XM - Đối tác Xuất sắc

Hoa Kỳ - Hàng Trăm Lần Nâng Nợ Trần | Lịch Các Sự Kiện Tuần Này

15 Tháng 05, 2023 22:10




Vấn đề nợ trần tiếp tục gây lo lắng trong thị trường, thêm vào đó là lòng tin vào hệ thống ngân hàng địa phương của người dân Hoa Kỳ cũng đang lung lay tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường.

Hoa Kỳ - Hàng Trăm Lần Nâng Nợ Trần | Lịch Các Sự Kiện Tuần Này

Tình hình thị trường

Bitcoin ngày qua đã có sự hồi phục nhẹ lên 27,400 USD. Phần lớn altcoin cũng có sự tăng trưởng. Vốn hóa thị trường crypto quanh mức 1.19 nghìn tỷ USD.

Trong tuần này, rất nhiều chủ tịch FED các tiểu bang sẽ lần lượt phát biểu trước công chúng. Những thông tin về lãi suất cũng sẽ được đề cập đến trong các phát biểu của họ. Bên cạnh đó, các thống kê liên quan đến bất động sản Hoa Kỳ cũng được công bố. Chỉ số bán lẻ và sản xuất ở Mỹ cũng được cập nhật.

Lo ngại về nợ trần vẫn tiếp diễn

Thông tin lớn trong tuần này tiếp tục được đề cập đến chính là vấn đề liên quan thêm nợ trần. Từ năm 1960 đến nay, chính phủ Hoa Kỳ đã nâng hoặc gia hạn nợ trần 78 lần nên lần này cũng sẽ được giải quyết tương tự. Tuy nhiên, điều khiến các người dân lo lắng là việc chính phủ không nâng hay gia hạn nợ trần kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế cũng như nước Mỹ. 

Với nợ trần hiện nay, Bộ tài chính Hoa Kỳ sẽ có hai lựa chọn. Một là họ trả nợ đúng hạn những cái nợ liên quan đến công trái phiếu. Hai là sẽ không trả nợ đúng hạn mà sẽ tiếp tục trả những chi phí cần thiết liên quan tới là lương hưu như lương cho lính hay trả lương cho nhân viên của chính phủ. Trong những sự lựa chọn này, thường bộ tài chính sẽ không lựa chọn thực hiện cả hai cùng một lúc. Tức là họ trả một phần nợ rồi một phần lương bởi cách làm này không giải quyết được vấn đề nào. 

Nếu như mà Bộ Tài chính lựa chọn tập trung trả nợ công trái phiếu của Hoa Kỳ thì sẽ giúp giữ được sự tín dụng đối với công trái phiếu của Hoa Kỳ, giữ được lòng tin của những người đầu tư công trái phiếu. Trong trường hợp này, những chi tiêu cho phúc lợi ở Hoa Kỳ cũng như là tiền lương cho quan chức chính phủ, phúc lợi cựu chiến binh, lương hưu của liên bang thì cũng sẽ bị chậm lại. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khoảng 66 triệu người dân của Hoa Kỳ và đây là sự ảnh hưởng không hề nhỏ.

Còn phương án chỉ tiếp tục chi trả các chi phí cần thiết như chi phí lương công, phúc lợi xã hội,....sẽ dẫn đến công trái phiếu công được chi trả đúng hạn. Hệ lụy khiến người dân mất lòng tin vào công trái phiếu, giảm uy tín chính phủ cũng như USD, vay mượn sẽ khó khăn hơn.

Có thể thấy, Hoa Kỳ đang đứng trước lựa chọn rất khó khăn. Năm 2011, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp dụng một chiến lược đối phó với vấn đề nợ trần. Theo chiến lược này, ưu tiên hàng đầu của Bộ là trả vốn và lãi cho các chủ nợ khi đến ngày đáo hạn. Sau đó, họ tiếp tục bán công trái phiếu để thu thập tiền và duy trì doanh thu để chi tiêu. Tiền để trả nợ được thu từ thuế, và Bộ phải quyết định ưu tiên trả cho ai trước. Dựa trên chiến lược của năm 2011, ưu tiên được đặt cho chủ nợ công trái phiếu hơn là sử dụng số tiền đó để chi trả lương hay các chương trình phúc lợi hiện tại. Những khoản này có thể bị trì hoãn cho đến khi có nguồn thu hoặc tài chính phù hợp.

Cuối cùng, vào năm 2011, chúng ta đã không phải đối mặt với vấn đề nợ trần vì nó đã được gia hạn kịp thời. Tuy nhiên, nếu giả sử vào thời điểm đó nợ trần không được gia hạn, việc ưu tiên trả tiền cho các chủ nợ mà không chi tiêu cho lương hay các chương trình xã hội sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Rất có thể sẽ xảy ra nhiều vụ kiện từ những người không nhận được lương đúng hạn hoặc không nhận được tiền thu đúng hẹn, khi họ kiện Bộ Tài chính Hoa Kỳ vì vi phạm luật phải trả tiền đúng hẹn. Tuy nhiên, không ai biết chính xác kết quả của những vụ kiện này.

Theo trách nhiệm của Bộ Tài chính, họ phải tiếp tục trả nợ của Hoa Kỳ vì không thể không trả. Do đó, việc ưu tiên trả nợ của Hoa Kỳ là hợp lý hơn là chi tiêu cho các mục đích khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người khác sẽ không phản đối và có thể dẫn đến biểu tình hoặc cuộc bạo loạn. Như đã đề cập trước đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ có thể phát hành đồng xu bạch kim trị giá 1.000 tỷ đô la để sử dụng trong ngân sách và chi tiêu.

Đồng xu bạch kim 1 nghìn tỷ USD

Đồng xu bạch kim, hay còn được gọi là Trillion-dollar coin, là một thuật ngữ thường được sử dụng để ám chỉ việc phát hành một đồng xu có mệnh giá 1.000 tỷ đô la Mỹ. Ý tưởng này thường được đề xuất như một biện pháp khẩn cấp để tránh việc vượt quá hạn mức nợ trần hoặc khắc phục tình trạng không thể đạt được thỏa thuận về nâng cao hạn mức nợ.

Bộ Tài chính sẽ phát hành đồng xu này và sau đó nộp nó vào ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ. Đồng xu sẽ được coi là một nguồn tiền mặt hợp pháp, và chính phủ có thể sử dụng nó để trả các khoản nợ hoặc chi tiêu cho các chương trình và dự án khác. Việc sử dụng đồng xu bạch kim sẽ tạo ra một lượng tiền lớn trong ngân sách liên quan đến việc trả nợ, giúp duy trì tính bền vững của tài chính công và tránh tình trạng vượt quá hạn mức nợ trần.

Tuy nhiên, việc phát hành đồng xu bạch kim cũng có thể gây ra một số rủi ro. Nếu người tiêu dùng tin tưởng vào giá trị của đồng xu này, nó có thể dẫn đến tăng lạm phát và giá trị đồng đô la Mỹ sẽ bị giảm. Ngoài ra, việc phát hành đồng xu bạch kim cũng có thể làm tăng nguy cơ thất thoát tài sản và đầu tư cho các nhà đầu tư, do đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ. Do đó, hiện nay Bộ tài chính không muốn dùng đến biện pháp này. Bởi một khi đã sử dụng sẽ không thể ngừng lại và trở thành một tiền lệ rất nguy hiểm.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Hoa Kỳ không trả nợ đúng hạn?

Chỉ còn khoảng hơn hai tuần sẽ đến hạn mức nợ trần của chính phủ. Càng đến gần, lãi suất công trái phiếu càng được nâng lên, dẫn tới chi phí công càng tăng. Do đó, thường chính phủ sẽ tiếp tục nâng mức nợ trần lên để giải quyết vấn đề.

Nhưng lo ngại của người dân về trường hợp rủi ro hơn là nếu chính phủ không trả nợ đúng hạn hoặc không nâng nợ trần kịp lúc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? 

Theo ước tính từ Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ (GAO - U.S. Government Accountability Office) càng tiến gần đến giới hạn nợ trần vào năm 2011, lãi suất trái phiếu tăng từ 0.04% đến 0.08%. Đồng thời, sự chậm trễ trong việc tăng giới hạn nợ đã làm tăng chi phí vay của Kho bạc lên khoảng 1.3 tỷ USD trong năm đó. 

Không chỉ vậy, vào tháng 10 năm 2013, FED cũng đã ước tính tác động của việc trần nợ trần được nâng lên trễ so với thời hạn từ một tháng, trong thời gian đó Kho bạc sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các khoản thanh toán lãi. Các nhà kinh tế của Fed ước tính rằng sự bế tắc như vậy sẽ dẫn đến việc lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng 0.8%, giá cổ phiếu giảm 30%, giá trị đồng USD giảm 10% và ảnh hưởng đến niềm tin của hộ gia đình và doanh nghiệp. Theo phân tích của họ, tình trạng tài chính xấu đi này sẽ dẫn đến suy thoái nhẹ trong hai quý, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng 1.25% trong năm đầu tiên sau cuộc khủng hoảng và 1.7% trong năm thứ hai. Số người thất nghiệp có thể lên tới 2.5 triệu việc làm. 

Các cố vấn kinh tế vĩ mô đã thực hiện ước tương tự vào năm 2013 đối với trường hợp nợ trần được nâng lên trễ hai tháng. Đối với tình trạng bế tắc kéo dài hai tháng, bao gồm việc cắt giảm sâu chi tiêu liên bang trong một quý, được bù đắp bằng sự gia tăng chi tiêu trong quý tiếp theo, các tác động lớn hơn và lâu dài hơn. Trong phân tích, một kịch bản như vậy sẽ dẫn đến việc mất tới 3.1 triệu việc làm trong thời gian ngắn. Thậm chí hai năm sau cuộc khủng hoảng, sẽ có ít hơn 2.5 triệu việc làm so với trước đây.

Trong mô phỏng khác của Moody Analytics, nếu tình trạng trễ nợ trần kéo dài vài tháng vào mùa thu năm 2021, việc làm sẽ giảm 5 triệu việc và GDP thực tế sẽ giảm lên đến gần 4% trong thời gian ngắn..

Nhìn chung, khả năng Hoa Kỳ trả nợ trễ hoặc nâng/ gia hạn nợ trần muộn chưa từng xảy ra trong lịch sử. Bởi nếu có nó sẽ tác động rất xấu đối với kinh tế và xã hội. Với nợ trần của 2023, điều mà các quan chức quan tâm nhất đó là vấn đề việc làm. Bởi nếu mất việc và thất nghiệp tăng cao sẽ khiến cho họ khó tiếp tục có vị trí trong cuộc bầu cử cuối năm nay. Vì vậy, người dân vẫn tin rằng các chính trị gia sẽ phải tăng nợ trần đúng hạn và đảng nào sẽ chịu nhượng bộ trước trong vấn đề nợ trần.

Vấn đề các ngân hàng địa phương vẫn đáng lo?

Những con số mới từ Cục Dự trữ Liên bang đang làm sáng tỏ lượng vốn đã rút khỏi các ngân hàng Hoa Kỳ trong năm ngoái. Theo số liệu thống kê được tổng hợp bởi hệ thống Dữ liệu Kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (FRED), các ngân hàng Mỹ đã chứng kiến một khoản tiền gửi khổng lồ 910 tỷ USD rời khỏi kể từ tháng 5 năm 2022.

Vào tháng 5 năm ngoái, lượng vốn do các ngân hàng thay mặt cho người gửi tiền nắm giữ là 18.06 nghìn tỷ USD. Hiện nay, con số đó giảm xuống còn 17.15 nghìn tỷ USD. Và chỉ trong tuần trước, 13 tỷ USD đã rời khỏi hệ thống.

Cổ phiếu của các ngân hàng địa phương của Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng sau sự thất bại của Signature Bank, Silicon Valley Bank and First Republic, cùng với sự sụp đổ của ngân hàng khổng lồ có trụ sở tại Thụy Sĩ Credit Suisse.

Sự lo lắng về các ngân hàng địa phương vẫn tiếp diễn và người dân không có lòng tin trong việc các ngân hàng sụp đổ đã chấm dứt. Ngay cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng nói rằng ông không có lòng tin vào hệ thống ngân hàng lúc này.

Fed cũng công khai rằng hơn 700 ngân hàng Mỹ được coi là đang đối mặt với rủi ro đáng kể về an toàn. Bởi họ lưu trữ quá nhiều công trái phiếu và các khoản lỗ danh nghĩa do công trái phiếu giảm giá đang vượt quá 50% vốn của họ. 

Fed đặc biệt chỉ ra việc tăng lãi suất của chính họ là lý do chính khiến các ngân hàng đó hiện đang ở trong tình thế bấp bênh. Lợi suất của ông trái phiếu thường tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lãi suất.

Các thông tin khác:

  • Những Bitcoin được mua từ năm 2011, sau nhiều năm ngủ ngon thì nay đã hoạt động trở lại sau khi vừa di chuyển 139 BTC thuộc địa chỉ “1H1Ab6Jkpx2ZtMbBZ9ctxaXPMDmf6k3JvK” sang địa chỉ Segwit mới được tạo. Chủ sở hữu đã mua số BTC này vào tháng 06/2011 với giá khoảng 2.250 USD. Sau 12 năm ngủ say, giá trị số BTC này đã là hơn 3.5 triệu USD.

  • Cuộc chiến pháp lý giữa Ripple và SEC vẫn đang tiếp diễn với các phát triển mới. Cả hai bên đều tìm thấy những điểm yếu trong lập luận của đối phương. Giám đốc pháp lý của Ripple, Stuart Alderoty, đã chỉ trích lập trường của SEC về lập luận "doanh nghiệp chung" trong vụ kiện "Howey" năm 1946. Alderoty cho rằng SEC đã hiểu sai bài kiểm tra Howey và mở rộng định nghĩa "doanh nghiệp chung" ra ngoài mục đích ban đầu. SEC lập luận rằng XRP đáng được coi là một doanh nghiệp chung dựa trên khả năng thay thế của nó. Cộng đồng tiền điện tử đang chờ đợi một phán quyết tóm tắt trong vụ án "Howey" để giải quyết tranh chấp.

  • Tether vừa báo cáo lợi nhuận Q1 gần 1.5 tỷ USD. Tether đã dùng tiền để đầu tư vào trái phiếu Hoa Kỳ để có lợi nhuận. Tether đã bắt đầu tái đầu tư một số lợi nhuận của họ vào Bitcoin. Bạn hỏi họ đã kiếm được bao nhiêu trong Q1? Chỉ khoảng 52,670.

  • Vào ngày 11 tháng 5, các nhà phát triển Ethereum đã báo cáo rằng Beacon Chain đang gặp sự cố khi xác nhận giao dịch. Sự cố kéo dài khoảng 25 phút. Một sự cố tương tự đã xảy ra vào ngày 12 tháng 5, ngăn cản quá trình hoàn tất khối trong hơn một giờ. Sự cố này đã được đội ngũ của Ethereum khắc phục.


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
15 Tháng 05, 2023 22:10