản vào thị trường repo vào giữa tháng 9/2019 và tăng cường nỗ lực sau cuộc khủng hoảng thị trường vào tháng 3/2020. Như vậy, sự suy giảm của repos về 0 cho thấy rằng căng thẳng do coronavirus gây ra trong thị trường tài trợ đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, Fed vẫn đang bơm thanh khoản vào nền kinh tế Hoa Kỳ thông qua việc mua các công trái phiếu với tốc độ nhanh hơn. Ngân hàng trung ương đã tích lũy kho bạc trị giá 18 tỷ USD trong tuần qua, đẩy tỷ lệ nắm giữ công trái phiếu tổng thể lên mức cao mới là 4,23 nghìn tỷ USD.
Những tín hiệu trên cho thấy dấu hiệu đáng mừng của sự phục hồi dần của nền kinh tế, dẫn tới chứng khoán sẽ có sự tăng trưởng. Trong ngắn hạn, sự tương quan của bitcoin với chứng khoán vẫn cao và đi cùng xu hướng với nhau.
--
Tài liệu tham khảo:
https://twitter.com/carterthomas/status...
https://charts.woobull.com/bitcoin-vola...
https://www.coindesk.com/bitcoin-reache...
https://www.coindesk.com/the-federal-re...
https://finance.yahoo.com/news/fed-open...
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital