Điều lo ngại khi FED tăng lãi suất - Credit Suisse và Deutsche Bank
FED tăng lãi suất là chủ đề được nhắc đến lâu nay. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất khi lãi suất tăng lãi chưa thực sự được chú ý.
Tình hình thị trường
Hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ cuối tuần qua cho thấy xu hướng tăng nhẹ hoặc giảm không đáng kể. Giá vàng giao động quanh 1676 USD/ounce. Còn dầu tăng lên 81 USD/thùng.
Crypto vẫn giữ quanh mức 19,500 USD. Các altcoin tăng nhẹ.
Điều lo ngại khi FED tăng lãi suất
Việc FED tăng lãi suất vẫn là thông tin được nói đến liên tục trong mấy tháng qua. Cùng với đó là cổ phiếu đi xuống. Tuy nhiên, điều cần lưu ý hơn là tiền tệ quốc tế và trái phiếu quốc tế.
FED tăng lãi suất giúp siết chặt dòng tiền và đồng USD mạnh hơn. Nhất là khi các quốc gia khác không tăng lãi suất như FED. Vì vậy, các chỉ số thể hiện sức mạnh của đồng USD (DXY) cho thấy USD đã mạnh hơn rất nhiều so với các đồng tiền khác như Euro, bảng Anh. Đồng USD mạnh hơn thường dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Theo ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, mức đỉnh trong quá khứ của đồng USD trùng với cuộc khủng hoảng nợ Mexico vào đầu những năm 1990, bong bóng chứng khoán công nghệ Mỹ vào cuối những năm 90, cơn sốt nhà đất xảy ra trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền năm 2012.
Đồng USD đang làm mất ổn định các nền kinh tế ở nước ngoài vì nó làm gia tăng áp lực lạm phát bên ngoài Hoa Kỳ, theo người đứng đầu toàn cầu về FX, Themistoklis Fiotakis. Đặc biệt, điều này có thể gây áp lực cho các thị trường mới nổi vốn đang phải vật lộn với lạm phát. Các quốc gia hay cá nhân bên ngoài Hoa Kỳ mua trái phiếu hoặc nợ bằng đồng USD sẽ phải vật lộn với việc trả nợ khi đồng USD cao hơn đồng tiền pháp định của họ. Và các quốc gia khác có thể bán bớt chứng khoán của Hoa Kỳ trong nỗ lực bảo vệ đồng tiền của họ.
Theo chiến lược gia Tim Wessel của Deutsche Bank, những công ty được gọi là “công ty zombie” vẫn tồn tại được nhờ môi trường lãi suất thấp trong 15 năm qua. Khi lãi suất tăng, dòng tiền bị siết chặt có thể dẫn tới các công ty này phá sản hàng loạt. Có thể thấy, khi lãi suất tăng kéo theo rất nhiều lo lắng về thị trường, và nguy cơ suy thoái.
Trong 6 tháng qua, Fed đã giảm bảng cân đối kế toán (thông qua việc bán trái phiếu) từ 8.96 nghìn tỷ USD xuống 8.80 nghìn tỷ USD, tức giảm chỉ 2% đã khiến thị trường giảm mạnh. Thêm vào đó, Fed đang có kế hoạch tăng tốc bán thêm trái phiếu thì điều này còn ảnh hưởng xấu hơn nữa tới thị trường.
Hai ngân hàng lớn đang gặp khó khăn
Đã hơn một thập kỷ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 khi Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Hoa Kỳ, sụp đổ và nộp đơn phá sản. Gần 14 năm sau, Credit Suisse và Deutsche Bank, hai trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới, đang phải chịu mức định giá khó khăn. Đồng thời, mức bảo hiểm vỡ nợ tín dụng của các ngân hàng đang đạt đến mức chưa từng thấy kể từ năm 2008.
Kể từ 2008 đến nay, cổ phiếu của Credit Suisse Group và Deutsche Bank đang giao dịch với giá trị cực thấp chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính gần nhất. Cụ thể như Giá cổ phiếu của Credit Suisse đã liên tục giảm trong nhiều năm qua. Thời điểm cao nhất là năm 2007, cổ phiếu của công ty này ở mức 76 USD và đã giảm đến nay chỉ còn quanh 3 USD.
Các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ phá sản nên họ mua bảo hiểm để phòng rủi ro. Điều này khiến cho mức bảo hiểm vỡ nợ tín dụng (CDS) của Credit Suisse giống với mức CDS mà Lehman Brothers đã có ngay trước khi ngân hàng phá sản. CEO của Credit Suisse, Ulrich Koerner đã phủ nhận thông tin. Ông cũng nỗ lực trấn an nhân viên và nhà đầu tư nhưng bị phản tác dụng. Nó làm tăng thêm sự không chắc chắn xung quanh những thông tin của ngân hàng này.
CEO của Credit Suisse đã chia sẻ rằng họ sẽ không thông báo thông tin chi tiết về tài chính cho đến ngày 27 tháng 10 này. Tuy nhiên, theo một số thống kê không chính thức trước đây chỉ ra rằng Credit Suisse có 160 tỷ USD tiền mặt, 40 tỷ USD vốn chủ sở hữu nhưng lại có đến 400 tỷ nợ hiện tại, 600 tỷ vay nợ đòn bẩy.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại rủi ro hệ thống đối với nền kinh tế toàn cầu nếu những ngân hàng lớn này rơi vào phá sản. Cùng với đó, kinh tế thế giới tiếp tục ảm đạm khi giá năng lượng và khí đốt tăng cao kỷ lục, lạm phát ở nhiều nước cao nhất trong 40 năm, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thị trường chứng khoán giảm giá trị đáng kể và căng thẳng giữa phương Tây và Nga đã tăng cao.
Các thông tin liên quan đến hai ngân hàng lớn Credit Suisse Group và Deutsche Bank vẫn là những tin đồn và chưa có thông tin chính thức. Tuy nhiên, nó vẫn là những thông tin lớn đáng để các nhà đầu tư cần phải quan tâm.
Các thông tin khác:
-
CEO Celsius Network, Alex Mashinsky, bị cáo buộc đã rút 10 triệu USD khỏi nền tảng Celsius chỉ vài tuần trước khi công ty đóng băng quỹ của khách hàng và tuyên bố phá sản. Việc rút tiền đặt ra câu hỏi về việc liệu Mashinsky có biết trước rằng công ty sẽ đóng băng tiền và tiền rút của khách hàng hay không. Tuy nhiên, người phát ngôn của Celsius nói với FT rằng người sáng lập đã rút tiền điện tử vào thời điểm đó để trả thuế tiểu bang và liên bang. Họ cũng nói rằng Alex Mashinsky và gia đình anh ta vẫn còn 44 triệu USD trên nền tăng Celsius.
-
FTX đã trúng thầu trong cuộc bán thanh lý tài sản của công ty Voyager Digital. Việc FTX thắng thầu với tổng mức giá 1.4 tỷ bao gồm khoản thanh toán bằng tiền mặt trị giá 51 triệu USD và 60 triệu USD tiền thưởng và hoa hồng.
-
Tesla đã báo cáo tổng số 343,000 lượt giao hàng và 365,000 xe được sản xuất trong quý. Mặc dù thấp hơn con số kỳ vọng của các nhà phân tích về 364,660 nhưng vẫn bỏ rất xa các công ty cùng ngành về xe điện như Lucid, Rivian, Fisker,...
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital