IMF Nói Suy Thoái Tài Chính Sẽ Tệ Hơn 2008
Hôm nay, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã đưa ra thông tin báo cáo mới nhất về nền kinh tế toàn cầu. IMF cho rằng năm nay sẽ là năm mà nền kinh tế suy thoái trầm trọng hơn cả đại suy thoái kinh tế năm 2008. Vậy điều gì khiến FMF đưa ra những thông tin như vậy?
Cập nhật thị trường.
Hôm nay chứng khoán Mỹ là một phiên tăng điểm tích cực. Chỉ số Dow Jones tăng 2,39%, chỉ số S&P 500 tăng 3,06% và Nasdaq tăng 3,95%. Nhưng nhìn vào thị trường hợp đồng tương lai lại cho thấy xu hướng giảm vào ngày mai. Chỉ số Dow FUT giảm 0,49%, chỉ số S&P FUT giảm 0,55% và Nas FUT giảm 0,38%.
Hiện tại nhà đầu tư và người dân nhận được nhiều thông tin tốt về dịch bệnh khiến cho nhiều nhà đầu tư lạc quan. Nhưng cũng có rất nhiều nhà đầu tư lo lắng về tình hình kinh tế, tài chính các doanh nghiệp sau dịch bệnh đã khiến cho thị trường biến đổi lên xuống những ngày qua.
Về thị trường châu Á, chỉ số Nikkei giảm 0,44%, chỉ số Shanghai dao động rất ít, giảm 0,04% và chỉ số HSI tăng 0,34%. Vàng hôm nay đã giảm nhẹ 0,96% còn 1.751 USD/oz, còn dầu đã giảm 1,74% còn 20,46 USD/thùng.
Bitcoin hôm nay không có biến động nhiều, giá vẫn giao động quanh ngưỡng 6.900 USD. Sự tương quan giữa giá của BTC với thị trường tài chính hiện tại khá cao, để có xu hướng biến động mạnh cần những tin tức lớn ảnh hưởng đến thị trường.
Hôm nay tổng thống Trump đã phát biểu có một số tiểu bang sẽ được mở cửa sớm hơn, thông tin chi tiết sẽ tùy tình hình của từng tiểu bang đó. Thống đốc các bang cũng cần cân nhắc rất lớn trước khi quyết định mở cửa hoạt động trở lại của bang.
Những báo cáo và dự đoán nền kinh tế thế giới của IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) là một tổ chức được thành lập vào năm 1945 tại Washington DC, Mỹ và hiện có 189 quốc gia tham gia. Mục đích của IMF là thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, đảm bảo ổn định tài chính, đem lại lợi nhuận cho các quốc gia thành viên và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững toàn cầu.
IMF đưa ra báo cáo về tổng sản phẩm quốc nội - GDP (Gross Domestic Product) cho thấy dịch bệnh này khiến cho nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái lớn hơn cả đại suy thoái năm 2009 hay suy thoái năm 1930.
GDP là thước đo sức khỏe về kinh tế của một quốc gia, nó thể hiện tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Các nhà kinh tế có thể sử dụng GDP để xác định liệu một nền kinh tế đang tăng trưởng hay trải qua suy thoái, các nhà đầu tư có thể sử dụng GDP để đưa ra quyết định đầu tư.
Ở báo cáo kinh tế của IMF gọi thời kỳ khủng hoảng hiện tại là Great Lockdown. Đây là thời điểm IMF cho rằng GDP có thể giảm đến 3% toàn cầu tương đương 9000 tỷ USD, lớn hơn tổng nền kinh tế của Nhật Bản và Đức. Đợt suy thoái năm nay tồi tệ hơn cả đợt suy thoái năm 2009 và năm 1930 trước đây.
Tuy rằng GDP năm nay được dự đoán xuống rất thấp nhưng IMF lại đưa ra những dự đoán lạc quan hơn cho GDP toàn cầu năm 2021. IMF tin rằng GDP toàn cầu có thể tăng trưởng lên đến 6% do nửa năm nữa dịch bệnh sẽ dần giảm xuống và được kiểm soát. Trong trường hợp xấu nhất nếu dịch bệnh tiếp tục hoành hành thì GDP được dự đoán có thể giảm xuống đến 8%. Sự tụt giảm GDP sẽ tùy từng nền kinh tế của từng quốc gia trên thế giới và vẫn sẽ có những nước có sự tăng trưởng trong năm nay.
Với những nước phát triển chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, sự sụt giảm GDP sẽ lớn hơn các quốc gia đang phát triển. Riêng Mỹ trong ba tháng đầu năm GDP đã có sự tăng trưởng 2%. Tuy nhiên những tháng cuối năm nay GDP có thể giảm đến 5,9%. Kinh tế Mỹ đánh dấu sự kết thúc khoảng thời gian tăng trưởng dài nhất trong lịch sử từ năm 2009 đến 2020. Còn năm 2021 GDP của Mỹ được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,7%.
Châu Âu được dự đoán GDP sẽ giảm 7,5% do ảnh hưởng quá lớn bởi dịch bệnh trong năm nay. Nhưng năm tới GDP của Châu Âu được dự đoán tăng trưởng tương đương Mỹ rơi vào khoảng 4,7%. Trung Quốc và Ấn độ được IMF dự đoán năm nay vẫn có sự tăng trưởng GDP khoảng 1,2% và 1,9%, sẽ thấp hơn dự đoán trước đây rất nhiều.
Xuất nhập khẩu cũng được đề cập trong báo cáo này. Theo dự đoán của IMF, xuất nhập khẩu toàn cầu có thể giảm đến 11% tương đương với khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 và sẽ tăng trưởng khoảng 8,4% vào năm tiếp theo.
Trong những tháng tiếp theo, các quốc gia cần tiếp tục có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế, kích thích kinh tế hoạt động và phục hồi. Những biện pháp thông thường các chính phủ có thể làm như đưa ra các gói hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay,... Mỹ đã bơm 2,3 nghìn tỷ tương đương 10% GDP, Đức cũng bơm tiền tương đương 4,5% và Nhật Bản cấp gói cứu trợ lên đến 20% GDP của nước này.
Bên cạnh đó, IMF cũng dành ra 1000 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia thành viên khi cần vay thêm tiền để thúc đẩy nền kinh tế. Những tháng cuối năm sẽ là giai đoạn kinh tế khó khăn, chúc bạn có những thông tin hữu ích và có kế hoạch tốt cho bản thân.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital