Sao chép giao dịch XM

Một tuần đầy sôi động: Hạn chót ETH ETF, dự luật crypto bỏ phiếu, FED

20 Tháng 05, 2024 02:19


Tuần tới đã đến với nhiều sự kiện được chờ đón. Trong đó, có hai dự luật quan trọng về crypto sẽ được bỏ phiếu ở Hoa Kỳ.

Một tuần đầy sôi động: Hạn chót ETH ETF, dự luật crypto bỏ phiếu, FED

Tình hình thị trường

Bitcoin cuối tuần không có nhiều sự biến động, giá vẫn ở quanh 66,800 USD. Các altcoin lớn đa số điều chỉnh nhẹ. Vốn hóa thị trường crypto ở mức 2.531 nghìn tỷ USD.

Tỷ lệ BTC có lời ở mức 93.1%. Giá hồi phục nên chỉ số này cũng tăng trưởng.

Riêng ngày thứ 7, đã có 10,000 BTC rời khỏi các sàn giao dịch. Đây là một dấu hiệu của sự tích lũy. Số lượng BTC trên các sàn ngày càng giảm.

Tuần này, thị trường sẽ thấy các quan chức FED địa phương phát biểu như Phó Chủ tịch Giám sát của Fed Michael Barr, thống đốc Fed Christopher Waller, chủ tịch Fed địa phương Cleveland Loretta Mester,... Bên cạnh đó, biên bản cuộc họp FOMC tháng 5 của Fed cũng sẽ được công bố. Quan điểm của các quan chức FED khác về lãi suất cũng sẽ được thể hiện trong văn bản này. 

Hai dự luật quan trọng cho crypto sẽ được bỏ phiếu ở Hoa Kỳ

Thị trường sẽ nhận được nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến crypto ở Hoa Kỳ trong tuần. Đầu tiên, vào thứ năm tuần này là hạn chót của đề xuất Ethereum ETF cho Vaneck. SEC sẽ phải đưa ra quyết định từ chối hoặc phê duyệt với đơn đề xuất này.

Katherine Dowling, Luật Sư Trưởng của Bitwise đã nói về điều này, rằng "Tất cả mọi người đều chờ đợi một lệnh không phê duyệt…". Bitwise cũng đã nộp đơn đề xuất Spot-Ether ETF và đang chờ kết quả. Hạn chót để ra quyết định cho quỹ Ether Spot ETF đầu tiên là ngày 23 tháng 5.

Tiếp đến, các dự luật về crypto đang được thúc đẩy nhanh hơn thời gian gần đây. Hạ viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ bỏ phiếu cho hai dự luật quan trọng có thể định hình tương lai của crypto trong tuần này. Các dự luật này, được gọi là Đạo luật Chống Giám sát CBDC và Đạo luật Làm rõ Rằng Crypto Không Phải Là Chứng Khoán hoặc Hợp Đồng Đầu Tư, đã thu hút sự chú ý đáng kể từ cộng đồng crypto và những người ủng hộ quy định.

Đạo luật Chống Giám sát CBDC nhằm mục đích hạn chế khả năng của chính phủ trong việc theo dõi các giao dịch tiền kỹ thuật số của công dân. Dự luật này sẽ ngăn chặn Fed phát triển một CBDC cho người dân. Tuy nhiên, họ có thể phát hành CBDC dùng cho các doanh nghiệp. Điều này nhằm giải quyết những lo ngại về việc chính phủ sử dụng CBDC để theo dõi chi tiêu của cá nhân và kiểm soát hành vi tài chính.

Dự Luật Làm rõ Rằng Crypto Không Phải Là Chứng Khoán hoặc Hợp Đồng Đầu Tư sẽ phân loại tiền điện tử như một tài sản riêng biệt, tách biệt khỏi chứng khoán và hợp đồng đầu tư. Luật chứng khoán đã ra đời từ năm 1933, trước khi có internet ra đời và nó không còn phù hợp để áp dụng với crypto hiện tại. Những năm gần đây, các công ty crypto như Kraken, Coinbase,... chỉ có thể giao dịch crypto và không có bằng hoạt động chứng khoán. Đồng thời, họ cũng như không thể đăng ký với SEC bởi cơ quan này không có luật rõ ràng nào để xác định crypto nào được coi là chứng khoán. 

Do đó, nếu một token nào được coi là chứng khoán họ sẽ không được phép cho giao dịch hoặc xóa khỏi nền tảng của họ. Hoa Kỳ là thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu, cho nên, các dự án crypto đều đứng lên muốn có quy định rõ ràng cho crypto để có thể định hướng phát triển.

Sự đàn áp dữ dội và mạnh mẽ của ông Gary Gensler và SEC trong vòng một năm qua cũng phần nào giúp cho các luật về crypto được đẩy nhanh hơn. Dù nhiều công ty crypto đã gặp khó khăn trong thời gian đó, nhưng nhìn mặt tích cực, nó đã giúp cho các luật được thúc đẩy.

Cập nhật SAB121 và sự thay đổi quan điểm ở Hoa Kỳ

Tòa báo Politico, chuyên về chính trị, đã viết về một số sự thay đổi quan điểm về crypto trong giới chính trị Hoa Kỳ.

Bài viết đã đề cập rằng, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đang phải đối mặt với áp lực từ chính đảng của mình trong chiến dịch chống lại crypto.

Hàng chục đảng viên Dân chủ, bao gồm Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer, đã bất đồng với bà trong những ngày gần đây và ủng hộ nỗ lực hủy bỏ quy định SAB 121 của SEC, mở đường cho các ngân hàng nắm giữ crypto.

Tổng thống Biden đã từng nói sẽ phủ quyết dự luật hủy bỏ SAB 121, nhưng đó là trước khi chúng ta thấy có rất nhiều đảng viên Đảng Dân chủ bất ngờ ủng hộ crypto. Tuần sau chúng ta sẽ xem liệu ông có ký dự luật này hay không. Elizabeth Warren đang đứng bên trái của lịch sử.

Ngoài ra, Dựa trên dữ liệu tháng 3 của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Tether là đơn vị nắm giữ công trái phiếu Hoa Kỳ lớn thứ 19 trong số các quốc gia, nhiều hơn Đức và chỉ đứng sau Hàn Quốc. 

Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi khi Trung Quốc đã bán tháo công trái phiếu Hoa Kỳ, giảm từ 869 tỷ USD xuống còn 767 tỷ USD trong năm qua. Đồng thời, Nhật Bản, quốc gia nắm giữ nhiều công trái phiếu nhất với khoảng 1.2 nghìn tỷ USD, có thể cần phải bán để hỗ trợ đồng Yên.

Stablecoin như Tether và USDC có thể sẽ trở thành những đơn vị mua công trái phiếu quan trọng. Các stablecoin đang góp phần có lợi cho đồng USD. Các công ty phát hành stablecoin cũng đang là đơn vị nắm giữ lượng đáng kể trái phiếu Hoa Kỳ. Với những lợi ích này, Hoa Kỳ sẽ phải ủng hộ crypto.

Bitcoin: tài sản lưu trữ giá trị

Một chia sẻ đáng chú ý của Bitcoin Magazine nói rằng, số tiền chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ người dân 1200 USD vào năm 2020, nếu đầu tư vào Bitcoin thì thời điểm này nó sẽ giá trị lên đến 12,096 USD. 

Lạm phát vẫn luôn diễn ra, và khi lạm phát tăng cao như những năm gần đây thì tiền pháp định mất giá càng nhanh hơn. Do đó, nếu đầu tư có rủi ro nhưng không đầu tư thì tiền người dân nắm giữ chỉ có một kết quả duy nhất ngày càng mất giá trị. 

Tài sản lưu trữ giá trị là những tài sản có thể lưu trữ được sức mua của người dân. Và thậm chí nó có thể tăng theo thời gian. Bitcoin là một tài sản như vậy. Để thấy rõ điều này, chúng ta nhìn vào thời điểm công ty MicroStrategy bắt đầu chiến lược đầu tư BTC dài hạn vào tháng 08/2020. Từ đó đến nay, BTC là tài sản tăng trưởng tốt nhất so với các tài sản khác như chứng khoán S&P 500, vàng, trái phiếu,.... Có thể thấy, BTC là một tài sản đem đến lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư và tính thanh khoản cao.

Đến năm 2024, với sự ra đời của BTC spot ETF, nhiều nhà đầu tư lớn đã thay đổi quan điểm và họ cũng cho rằng, không đầu tư vào BTC mới là điều rủi ro. Đặc biệt, các quỹ đầu tư cũng cần thay đổi cách nhìn của họ về BTC. Những quỹ đầu tư dù đầu tư tỷ trọng nhỏ vào BTC nhưng với sự tăng trưởng của BTC có thể đem lại cho họ lợi nhuận lớn. Tức rủi ro thấp nhưng lợi nhuận cao hơn so với các tài sản khác. 

Cập nhật BTC spot ETF

Tuần qua, các quỹ BTC spot ETF Hoa Kỳ đã có kết quả tốt với dòng tiền dương trở lại. 

Đặc biệt, quỹ GBTC đã có một tuần có dòng tiền vào dương đầu tiên trong lịch sử giao dịch kể từ khi bắt đầu. 

Đến nay, GBTC vẫn là quỹ ETF nắm giữ số lượng BTC lớn nhất nhưng nó đã giảm rất nhiều kể từ khi bắt đầu giao dịch. Trong khi đó, số lượng BTC của BlackRock ngày càng tăng và đang rất gần với GBTC. Với tốc độ này, BlackRock sẽ nhanh chóng vượt mặt GBTC và dẫn đầu.

Tuy chưa rõ những tác động cùa dòng tiền tuần BTC spot ETF tuần qua nhưng nó đã có những áp lực hơn lên nguồn cung và giá cả. Bởi số lượng BTC được đào ra thấp hơn rất nhiều số BTC được thu mua bởi các quỹ ETF. Về dài hạn, với nguồn cung giới hạn và nguồn cầu tăng sẽ gây áp lực với giá của BTC.

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
20 Tháng 05, 2024 02:19