Fed Tiếp Tục Bơm Bong Bóng
Sau cuộc họp thường kỳ ngày 10/6, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đã đưa ra những dự đoán về nền kinh tế Mỹ những quý kế tiếp. Vậy những dự báo và chính sách sắp tới của Fed là thế nào và có tác động gì đến những nhà đầu tư tài chính truyền thống và crypto.
Cập nhật thị trường
Sau những phát biểu của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ John Powell thì chứng khoán Mỹ (ngày 10/6) đã đi lên nhưng sau đó đã giảm xuống. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 1,04%, chỉ số S&P 500 giảm 0,53%, riêng Nasdaq tiếp tục tăng 0,67%
Thị trường hợp đồng tương lai ngày 11/6 cho thấy xu hướng giảm ở cả 3 chỉ số. Dow FUT giảm 0,74%, chỉ số S&P FUT giảm 0,58% và Nas FUT giảm 0,25%.
Bitcoin trong ngày cũng có sự biến động giá mạnh, tăng từ khoảng 9600 USD một lần nữa phá vỡ mốc 10.000 USD và sau đó đã đi trở xuống.
Dự đoán của Fed về kinh tế những quý tiếp theo
Thời điểm kết thúc tháng 3 Fed thường sẽ đưa ra những dự đoán về kinh tế Mỹ ở các quý tiếp theo. Nhưng do dịch bệnh xảy ra bất ngờ nên Fed chưa đưa ra những dự đoán này. Đến cuộc họp thường kỳ vừa qua vào 10/6, Fed đã đưa ra những chính sách tiếp theo với nền kinh tế sau dịch bệnh cũng như những dự đoán về sự phát triển của nền kinh tế thời gian tới.
Đầu tiên, Fed quyết định sẽ giữ lãi suất 0% - 0,25% đến năm 2022 cho đến khi nền kinh tế ổn định trở lại và tỷ lệ thất nghiệp trở về mức như trước. Đồng thời, Fed không nghĩ đến việc tăng lãi suất do nền kinh tế hiện tại đã rất khó khăn. Điều này cho thấy Fed tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi rất chậm sau dịch bệnh.
Tiếp theo, Fed sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường qua việc mua công trái phiếu. Dự kiến mỗi tháng Fed dành 80 tỷ USD để mua lại công trái phiếu và 40 tỷ USD để mua lại chứng khoán thế chấp bất động sản.
Chính phủ Mỹ cũng như hầu hết các chính phủ hiện đang có nợ công rất lớn. Trước khủng hoảng kinh tế chính phủ cần đưa ra các gói cứu trợ để hỗ trợ nền kinh tế. Để có tiền cho chính phủ thì Fed sẽ phải in tiền và mua lại các công trái phiếu của chính phủ.
Song song với đó, các công ty cho vay mua nhà hay bất động sản khác giai đoạn này sẽ hết sức khó khăn do người dân không có tiền trả nợ mua nhà. Để có vốn xoay vòng, các công ty bất động sản sẽ bán lại các khoản nợ này gọi là chứng khoán thế chấp bất động sản để có dòng tiền hoạt động. Nhưng những chứng khoán thế chấp bất động sản này rất rủi ro, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Để hỗ trợ các công ty này, Fed sẽ phải mua lại các chứng khoán này để bơm tiền vào các công ty. Tính đến hiện tại, số nợ mà Fed ghi nhận trên dữ liệu kế toán đã lên đến 7,2 nghìn tỷ USD, một con số rất lớn.
Về nền kinh tế, Fed dự đoán GDP sẽ giảm 6,5% trong năm 2020 và sẽ trở lại mức tăng 5% trong năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp Fed cho rằng trong vòng 4 quý tiếp theo sẽ giảm xuống 9,3%; 6,5%; 5,5% và 4,1%. Trong thời gian tới, các công ty sẽ mở cửa trở lại và tạo việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống.
Còn lạm phát ở Mỹ có hai chỉ số phản ánh. Đầu tiên, là chỉ số lạm phát Headline inflation - Lạm phát tiền được tính dựa theo CPI. Chỉ số này tính trên một số mặt hàng và năng lượng trong bốn quý tới sẽ tăng lên 0,8%; 1,6%; 1,7 và cuối cùng là 2%. Fed cho rằng lạm phát trong thời gian tới vẫn sẽ thấp và từ 2% trở xuống.
Chỉ số thứ hai là Core inflation - Lạm phát cơ bản, chỉ số lạm phát này sẽ không tính của năng lượng và lương thực vào do đây là hai ngành có giao động giá rất cao. Nếu tính theo chỉ số lạm phát cơ bản, lạm phát trong các quý tiếp theo sẽ còn thấp hơn, rơi vào 1%, 1.5%, 1.7%. Mặc dù liên tục in tiền bơm vào thị trường nhưng Fed vẫn dự đoán lạm phát ở mức rất thấp và lý tưởng đối với các ngân hàng trung ương.
Fed tiếp tục in tiền sẽ ảnh hưởng gì đến bitcoin
Không chỉ chứng khoán mà bitcoin cũng có sự tăng trưởng sau phát biểu của Fed về những dự đoán nền kinh tế.
Peter Schiff - CEO một công ty môi giới chứng khoán ở Mỹ cũng nói về việc in tiền của Fed: “ Phải mất 210 năm để Mỹ nợ lên tới 2 nghìn tỷ USD trong những giai đoạn đầu. Nhưng chỉ mất đúng 2 tháng và 2 ngày để nợ thêm 2 nghìn tỷ USD gần đây nhất. Nợ công của Mỹ vừa vượt qua 26 nghìn tỷ USD, và Fed đã bật đèn xanh cho Quốc hội để tiếp tục vay, vì Fed sẽ tiếp tục in tiền”.
It took the nation 210 years to run the National Debt up to $2 trillion. It took exactly 2 months and 2 days to add the most recent $2 trillion. The National Debt just passed $26 trillion, and the Fed has given Congress the green light to keep borrowing, as it will keep printing.
— Peter Schiff (@PeterSchiff) June 10, 2020
Điều này cho thấy rằng Fed đang in tiền liên tục với con số rất lớn và nợ công của Mỹ ngày càng tăng cao. Việc Fed tiếp tục in tiền vào thị trường chỉ là giải pháp tạm thời trong ngắn hạn nhưng về dài hạn sẽ để lại hậu quả nặng nề đến nền kinh tế.
Trong ngắn hạn, chứng khoán tiếp tục tăng nhưng các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến vấn đề Fed in tiền không giới hạn. Các nhà đầu tư suy nghĩ về việc nếu không còn sự hỗ trợ của Fed, Fed ngừng in tiền thì các công ty, doanh nghiệp sẽ thế nào và nền kinh tế sẽ ra sao.
Còn bitcoin được sinh ra vào năm 2008 sau khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Bitcoin được kỳ vọng sẽ là một tài sản giá trị để đầu tư khi nền kinh tế khó khăn. Ngay thời điểm hiện tại cũng là một cơ hội để bitcoin chứng minh được là một tài sản giá trị.
Sẽ có hai luồng suy nghĩ chính về thị trường bitcoin. Như trong lịch sử của bitcoin từ trước tới nay, những thời điểm kinh tế phát triển các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao hơn và sẽ đầu tư vào bitcoin càng nhiều và đẩy giá lên. Nhưng khi kinh tế đi xuống thì những người đầu tư coi bitcoin là một tài sản trú ẩn an toàn và bitcoin thể hiện được điều này sẽ làm bitcoin tỏa sáng. Ta có thể thấy rằng bitcoin đang dần chuyển từ tài sản đầu tư có tính rủi ro cao chuyển dần sang tài sản an toàn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cnbc.com/2020/06/10/fed-mee...
https://www.investopedia.com
https://www.google.com/search
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital