Hoa Kỳ Khi Nào Mở Cửa Lại / Cắt Giảm Dầu Đã Thỏa Thuận Xong
Thông tin dịch bệnh tại Mỹ đã có những tín hiệu tích cực, vậy khi nào Mỹ sẽ mở cửa trở lại? Và thỏa thuận cắt giảm dầu của OPEC đã được thông qua sẽ có tác động như thế nào đến thị trường?
Hiện tại, tình hình dịch bệnh covid-19 tại Mỹ với tốc độ ca nhiễm đã giảm dần. Khi tâm lý người dân đã quen dần với sự có mặt của dịch bệnh thì nhiều người đặt câu hỏi với chính phủ là khi nào Mỹ sẽ mở cửa hoạt động trở lại. Bài viết này Thuận sẽ chia sẻ một vài thông tin về việc Mỹ mở cửa hoạt động và thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu vừa qua.
Khi nào Mỹ mở cửa hoạt động trở lại?
Có nhiều bài viết đưa thông tin Mỹ sẽ mở cửa trở lại vào 01/05 nhưng những thông này không chắc chắn. Ngày 10/4 tổng thống Trump phát biểu rằng ông sẽ không mở lại nền kinh tế "cho đến khi chúng tôi biết đất nước này sẽ khỏe mạnh". Đồng thời, bộ Y tế Mỹ cũng đưa ra khuyến cáo nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh đóng cửa trường học và xa cách xã hội chỉ sau 30 ngày sẽ dẫn đến tình trạng dịch bệnh lây lan và bùng nổ. Quyết định mở cửa hoạt động trở lại là một quyết định lớn, tổng thống Trump chỉ đưa ra lệnh mở cửa trở lại khi có những thông tin rõ ràng về dịch bệnh đã được kiểm soát.
Giống như những lệnh về đóng cửa, hiện tại các thống đốc tiểu bang có thể tự quyết định về lệnh mở cửa tùy thuộc tình hình và đưa ra luật riêng cho tiểu bang đó. Mặc dù hiện tại đã có những thông tin cho thấy tình hình dịch bệnh đã khả quan hơn nhưng quyết định mở cửa hoạt động trở lại cũng là một trách nhiệm rất lớn và cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bác sĩ Faucci tư vấn cho nhà Trắng cũng đưa ra thông tin khả quan về dịch bệnh và nói rằng có thể mở cửa dần nền kinh tế trong vòng tháng 5.
Khi nền kinh tế ngưng hoạt động vừa qua thì toàn bộ nền kinh tế đình trệ lại. Nhưng khi mở cửa lại nền kinh tế thì tâm lý người dân, các công ty, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế cần thời gian để phục hồi lại. Những ngành chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh như du lịch, khách sạn sẽ cần nhiều thời gian hơn về bắt đầu trở lại. Người dân sau một thời gian không có thu nhập khi kinh tế mở lại sẽ e dè hơn trong mọi hoạt động và chi tiêu.
Thông tin về việc Mỹ hoạt động trở lại được nhiều người quan tâm, do nước Mỹ là nền kinh tế lớn hàng đầu và ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nước trên thế giới. Mỹ cũng là một nước tiêu thụ hàng hóa hàng đầu. Những nước bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế này là các nước xuất khẩu cho Mỹ như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,...
Dịch bệnh diễn ra chính phủ Mỹ đã có những gói viện trợ cho các doanh nghiệp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Gói cứu trợ 350 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ ngay khi được triển khai đã có số lượng đơn cứu trợ vượt quá số tiền cho phép. Quốc hội Mỹ đã đề xuất thêm 250 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Đề xuất này vẫn đang chờ bỏ phiếu do chưa được thống nhất do có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia sử dụng số tiền này.
Các doanh nghiệp lớn tại Mỹ cũng được hỗ trợ bởi gói cứu trợ 2,3 nghìn tỷ USD của Cục dự trữ liên bang. Gói cứu trợ này cũng đang được đẩy nhanh để triển khai. Bên cạnh các doanh nghiệp, người dân cũng được chính phủ hứa hẹn sẽ hỗ trợ 1200 USD mỗi người. Hiện tại có một số thông tin đã có người được nhận hỗ trợ nhưng chưa có thông tin cụ thể. Nhiều thông tin cho rằng phải khoảng ít nhất 1-2 tuần nữa người dân mới có thể nhận số tiền hỗ trợ này.
Thỏa thuận dầu mỏ OPEC và các nước đồng minh.
Cuộc họp về thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu giữa OPEC và các nước đồng minh đã được thông qua. Trong đó, hai nước có sản lượng dầu lớn là Nga và Saudi Arabia đã đồng ý cắt giảm.
10th (Extraordinary) OPEC and non-OPEC Ministerial Meeting starts under the chairmanship of HRH Prince Abdul Aziz Bin Salman, Saudi Arabia’s Minister of Energy, co-Chair HE Alexander Novak, Russia’s Minister of Energy.. pic.twitter.com/u2VuGifnKB
— OPEC (@OPECSecretariat) April 12, 2020
Ở thỏa thuận này, các nước đã thống nhất sẽ cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày bắt đầu từ 01/05/2020. Đây là mức cắt giảm sản lượng lớn nhất trong lịch sử, ước tính cắt giảm đến 10% tổng sản lượng dầu trên thế giới mỗi ngày. Tổng số lượng cắt này sẽ chia ra cho mỗi quốc gia. Riêng Mexico không đồng ý với đề nghị cắt giảm 400.000 thùng nên sau phiên họp cuối đã thống nhất nước này sẽ cắt giảm ¼ số lượng đề nghị ban đầu.
Việc cắt giảm lượng dầu này có tác động đến giá dầu như thế nào vẫn chưa thấy cụ thể. Nhiều người cho rằng việc này sẽ giúp đảm bảo giá dầu về lâu dài, ít nhất cầm cự giá dầu để không bị đi xuống. Ngay 3 tháng đầu năm vừa qua giá dầu đã giảm 66%. Còn số khác lại cho rằng thông tin này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá dầu. Thị trường dầu sẽ có phản ứng như thế nào chúng ta sẽ cập nhật trong những bài viết và video tiếp theo.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital