XM - Đối tác Xuất sắc

Kinh Tế Bước Vào Tình Hình Nguy Cấp

27 Tháng 03, 2020 18:28


Hiện tại nhiều người hỏi liệu nền kinh tế đang bước vào khủng hoảng hay không? Bài viết này Thuận sẽ chia sẻ những góc nhìn của Thuận về khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của dịch bệnh đến tài chính.

Kinh Tế Bước Vào Tình Hình Nguy Cấp

Đầu tiên cập nhật tình hình dịch bệnh hiện tại trên thế giới. Số người nhiễm bệnh đã trên toàn thế giới đã tăng lên hơn 287.000 người (theo thống kê của  Johns Hopkins). Trong đó, số lượng người lớn nhất là Trung Quốc là 81.304 người, tiếp theo là Italia, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ,... 

Cố ca nhiễm covid-19 theo thống kê của Johns Hopkins

Hiện tại, số ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc hiện đã tăng chậm lại, còn ở Mỹ và các nước châu Âu tăng ngày càng nhanh và chưa kiểm soát được. Tại Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều có người nhiễm coronavirus. Trong đó, số lượng ca nhiễm nhiều nhất hiện tại ở các tiểu bang California, Washington, New York, New Jersey,... là những tiểu bang lớn về kinh tế.

Thông tin về dịch bệnh, tài chính hay các quyết định của chính phủ liên tục cập nhật. Đây cũng là những thông tin để những nhà đầu tư, trader cập nhật để căn cứ đưa ra quyết định mua bán trên thị trường tài chính nên thời gian vừa qua thị trường chứng khoán Mỹ biến động rất lớn và xu hướng đi xuống.

Chính phủ Mỹ dự đoán để kết thúc dịch bệnh này thì ít nhất là đến tháng bảy, tháng tám năm nay và có thể sẽ kéo dài hơn. Tác động của bệnh dịch này đến nền kinh tế ngày càng lớn.

Hiện khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng đến kinh tế thể hiện rõ rệt trên các sàn giao dịch, còn với đời sống người dân chưa quá rõ rệt. Các công ty tổn thất về doanh thu, việc kinh doanh, nhất là những công ty làm về du lịch, khách sạn và hàng không. Còn người dân rất nhiều người phải làm việc tại nhà, có những người phải nghỉ việc, người dân cũng hạn chế ra ngoài tiêu dùng mua sắm.

Do hoạt động của các công ty ngừng trệ, doanh thu cũng sẽ giảm kiến cổ phiếu các công ty giảm xuống. Giá cổ phiếu phản ánh cách nhìn của các nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu của các công ty.

Những tuần gần đây thị trường chứng khoán đã chứng kiến sự sụt giảm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng năm 1987.

Hình trên là biểu đồ về thời gian giảm giá của chứng khoán do ảnh hưởng của coronavirus với những cuộc khủng hoảng trước đây. Như trên ta thấy được chỉ sau gần 20 ngày mà chứng khoán Mỹ đã xuống 30% tính đến ngày 12/03. Trong khi đó, đợt đại khủng hoảng năm 1987 thì giảm 30% trong khoảng 39 ngày, đợt khủng hoảng năm 2007-2008 thì sau 250 ngày thị trường mới giảm xuống 30%. Thống kê thấy rằng chứng khoán đã giảm vừa rồi là một bán tháo đã xóa sạch phần lớn lợi nhuận của Phố Wall kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.

Ở Mỹ hiện tại mới có những thông báo, yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài. nếu không cần thiết. Khi người dân ở nhà hai tuần sẽ giúp ích rất nhiều về việc làm giảm tốc độ gia tăng dịch bệnh, chính phủ có thời gian chuẩn bị hay nghiên cứu liên quan đến thuốc phòng chống dịch. Và hiệu quả của việc này được nhiều trung tâm y tế đưa ra những dữ liệu cho thấy điều này. Hiện nếu số lượng ngày càng gia tăng sẽ gây áp lực và quá tải lên hệ thống y tế. 

Tình hình hiện tại kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân bình thường và cách doanh nghiệp công ty. Có những công ty sẽ phải cắt giảm nhân sự, sa thải bớt nhân viên. Còn những người thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Hiện tại người dân Mỹ cũng đầu tư rất nhiều đến vào những chứng khoán về hưu, cổ phiếu nên khi chứng khoán đi xuống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch về hưu của người dân.

Trong khủng hoảng này, những công ty doanh nghiệp cũng cần có những kế hoạch, biện pháp cho doanh nghiệp để sống sót khi kinh tế khó khăn và dịch bệnh tác động. Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng cần đưa ra những giải pháp hỗ trợ nào cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng.

Biện pháp của chính phủ hỗ trợ thông qua viện trợ tài chính, in tiền đẩy vào thị trường vẫn là những biện pháp cần thiết. Mặc dù biện pháp này sẽ để lại những hậu quả, lạm phát sau này thì đây vẫn là biện pháp cần thiết thời điểm hiện tại. Thượng viện Mỹ đã công bố đề xuất gói cứu trợ cho coronavirus thứ ba về việc trợ cấp lên đến 1.200 USD cho mỗi người dân. Do tình hình hiện tại rất cấp bách, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao, ảnh hưởng kinh tế về lâu dài nên Thuận cho rằng những viện trợ này sớm được thông qua. Người dân Mỹ sẽ sớm nhận được viện trợ để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn kinh tế trong dịch bệnh.

Về thị trường bitcoin, trong năm ngày qua tính đến hôm nay bitcoin đã tăng 23% trong khi S&P 500 giảm 11%. Bitcoin đang đi ngược xu hướng của bitcoin. Thời điểm này là cơ hội để bitcoin chứng minh được giá trị thực sự, chống lại được lạm phát của tiền pháp định hay tác động của thị trường chứng khoán thì bitcoin sẽ khẳng định được giá trị trên thị trường.

--

Tham khảo:

https://www.inquirer.com/health/coronav...

https://www.cnbc.com/2020/03/19/coronav...

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nc...

https://www.cnbc.com/2020/03/19/fund-ma...

https://www.businessinsider.com/us-one-...

 
 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
27 Tháng 03, 2020 18:28