BingX hoàn 20% phí giao dịch

CPI, FED, BAD NEWS LBRY & SEC - CZ và SBF Drama Không Dứt

13 Tháng 12, 2022 00:42






Chúng ta cùng cập nhật các thông tin đáng chú ý trong tuần tới cũng như tình hình liên quan đến FTX vừa qua.

CPI, FED,  BAD NEWS LBRY & SEC - CZ và SBF Drama Không Dứt

Các sự kiện trong tuần

Tuần này, thị trường sẽ được nhận báo cáo chỉ số lạm phát vào thứ ba và công bố lãi suất của Fed vào thứ tư. Đây là hai sự kiện chính được các nhà đầu tư quan tâm. 

Mặc dù chỉ số CPE giảm nhưng chỉ số giá bán buôn (producer price index - PPI) lại tăng làm thị trường chứng khoán giảm vào phiên thứ sáu cuối tuần qua. Giá bán buôn tăng hơn dự kiến trong tháng 11 do giá thực phẩm tăng, làm giảm hy vọng rằng lạm phát có thể giảm xuống. Chỉ số này đã tăng 0.3% trong tháng 11 và tăng 7.4% so với một năm trước. Giá rau bán buôn tăng 38% đã giúp đẩy chỉ số thực phẩm tăng 3.3%, bù đắp cho mức giảm 3.3% tương tự của chi phí năng lượng.

Không bao gồm thực phẩm và năng lượng, PPI cốt lõi tăng 0,4%, cũng so với ước tính 0,2%. PPI cốt lõi đã tăng 6,2% so với một năm trước, so với 6,6% trong tháng 10.

Tin xấu từ LBRY và SEC, Ripple bị ảnh hưởng thế nào?

Như thông tin được chia sẻ từ LBRY, lý do khiến họ thua kiện với SEC bởi thẩm phán đưa ra phán quyết rằng token của họ là chứng khoán theo ba điều sau:

  • Có lượng nắm giữ token lớn bởi các cá voi

  • Việc nắm giữ được công khai

  • Token đang hoạt động tích cực được dev cải tiến mã nguồn

Nếu dựa theo ba tiêu chuẩn này, phần lớn crypto đều có ba điều này và đều có thể bị kết luận là chứng khoán. 

Chúng ta cùng nhìn Ripple, công ty đang bị kiện bởi SEC. Nếu theo các điều kiện trên thì XRP cũng là 1 đồng có nhiều cá voi nắm giữ. Trong số đó, công ty Ripple đang là cá voi lớn nhất sở hữu 5.6 tỷ token XRP và 44.3 tỷ token trong escrow (để bán), trong khi tổng nguồn cung của XRP chỉ có 100 tỷ. Nếu theo định nghĩa bên trên thì Ripple là chứng khoán.

Còn altcoin lớn nhất đang được nhắc đến là ETH nếu xem xét với điều kiện trên sẽ ra sao. Cũng có nhiều ETH nhưng không tính các sàn và staking contract (vì số ETH này phần lớn thuộc về người gửi) thì chúng ta không biết các cá voi lớn đang nắm giữ ETH là ai. Do đó, nếu theo định nghĩa bên trên thì ETH không phải là chứng khoán.

Tuy nhiên, để xác định một token là chứng khoán hay không, luật hiện hành của Hoa Kỳ đang dựa theo tiêu chuẩn của Howey Test. Nhưng định nghĩa trên của thẩm phán trong vụ kiện LBRY lại không có theo Howey test và cũng chưa từng có tiền lệ áp dụng ba tiêu chuẩn trên trước đây. 

Thẩm phán trong vụ kiện của SEC với Ripple là người khác và có thể quan điểm khác. Vụ kiện này đã kéo dài từ năm 2020 cho đến nay và nhiều thông tin cho thấy cả 2 bên điều đề nghị là thẩm phán có quyết định sớm, ước tính quyết định sẽ có vào khoảng từ 4 tháng 1 đến 15 tháng 1.

Nhiều người, nhất là nhà đầu tư trong thị trường crypto mong muốn Ripple sẽ thắng kiện. Bởi nó sẽ đánh dấu công ty đầu tiên trong thị trường crypto có thể thắng kiện với SEC trong cuộc chiến pháp lý về đánh giá token là chứng khoán hay không. Bởi cũng rất ít công ty có đủ tiềm lực tài chính và kiên trì để chống lại SEC. Tuy nhiên, SEC thì lại chưa từng thua kiện trong thị trường crypto. Họ cũng là một cơ quan quyền lực lớn nên nếu yếu thế hơn, có thể họ sẽ yêu cầu đàm phán chứ không muốn thua kiện.

Hiện nay, có một tin đồn về vụ kiện giữa SEC và Ripple đến từ người sáng lập Cardano (ADA) Charles Hoskinson. Ông đã nghe tin đồn rằng vụ việc Ripple sẽ được giải quyết vào ngày 15 tháng 12. SEC và Ripple sẽ có thỏa thuận riêng và bắt tay với nhau để giải quyết. Nhưng nếu có phán quyết rõ ràng từ thẩm phán sẽ tạo ra một tiền lệ tốt cho những dự án crypto sau này dám đứng lên đấu tranh với những vụ kiện chưa hợp lý của SEC.

Hiện nay, Hoa Kỳ đã có rất nhiều luật quản lý các tài sản cụ thể. Tuy nhiên, nếu áp dụng nó với một thị trường mới có sau này như crypto lại không hợp lý. Vì vậy, thị trường crypto cần một luật riêng, rõ ràng để có thể phát triển. Khi đó, các doanh nghiệp crypto hay các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn và phát triển mạnh mẽ hơn khi nó có hành lang pháp lý cụ thể.

Binance và Crypto.com công bố tài sản 

Sàn giao dịch Crypto.com đã công khai tài liệu kiểm toán của họ được thực hiện bởi công ty Mazar Group nhằm minh bạch tài sản họ đang nắm giữ trên sàn. Dữ liệu được công bố vào ngày 7 tháng 12 cho thấy, số tài sản họ đang nắm giữ bằng hoặc nhiều hơn lượng tài sản khách hàng gửi vào nền tảng của họ. Người dùng hoàn toàn có thể tới rút toàn bộ số tiền của mình trên sàn và Crypto.com hoàn toàn có thể tả đầy đủ. 

Tuy nhiên, giữa tình hình căng thẳng và đầy hoang mang của thị trường lại có những thông tin đưa ra về Crypto.com. Một bài viết về CNBC về lý lịch của CEO sàn giao dịch này khiến các nhà đầu tư lo lắng hơn. Trước khi thành lập Crypto.com, Kris Marszalek đã tham gia vào nhiều dự án kinh doanh  và kết thúc bằng sự phá sản. 

Một số công ty được nhắc đến như Marszalek đã thành lập một công ty sản xuất tên là Starline vào năm 2004. Có trụ sở tại Hồng Kông, với một nhà máy ở Trung Quốc đại lục, Starline đã chế tạo các sản phẩm phần cứng như ổ cứng thể rắn, ổ cứng và ổ flash USB. Công ty này đã phá sản vào năm 2009 và nợ hơn 5 triệu USD. 

Sau đó, Marszalek cùng đối tác của mình đã thành lập một công ty cổ phần ở nước ngoài có tên là Middle Kingdom Capital có trụ sở tại Quần đảo Cayman. Middle Kingdom là chủ sở hữu của Buy Together, công ty này sở hữu BeeCrazy, một liên doanh thương mại điện tử mà Marszalek đã bắt đầu theo đuổi. Tương tự như Groupon, các nhà bán lẻ có thể sử dụng BeeCrazy để bán sản phẩm của họ với mức chiết khấu cao. BeeCrazy sẽ xử lý các khoản thanh toán, nhận hoa hồng cho hàng hóa bán được và phân phối tiền cho các nhà bán lẻ. 

Vào năm 2013, công ty iBuy đã mua lại BeeCrazy. Một tháng rưỡi sau khi mua BeeCrazy, iBuy lên sàn chứng khoán của Hoa Kỳ. Marszalek đã đổi tên iBuy thành Ensogo trong nỗ lực trang bị lại công ty. Ensogo tiếp tục gặp khó khăn, lỗ vào năm 2015 tương đương hơn 50 triệu USD. Đến năm 2016, công ty Ensogo này cũng đã phá sản.

Marszalek nhanh chóng chuyển sang công việc tiếp theo của mình. Cùng tháng anh ấy từ chức khỏi Ensogo, Foris Limited được thành lập, đánh dấu sự gia nhập thị trường tiền điện tử của Marszalek. Foris Limited bắt đầu với sàn giao dịch crypto là Monaco. Sau đó, Monaco đã được đổi tên thành Crypto.com vào năm 2018.

Có thể thấy, những thông tin bài viết nêu ra nhằm nhấn mạnh rằng nguy cơ của Crypto.com có thể giống kết quả của các công ty mà Marszalek từng quản lý. Trước những áp lực và các thông tin FUD này, Kris Marszalek đã lên tiếng trên Twitter. Anh nói rằng, tất cả nhưng thất bại trong kinh doanh mà tôi đã gặp phải từ rất sớm trong sự nghiệp của mình không nói lên điều gì. Bởi kinh doanh là rất khó khăn và việc phá sản là những điều thường thấy. Anh cũng chia sẻ sự tự hào về những vết sẹo chiến đấu và những bài học của mình để có được sự thành công ngày hôm nay của Crypto.com.

Còn Binance cũng đưa ra báo cáo về crypto đang nắm giữ của Binance được kiểm chứng bởi công ty Mazars. Theo kết quả được thông báo vào ngày 22 tháng 11, Binance cũng đang nắm giữ 101% số BTC khách hàng gửi vào nền tảng của họ. 

Tuy tài liệu đã được đưa ra nhưng có nhiều người không tin công ty Mazars. Họ yêu cầu các sàn cung cấp thêm cấu trúc công ty, cổ đông rồi cổ phần. Tuy nhiên, thường các công ty sẽ không công khai trừ khi các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ phải thực hiện điều này theo yêu cầu. 

Với các sàn có phát hành token riêng cũng sẽ bị đặt câu hỏi về tỷ lệ trong lượng tài sản dự trữ. Bởi nhà đầu tư lo ngại rằng có thể lặp lại giống như FTX đã dùng FTT để lưu trữ lấp vào tài sản của khách hàng. Binance đang là một sàn lớn nhất trong thị trường crypto, chiếm đến hơn 70% khối lượng giao dịch của tất cả các sàn giao dịch hiện nay.

Theo dữ liệu của CryptoQuant cho thấy, đồng BNB chiếm khoảng 10.7% tổng tài sản trên sàn Binance. Đây là tỷ lệ không lớn so với tổng tài sản trên sàn.

CZ và SBF drama tiếp tục

Gần đây, CZ đã lên tiếng về việc tỷ phú Kevin O'Leary chia sẻ trên các phỏng vấn nói sai sự thật về sàn Binance. Kevin O'Leary là đại sứ truyền thông của FTX và gần đây vẫn luôn muốn nói tốt cho Sam Bankman-Fried. 

Trong phỏng vấn, Kevin O'Leary đã nói rằng, số tiền bị mất bởi SBF phải dùng tiền mua lại cổ phần FTX từ Binance. CZ nói rằng điều này không đúng và đây là một đợt tấn công nhắm vào sàn Binance và ông. Ông cho rằng lý do FTX sụp đổ bởi họ đầu tư nhiều tiền vào các dự án nhưng không phải dự án nào cũng thành công. FTX đã chi số tiền lớn vào việc quảng bá, marketing rầm rộ, quyên góp cho các nhà lập pháp và mua nhiều bất động sản lớn.

Đến những phỏng vấn gần đây nhất, Kevin O'Leary vẫn nói rằng SBF vô tội cho đến khi có bằng chứng chứng minh có tội. Nhưng thực tế hiện hữu đã cho thấy lỗ hổng tài chính và số tiền lớn đã mất đi.

Cuối cùng, CZ nhấn mạnh rằng việc FTX sụp đổ không phải đến từ việc mua lại cổ phần của Binance. Binance nhận thấy có những những nghi vấn nên quyết định bán cổ phần của FTX và bán lại cho SBF. Sam cũng có những tweet nói không tốt về CZ và Binance. Những tranh cãi này đã khiến cho CZ công khai mình không thích cả Sam và Kevin O'Leary.

CEO của The Block từ chức

Giám đốc điều hành của The Block, Michael McCaffrey, đã ngay lập tức từ chức sau khi các khoản vay của anh ta với FTX lộ ra. 

Theo The Block, McCaffrey đã nhận được ba khoản vay với tổng số tiền là 43 triệu USD từ năm 2021 đến năm nay. Khoản vay đầu tiên trị giá 12 triệu USD vào năm 2021 để mua lại các nhà đầu tư khác trong công ty truyền thông và McCaffrey trở thành giám đốc điều hành. Khoản thứ hai là 15 triệu USD vào tháng 1/2022 để chi trả cho các hoạt động của công ty và khoản thứ ba là 16 triệu USD vào đầu năm nay để McCaffrey mua bất động sản cá nhân ở Bahamas. 

Từ khi McCaffrey trở thành CEO của The Block, kênh truyền thông này đã có nhiều bài viết tấn công Binance. Nhiều lần, CZ đã lên tiếng nói rằng các bài viết của The Block không đúng sự thật. Kể cả sau này khi FTX đã sụp đổ thì The Block vẫn tiếp tục có những bài viết tốt cho SBF và sàn FTX.

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


PrimeXBT - Giao dịch thị trường crypto, FX
13 Tháng 12, 2022 00:42