XM - Đối tác Xuất sắc

Lãi Suất +0.25%, Hàng Loạt Các Ngân Hàng Bị Xoá Sổ |Ảnh Hưởng Từ A.I

05 Tháng 05, 2023 01:55




FED tăng lãi suất tăng 0.25% và các ngân hàng tại Hoa Kỳ tiếp tục không ổn. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đều màu đỏ nhưng BTC lại có sự tăng trưởng.

Lãi Suất +0.25%, Hàng Loạt Các Ngân Hàng Bị Xoá Sổ |Ảnh Hưởng Từ A.I

Tình hình thị trường

Chứng khoán Hoa Kỳ phiên thứ tư 3/5/2023) tiếp tục giảm điểm sau khi FED công bố mức tăng lãi suất. Hợp đồng tương lai của chứng khoán phần lớn nghiêng về xu hướng giảm. Dầu đã giảm xuống dưới 70 USD, về quanh 68 USD/thùng. Còn vàng tăng lên 2053 USD/ounce.

Bitcoin cũng tăng nhẹ lên 29,000 USD sau cuộc họp của FED. Hầu hết altcoin cũng tăng nhẹ. Vốn hóa thị trường crypto đạt 1.24 nghìn tỷ USD.

Trong phiên giao dịch ngày qua, rất nhiều cổ phiếu của các ngân hàng địa phương của Hoa Kỳ đã giảm rất mạnh. Các nhà đầu tư đang lo sợ nếu các ngân hàng này sụp đổ thì họ sẽ chịu toàn bộ rủi ro. Họ đã học được bài học từ các ngân hàng sụp đổ trước đó.

Một ngân hàng tiếp tục có những tin đồn gặp vấn đề là  PacWest Bancorp. Cổ phiếu của PacWest Bancorp đã giảm 56% trong phiên giao dịch mở rộng vào thứ tư sau khi có tin ngân hàng đang gặp rắc rối và phải cân nhắc các lựa chọn chiến lược. Ngân hàng này đang đánh giá các lựa chọn, bao gồm cả khả năng bán và mời các cố vấn để đánh giá các kế hoạch dài hạn cho công ty. Chưa có thông tin tình trạng của PacWest nhưng có thể nó sẽ nối bước các ngân hàng như First Republic, SVB,... Vấn đề của các ngân hàng không có bất cứ ai thu mua lại trước khi bị tiếp quản bởi FDIC do họ có rất nhiều nợ xấu. Do đó, có thể PacWest cũng tương tự.

Hàng loạt cổ phiếu của các ngân hàng địa phương giảm mạnh như Western Alliance giảm 31% trong khi ngày trước đó đã giảm 20%; Metropolitan Bank giảm 20% sau khi giảm 18% phiên thứ ba; HomeStreet tiếp tục giảm 17% sau khi đã giảm 16% trong thứ ba;.... Nếu sau đợt tăng này FED ngưng tăng và bắt đầu siết chặt quy định cho vay thì các ngân hàng này sẽ càng khó khăn hơn.

FED tăng 0.25% lãi suất

Nhìn chung, cuộc họp vừa qua FED đã cung cấp nhiều thông tin hơn cho thị trường và xu hướng muốn dừng tăng lãi suất. FED đã chính thức thông báo tăng thêm 0.25% lãi suất tại cuộc họp.

Sau cuộc họp, chủ tịch FED, Powell bắt đầu buổi họp báo với những lời trấn an liên quan tới vấn đề ngân hàng, rằng mọi thứ vẫn ổn. FED vẫn cam kết đẩy lùi lạm phát. Cơ quan này nhận thấy rằng kinh tế đã chậm lại, thất nghiệp thấp nhưng đã có vài dấu hiệu là việc làm và người kiếm việc đã cân bằng hơn.

FED đã thấy sự ảnh hưởng từ lãi suất đối với cho vay và bất động sản. Họ nói rằng cần thêm thời gian để thấy sự ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi các chiến lược siết chặt quy định cho vay khi FED áp dụng để giảm lạm phát. Không chỉ dừng ở đó, FED vẫn sẽ có nhiều hành động hơn nếu cần thiết.

Khi được hỏi về kế hoạch ngưng tăng lãi suất và nguy cơ suy thoái, chủ tịch FED nói rằng quyết định ngưng lãi suất thì vẫn chưa có. Tuy nhiên, FED sẽ dựa theo những dữ liệu sắp tới và sẽ trả lời trong tháng 6. FED vẫn nghĩ là kinh tế sẽ chậm lại nhưng sẽ không có suy thoái.

Còn về vấn đề nợ trần, FED nói rằng đây là vấn đề giữa Quốc Hội và Nhà Trắng. Nếu là theo quan điểm của ông Powell là cần phải tăng nhưng FED không tư vấn vấn đề này. Nếu không nâng nợ trần, FED sẽ không thể bảo vệ được nền kinh tế.

Còn câu hỏi liên quan đến ngân hàng và suy nghĩ của FED về sự ảnh hưởng từ lãi suất. FED đã xem lại thông tin từ tháng 3 về SVB và  không có nhiều  thông tin báo trước về sự sụp đổ từ SVB. Nghĩa là FED vẫn nói đây là một sự kiện bất ngờ, và các ngân hàng này sụp đổ bởi sự quản lý yếu kém chứ không phải do FED tăng lãi suất. Thêm vào đó, kể cả việc ngân hàng lớn thu mua ngân hàng đã có từ bao nhiêu năm nay là chuyện bình thường. FED vẫn nghĩ là cần phải có nhiều ngân hàng địa phương. FED vẫn nhấn mạnh những gì xảy ra là kết quả của những sự kiện bất ngờ.

Một câu hỏi khác về vấn đề khi các ngân hàng sụp đổ từ tháng ba đã cho thấy rõ ảnh hưởng nhưng tại sao tháng này FED vẫn tăng lãi suất. Chủ tịch FED trả lời rằng họ cần phải tăng lãi suất tới cần thiết rồi giữ ở mức đó một thời gian. Khi đưa ra quyết định, FED luôn phải so sánh hậu quả của không tăng lãi suất dẫn đến lạm phát tăng lại và hậu quả của tăng lãi suất dẫn đến suy thoái. Việc tăng lãi suất quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt.

FED tiếp tục quan sát tình hình với dữ liệu nhưng chủ tịch FED cũng nói rằng hiện giờ tiền tệ đang rất siết chặt. Cơ quan này nghĩ rằng họ đã gần hoặc đã đạt tới mức lãi suất cần thiết. Tuy không trực tiếp trả lời việc ngưng tăng lãi suất nhưng giọng điệu của FED cũng đã ôn hòa hơn và cho thấy rằng họ có thể đã đạt được mức lãi suất cần thiết.

FED cũng sẽ tuỳ theo tình hình thị trường, nhất là sự ảnh hưởng từ siết chặt quy định cho vay. Nếu lạm phát sẽ giảm chậm thì cơ quan này sẽ không có giảm lãi suất. Còn ngược lại, nếu lạm phát giảm với tốc độ nhanh hơn, thì giảm lãi suất là điều hoàn toàn có thể. Câu trả lời này rất khác so với cuộc họp trước đó của FED, thời điểm đó không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ ngưng tăng lãi suất.

Các công ty tăng giá để tăng lợi nhuận, ông nghĩ sao về sự ảnh hưởng đến lạm phát. Theo chủ tịch FED, đây là hậu quả của nhiều nguồn cầu và không đủ nguồn cung, dẫn đến mất cân bằng nhưng trong tương lai sẽ được cân bằng lại khi tiêu dùng giảm. Vì vậy, theo ông nó không phải là vấn đề cần lo lắng hiện nay. 

Hàng loạt ngân hàng bị xóa sổ

Dưới đây là hình ảnh về các ngân hàng đã phá sản gần đây được chia sẻ bởi Wall Street Silver ở trên Twitter (những ô tên ngân hàng đánh dấu “X” màu đỏ). Hình ảnh này gần giống như hình ảnh các công ty trong ngành crypto sụp đổ cuối năm vừa qua như Voyager, FTX,....

Các công ty crypto trước đây được ví sự sụp đổ giống như hiệu ứng domino. Lúc đó, nhiều người nói rằng crypto không có quản lý rủi ro, không có luật rõ rõ ràng nên cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần một công ty gặp vấn đề thôi là cả hệ thống gặp vấn đề. Nay điều này lại xảy ra tương tự với ngành ngân hàng ở Hoa Kỳ có sự ảnh hưởng tầm quốc tế. Một ngành có luật rất rõ ràng, chặt chẽ và có rất nhiều cơ quan quản lý rủi ro cho các ngân hàng này.

Thời điểm khủng hoảng kinh tế 2008-2009 cũng đã dẫn tới rất nhiều ngân hàng tại Hoa Kỳ sụp đổ, những cái tên với độ lớn quy mô được thể hiện bằng độ lớn vòng tròn trong hình dưới đây. Thời điểm đó, các ngân hàng sụp đổ chủ yếu là các ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên, ba ngân hàng mới sụp đổ gần đây của Hoa Kỳ đã rất lớn so với những ngân hàng trước đây. 

Những sự kiện các ngân hàng sụp đổ gần đây nhưng BTC ngày càng tăng giá. Những thông tin liên quan tới ngân hàng sụp đổ và người dân mất lòng tin vào ngân. Sự tăng giá của BTC rất là đặc biệt, nó cho chúng ta có lòng tin hơn về thông điệp ban đầu của Satoshi Nakamoto. Thông điệp đó nói rằng các  ngân hàng và hệ thống tiền tệ là một nơi không đáng tin cậy và đó là lý do mà BTC ra đời.

Thống đốc ngân hàng Anh không thích BTC

Những người đứng đầu ngân hàng thường sẽ không thích BTC bởi nó đe dọa đến hệ thống ngân hàng cũng như sức mạnh của nó. Khi được hỏi về giá trị ngày càng tăng của tiền điện tử, thống đốc Ngân hàng Anh, Andrew Bailey cho rằng crypto không có giá trị nội tại. Ông cũng nói thêm. “Chỉ mua chúng nếu bạn sẵn sàng mất hết tiền của mình.” Phát biểu quan điểm tiền điện tử của ông Andrew Bailey cũng rất dễ hiểu. Bởi chúng ta thấy rằng, chủ các khách sạn sẽ không thích Airbnb, chủ công ty taxi không thích Grab, hay hệ thống siêu thị sẽ không thích Amazon,.... Và đương nhiên, chủ các ngân hàng sẽ không thích BTC hay crypto. 

Đồng thời, việc ông nói rằng người dân chỉ nên mua crypto nếu sẵn sàng mất hết tiền của mình. Nhưng điều này cũng đúng khi nói về đồng bảng Anh. Dưới đây là biểu đồ cho thấy đồng bảng Anh ngày càng mất giá so với đồng USD. 

Trong khi đó, từ năm 1920 đến nay, đồng USD cũng đã mất giá đến hơn 92%. Có thể thấy, nếu chỉ lưu trữ tiền pháp định, cụ thể là đồng bảng Anh từ năm 1920 đến nay thì giá trị của nó gần như giảm rất nhiều. Trong khi đó, crypto lớn nhất là BTC vẫn trong xu hướng tăng giá kể từ khi ra đời đến nay, và tổng số lượng của nó chỉ giới hạn ở 21 triệu BTC.

Nợ trần của Hoa Kỳ tiếp tục được nâng lên?

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, bà Janet Yellen cho biết chính phủ nước này có thể cạn tiền để trả nợ ngay sau ngày 1/6, gây ra cuộc khủng hoảng trần nợ chưa từng thấy. Ngay cả một vụ vỡ nợ ngắn hạn cũng có thể khiến đất nước mất gần một triệu việc làm và gây ra suy thoái kinh tế.. 

Trước đây, khi đến ngày nợ trần, thường chính phủ sẽ tăng mức nợ trần lên, nhưng khả năng không tăng nợ trần vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có giải pháp thống nhất để giải quyết vấn đề nợ trần hiện nay của Hoa Kỳ. 

Gần đây, có một đề xuất được nhắc lại về việc đúc một đồng xu bạch kim có trị giá 1 nghìn tỷ USD để giải quyết vấn đề này. Đồng xu nghìn tỷ USD là một khái niệm xuất hiện trong cuộc khủng hoảng trần nợ của Hoa Kỳ năm 2011 như một cách được đề xuất để bỏ qua bất kỳ yêu cầu nào đối với Quốc hội Hoa Kỳ để tăng giới hạn vay của quốc gia, thông qua việc đúc tiền bạch kim có giá trị rất cao .

Bộ Tài chính có thể đúc tiền bạch kim với bất kỳ mệnh giá nào. Điều đó đã dẫn đến một trường phái cho rằng bà Yellen chỉ nên đúc một đồng xu bạch kim trị giá hàng nghìn tỷ USD và gửi nó để trả nợ cho đến khi có thể tìm ra một giải pháp lâu dài hơn.

Tuy nhiên, mọi người nói đây là một cách làm cực kỳ điên rồ và sẽ mở đường cho nhiều sự kiện điên rồ hơn sau này xảy ra. Chắc chắn rằng chính quyền của Biden đã không chấp nhận việc sử dụng đồng xu bạch kim trị giá 1 nghìn tỷ đô la để tránh một vụ vỡ nợ thảm khốc về kinh tế. Trước đây, đề xuất này cũng đã bị bác bỏ và cuối cùng, chính phủ Hoa Kỳ đã tiếp tục nâng mức nợ trần của họ để giải quyết vấn đề.

Sự ảnh hưởng của AI

Ngày nay, sự phát triển của AI và ứng dụng của nó ngày càng được nhắc đến nhiều, nhất là khi nhiều công ty, công tụ về AI phát triển mạnh mẽ. Nhưng điều các nhà lập pháp quan tâm chủ yếu là về vấn đề việc làm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi AI.

Vừa qua, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, bà Kamala Harris sẽ gặp các giám đốc điều hành của Google, Microsoft, OpenAI và Anthropic vào thứ năm tuần này để thảo luận về sự phát triển có trách nhiệm của trí tuệ nhân tạo. Bà Harris sẽ giải quyết nhu cầu về các biện pháp bảo vệ có thể giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn của AI và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới có đạo đức và đáng tin cậy.

Phó tổng thống cũng sẽ tham gia cùng với các thành viên cấp cao khác của chính quyền Biden, bao gồm Gina Raimondo, bộ trưởng thương mại; Jeff Zients, chánh văn phòng của Biden; Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Biden và Arati Prabhakar, giám đốc Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ, cùng những người khác.

Vấn đề việc làm ảnh hưởng bởi AI cũng đang sẽ diễn ra ngày càng nhanh hơn. Tuần qua, công ty IBM cũng thông báo rằng họ sẽ cắt giảm đến 7500 việc làm có thể dùng AI và robot thay thế. 

Ngày qua, công ty giáo dục trực tuyến Chegg cũng cho biết ChatGPT đang ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của họ. Công ty này cung cấp các dịch vụ về dạy học trực tuyến hay hỗ trợ học sinh làm bài tập thì nay, ChatGPT cũng đã giúp học sinh có thể giải các bài tập này khiến cho giảm tốc độ tăng trưởng khách hàng mới và doanh thu của họ trong thời gian tới.

Những người sáng tạo nội dung liên quan đến viết kịch bản cũng đã biểu tình để yêu cầu lương tốt hơn và cấm dùng AI trong sáng tạo hay phân tích kịch bản. Hiệp hội Nhà văn Hoa Kỳ (Writers Guild of America - WGA) gần đây đã gửi một danh sách các yêu cầu bao gồm quy định về việc sử dụng AI đối với các dự án được bảo hiểm theo thỏa thuận cơ bản tối thiểu (MBA). Họ tuyên bố rằng AI không nên được sử dụng để viết hoặc viết lại tài liệu văn học cũng như không được sử dụng làm tài liệu nguồn. Ngoài ra, hiệp hội cũng yêu cầu rằng tài liệu liên quan đến MBA không được sử dụng trong đào tạo AI.

Theo một báo cáo mới từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF), thế giới việc làm sẽ trải qua những thay đổi lớn với gần 1/4 số việc làm thay đổi trong 5 năm tới. Khoảng 23% công việc sẽ bị gián đoạn, 

Theo khảo sát được thực hiện tại 803 công ty sử dụng tổng cộng 11.3 triệu lao động tại 45 nền kinh tế khác nhau trên thế giới, WEF dự kiến sẽ có ít hơn 14 triệu việc làm tổng thể trong thời gian 5 năm, vì ước tính 83 triệu việc làm sẽ biến mất, trong khi chỉ có 69 triệu việc làm mới xuất hiện.

Một nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo có biệt danh là “Bố già của AI” đã từ chức tại công ty Công nghệ lớn Google để có thể nói chuyện cởi mở hơn về những nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ này. Trước khi từ chức, Tiến sĩ Geoffrey Hinton đã làm việc tại Google về các thuật toán máy học trong hơn một thập kỷ. Anh ấy được cho là đã có được biệt danh của mình nhờ công việc cả đời của mình trên mạng lưới thần kinh.

Trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times, mối quan tâm trực tiếp nhất của ông với AI là việc sử dụng nó để tràn ngập internet với ảnh, video và văn bản giả, đến mức nhiều người sẽ “không thể biết đâu là sự thật nữa”.

Những lo lắng khác của ông Hinton liên quan đến công nghệ AI chiếm dụng công việc. Trong tương lai, ông tin rằng AI có thể gây ra mối đe dọa cho nhân loại do nó học được những hành vi bất ngờ từ lượng dữ liệu khổng lồ mà nó phân tích.

Ông cũng bày tỏ lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang AI đang tiếp diễn nhằm tìm cách phát triển hơn nữa công nghệ này để sử dụng trong các hệ thống vũ khí tự động sát thương (LAWS).

Các thông tin khác:

  • Gemini đang tung ra một nền tảng phái sinh ngoài Hoa Kỳ để phục vụ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Singapore, Hồng Kông, Brazil và Philippines. Động thái này góp phần vào một xu hướng các công ty tiền điện tử có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyển hoạt động kinh doanh của họ sang nơi khác để đối phó với môi trường pháp lý ngày càng khó khăn tại Hoa Kỳ. 

  • Tiêu chuẩn mã thông báo BRC-20 của Bitcoin đã trở thành xu hướng mới nhất trong hệ sinh thái tiền điện tử, đặc biệt là sau khi memecoin Pepe (PEPE) tăng giá trong những tháng gần đây. Tổng cộng có 8.500 mã thông báo khác nhau đã được đúc bằng cách sử dụng tiêu chuẩn BRC-20, với phần lớn các mã thông báo BRC-20 này là memecoin, chẳng hạn như PEPE và Memetic (MEME). BRC-20 là một tiêu chuẩn mã thông báo thử nghiệm trên chuỗi khối Bitcoin được mô hình hóa trên ERC-20 của Ethereum. Nó cho phép các lập trình viên tạo và gửi các token có thể thay thế được thông qua giao thức Ordinals.

  • Các luật sư và công ty tư vấn hỗ trợ sàn FTX đã thu được tổng số tiền là 103 triệu USD tiền chi phí dịch vụ trong quý đầu tiên. Hiện FTX đã thu hồi được 7.3 tỷ USD tài sản và nhóm pháp lý của FTX đang xem xét khả năng mở lại sàn này vào đầu tháng 4 năm 2024.


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
05 Tháng 05, 2023 01:55