XM - Đối tác Xuất sắc

ETH Nguồn Cung Vô Hạn, Vậy Có Giá Trị Không? / Chứng Khoán Tăng - BTC Đi Ngang

10 Tháng 06, 2020 04:00


Tình hình thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng trưởng trở lại. Thị trường bitcoin những ngày qua đang đi ngang. Bên cạnh đó, trên ứng dụng đi Defi, số tiền bị lock lại đã lên đến hơn 1 tỷ USD và đứng đầu là ethereum. Vậy ethereum có nguồn cung không giới hạn thì điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá của đồng coin này trong tương lai?

ETH Nguồn Cung Vô Hạn, Vậy Có Giá Trị Không? / Chứng Khoán Tăng - BTC Đi Ngang

Cập nhật thị trường

Chứng khoán Mỹ ngày đầu tuần (08/06/2020) tiếp tục và phiên tăng điểm trên cả ba chỉ số.Chỉ số S&P 500 ngày 08/6 đã tăng mình theo hình chữ V sau đợt giảm sâu do ảnh hưởng của dịch bệnh, điều này cũng tương tự với Dow Jones và Nasdaq. Chỉ số Dow Jones tăng 1,7%, S&P 500 tăng 1,2% và Nasdaq tăng 1,13%. 

Thị trường hợp đồng tương lai của chứng khoán ngày tiếp theo không có sự biến động nhiều. Chỉ số Dow FUT tăng 0,03%, chỉ số S&P FUT giảm 0,19% và Nas FUT giảm 0,11%.

Tương quan giữa bitcoin với chứng khoán và vàng thời gian gần đây

Những ngày qua chứng khoán tăng giá mạnh nhưng bitcoin cũng có những sự biến động trong khung thời gian ngắn, nhưng sau đó lại quay về giao động quanh ngưỡng 9500 USD. Ta có thể thấy bitcoin sự tương quan giữa bitcoin và chứng khoán rất thấp và điều này không thể hiện nhiều.

Còn với vàng, nhiều người cho rằng bitcoin là vàng điện tử và có cùng xu hướng với vàng. Những ngày gần đây khi vàng biến động ít và bitcoin cũng vậy, đây là thời điểm vàng và bitcoin có sự tương quan với nhau. Nhưng xét về dài hạn thì có thời điểm vàng và bitcoin đi cùng xu hướng, cò thời điểm lại đi ngược nhau. 

Về dài hạn, hiện chúng ta không thấy được sự tương quan dài hạn giữa bitcoin với bất kỳ thị trường nào khác.

Có một thống kế về số lượng bitcoin được lưu trữ và thời gian không được di chuyển là một điều mà những nhà đầu tư bitcoin nên biết đến. Thống kê này được gọi là Hodl Waves,  sẽ thể hiện được tỷ lệ phần trăm số lượng bitcoin hông di chuyển trong từng khoảng thời gian 1 tháng, 2 tháng,...1 năm, 2 năm,...

Bitcoin UTXO Age Distribution

Đáng chú ý nhất trên biểu đồ Hodl Waves là tỷ lệ phần trăm số bitcoin được lưu trữ và không di chuyển từ 2-3 năm. Ở mốc thời gian này là những bitcoin được mua ở thời điểm giá bitcoin bắt đầu lên cao ở năm 2017 và vẫn lưu trữ đến hiện tại. Tỷ lệ này ở năm 2017 khoảng 9% nhưng đến nay số bitcoin được lưu trữ từ 2-3 năm đã tăng lên đến 15%.

Thị trường bitcoin nói riêng và crypto nói chung khi thị trường trên đà tăng trưởng sẽ có rất nhiều nhà đầu tư vào thị trường. Nhưng khi crypto giảm xuống rất nhiều nhà đầu tư lại rời bỏ thị trường. 

Nhìn về dài hạn vẫn có rất nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào tương lai của bitcoin cũng như crypto nên vẫn có rất nhiều nhà đầu tư mua bitcoin và lưu trữ lâu dài. Tuy nhiên, do số lượng bitcoin có hạn nên việc lưu trữ bitcoin ngày càng tăng sẽ gây áp lực đến nguồn cung dẫn đến đẩy giá bitcoin tăng lên

Ethereum không có giới hạn số lượng ảnh hưởng thế nào tới tương lai giá cả

Theo thống kê trên defipulse.com thì số tiền bị lock trên ứng dụng tài chính phi tập trung Defi đã lên đến hơn 1 tỷ USD. Đa số những đồng được dùng trên nền tảng này hiện phần lớn là ethereum. Với ứng dụng Defi, người dùng cần có số lượng ethereum nhất định để lock lại và có thể sử dụng các dịch vụ của ứng dụng.

defipulse

Maker là một nền tảng cho vay sử dụng công nghệ blockchain chịu trách nhiệm cho việc tạo ra DAI, stablecoin phi tập trung đầu tiên được xây dựng trên Ethereum. Đây được xem là dự án DeFi đầu tiên. Hiện tại, số lượng ethereum bị lock lại có 52% nằm trên hệ thống của Maker. 

Khi người dùng muốn dùng dịch vụ cho vay trên Maker họ sẽ cần nạp vào đồng ethereum để thế chấp. Sau đó, người dùng có thể nhận được đồng DAI của Maker với lượng khoảng 66% giá trị thế chấp. Khi mượn thì người dùng sẽ cần trả lãi, lãi suất sẽ giao động rất lớn từ 0,5% đến 19% tùy thuộc vào mạng lưới và giá của ethereum. Đồng thời, người sở hữu đồng Maker (MRK) cũng có quyền quyết định về lãi suất cho vay của Maker.

Giá của ethereum biến động sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ mượn đồng DAI do nếu số đồng DAI người dùng vay lớn hơn ⅔ số tiền ethereum thế chấp thì họ sẽ bị phạt đến 13%. Do đó, người dùng thường thế chấp lượng ethereum lớn hơn nhiều số đồng DAI cần vay để tránh vi phạm. Điều này dẫn đến số lượng ethereum được thế chấp trên Make đã lên đến 522 triệu USD mà số lượng đồng DAI chỉ mới 122 triệu USD.

Hiện tại, số đồng ethereum bị lock lại rất lớn nên số ETH trên các sàn giao dịch thấp hơn rất nhiều số lượng ethereum đã được đào. Nhiều người lo ngại số lượng ethereum không có giới hạn sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đồng này. Mặc dù ethereum k có giới hạn số lượng nhưng khi ứng dụng Defi ngày càng được quan tâm thì lượng ethereum bị lock lại sẽ càng nhiều. 

Đồng thời, ethereum có chỉ số lạm phát hàng năm rơi vào 4,5%, đây là tỷ lệ lạm phát nhiều quốc gia mong muốn. Và số lượng đào được ở mỗi block sẽ giảm đi sau mỗi đợt hard fork.Trước đây, mỗi block sẽ tạo ra 5 ETH nhưng hiện tại chỉ có 2 ETH được tạo ra. 

Sau này, khi ethereum chuyển sang mạng lưới Proof Of Stake thì tỷ lệ lạm phát có thể xuống rất thấp đến 0,17%.

Monetary policy of ethereum

Ethereum không có nguồn cung giới hạn như những đồng coin khác vị dụ bitcoin do việc đào ETH cũng là một cách xây dựng và bảo vệ mạng lưới. Mạng lưới ETH có lạm phát cũng thúc đẩy các thợ đào đào ethereum hơn.

Bên cạnh đó, ethereum cũng có chỉ số khan hiếm Stock To Flow (S2F) giống như bitcoin. Hiện tại, S2F của ethereum là 21,95 gần tương đương với kim loại bạc (S2F=22).Tức là cần đến gần 22 năm để đào được lượng ethereum bằng lượng ethereum đang lưu thông trên thị trường thời điểm này.

Ethereum S2F model

Do số lượng ethereum nhận được ở mỗi block sau này sẽ càng giảm theo số lượng chứ k theo tỷ lệ nên chỉ số S2F sẽ ngày càng tăng. Theo dự đoán, đến năm 2022 thì S2F của ethereum sẽ là 58,5, tương đương với vàng hiện tại chỉ trong hai năm. Tuy nhiên, lạm phát của ethereum sẽ phụ thuộc vào triển khai hệ thống stock to flow sau này của đồng này nữa.

Phí giao dịch của ethereum cao hơn bitcoin

Phí giao dịch ethereum hàng ngày đã vượt qua mạng bitcoin (BTC) trong hai ngày liên tiếp vào ngày 6/6 và ngày 7/6, dữ liệu thu được từ công ty phân tích thị trường trên chuỗi Glassnode cho thấy.

Theo Glassnode, vào ngày 6/6, tổng số tiền phí được chi cho mạng Ethereum đã tăng lên tới 498.000 USD, so với Bitcoin, 308.000 USD. Sự chênh lệch này càng tăng vào ngày hôm sau, tổng cộng là 540,000 USD trên ethereum và 258,000USD trên mạng lưới bitcoin.

Nhu cầu sử dụng mạng lưới ethereum ngày càng cao. Đây là mạng lưới được lựa chọn hàng đầu của các ứng dụng phi tập trung như Defi và Stable Coin (USDT), nên việc triển khai ethereum 2.0 càng được mong chờ để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Không chỉ ethereum mà các sàn giao dịch cũng sẽ cần nâng cấp hơn sau này. Do trước đây những thời điểm giá thị trường crypto tăng cao, nhiều sàn giao dịch đã bị ngưng hoạt động như Bitmex, Coinbase (11 lần). Khi thị trường crypto ngày càng trưởng thành hơn, vốn hóa và số lượng các nhà đầu tư lớn ngày càng nhiều thì các sàn giao dịch cũng cần khắc phục việc bị ngừng giao dịch để tránh sự thất thoát cũng như đảm bảo quá trình giao dịch.

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
10 Tháng 06, 2020 04:00