Ví Lạnh Trezor Chính Hãng

Mỹ, EU, Nhật Bản Muốn Đưa Ra Luật Về Crypto, Stablecoin

02 Tháng 04, 2022 02:45




Ngày qua, Bitcoin giảm mạnh từ 47,000 USD xuống 44,500 USD và sau đó hồi phục nhẹ. Dù không có những dấu hiệu cụ thể khiến giá giảm nhưng các nước lớn cũng cùng nhau đưa ra những đề xuất luật liên quan đến crypto.

Mỹ, EU, Nhật Bản Muốn Đưa Ra Luật Về Crypto, Stablecoin

Tình hình thị trường

Giá Bitcoin đã đột ngột giảm về mức 44,000 USD. Một số altcoin điều chỉnh nhẹ không đáng kể. Các altcoin điều chỉnh nhẹ.

Số lượng BTC nạp rút lên sàn ở mức thông thường. BTC rút khỏi sàn chênh không đáng kể với lượng nạp lên sàn.

Dù giá giảm nhanh nhưng số lượng đòn bẩy thanh lý ở mức thấp. Đa số lệnh bị thanh lý đa số là lệnh Long. Nên đây không phải là yếu tố khiến giá giảm nhanh.

Tổng lượng đòn bẩy trên các sàn giao dịch vẫn ở mức cao trong vòng ba năm trở lại đây. Lượng đòn bẩy có giảm nhẹ sau khi BTC đi xuống.

Những dữ liệu của on-chain cho thấy gần đây có dấu hiệu thợ đào bán. Một người với tên Crypto Sunmoon chia sẻ trên CryptoQuant rằng, trước mỗi đợt thị trường tăng trưởng (bull market) thì thường thấy thợ đào tăng lượng bán. Khi thợ đào bán là họ tin rằng thị trường đã tốt hơn và bước vào tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn hợp lý.

Còn về thị trường chứng khoán, kết thúc phiên Dow Jones giảm 1.56%, S&P 500 giảm 1,57% và Nasdaq giảm 1,54%. Mức lỗ sâu sắc hơn trong giờ giao dịch cuối cùng của tháng 3 cũng như của quý 1/2022 và cổ phiếu đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên.

Chứng khoán giảm bởi Lợi tức công trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm đảo ngược lần đầu tiên kể từ năm 2019 vào thứ năm, cho thấy một tín hiệu cảnh báo một cuộc suy thoái có thể sắp xảy ra. 

Theo dự đoán của Bespoke, khi đường cong lợi tức đảo ngược, “có hơn 2/3 khả năng xảy ra suy thoái vào một thời điểm nào đó trong năm tới và hơn 98% khả năng suy thoái vào một thời điểm nào đó trong hai năm tới”. Thêm vào đó là lo lắng của nhà đầu tư về việc Fed tăng lãi suất khiến lãi suất ngắn hạn tăng và có thể khiến lợi tức ngắn hạn càng tăng hơn nữa. Nguy cơ đường cong lợi suất đảo càng có nguy cơ xảy ra cao hơn.

Giá vàng cũng giảm về 1939 USD/ounce. Còn giá dầu đã giảm về dưới 99 USD/thùng.

Giá dầu giảm bởi thông tin chính phủ Mỹ sẽ cung cấp 1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ nguồn dự trữ chiến lược của mình để giúp giảm giá khí đốt và chống lạm phát trên toàn quốc. Mỹ là nước khai thác dầu thuộc những nước đứng đầu trên thế giới nhưng lượng dầu xuất khẩu không cao. Và lượng dầu dự trữ thường để dùng cho chiến lược quân sự nên tổng thống Biden quyết định giải phóng dầu dự trữ để giảm giá xăng dầu cho người dân.

Các nước ồ ạt đề xuất luật về crypto

Những ngày qua, nhiều quốc gia lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... liên tục đưa ra những thông tin, đề xuất liên quan đến luật để áp dụng với thị trường crypto. Nhiều đề xuất cho thấy chính phủ chưa thực sự hiểu rõ về crypto hoặc hỗ trợ để crypto phát triển và bảo vệ nhà đầu tư.

Hoa Kỳ

Ngày qua, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren cho biết đã đến lúc Hoa Kỳ tạo ra đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) của riêng mình. Bà Warren vẫn coi tiền điện tử giống như bong bóng bất động sản, tăng rồi lại vỡ và lại hình thành. Tuy nhiên, bất động sản hay BTC dù tăng trưởng mạnh rồi giảm mạnh nhưng giá sau này ngày càng cao, giá đỉnh và giá thấp nhất ngày càng tăng.

Đáp lại những phát biểu của nghị sĩ Warren, nghị sĩ Tom Emmer nói rằng, bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào của ngân hàng trung ương không có mã nguồn mở, giao dịch cần được cho phép và không có quyền riêng tư - chỉ đơn giản là một công cụ giám sát.  Tiền điện tử tạo ra tự do, không như tiền điện tử của ngân hàng trung ương Trung Quốc. 

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz, thành viên của Ủy ban Thương mại Thượng viện cũng đã đề xuất dự luật cấm Fed phát hành tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) trực tiếp cho các cá nhân.

Lý do ông nêu ra rằng, các quốc gia khác như Trung Quốc, phát triển các CBDC bỏ qua các lợi ích và bảo vệ tiền mặt, điều quan trọng hơn bao giờ hết là đảm bảo chính sách tiền tệ kỹ thuật số của Hoa Kỳ bảo vệ quyền riêng tư về tài chính, duy trì sự thống trị của đồng USD và thúc đẩy sự đổi mới. Các CBDC không tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản này có thể cho phép một thực thể như Cục Dự trữ Liên bang tự vận động thành một ngân hàng bán lẻ, thu thập thông tin nhận dạng cá nhân về người dùng và theo dõi các giao dịch của họ vô thời hạn. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz nhấn mạnh rằng Fed không và cũng không nên có thẩm quyền cung cấp tài khoản ngân hàng cho các cá nhân.

Liên minh châu Âu (EU)

Các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu EU vừa qua cũng đã ủng hộ các quy tắc truy xuất nguồn gốc cứng rắn hơn đối với việc chuyển Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, trong một động thái mà ngành công nghiệp cho biết sẽ làm xói mòn quyền riêng tư, cản trở sự đổi mới và khiến người dùng có nguy cơ trộm cắp cao hơn.

Dự thảo luật, một phần của cuộc chiến rộng lớn hơn chống rửa tiền và tội phạm tài chính, sẽ yêu cầu các công ty tiền điện tử thu thập và chia sẻ dữ liệu về các giao dịch trong một doanh nghiệp cho đến nay đã phát triển mạnh nhờ tính ẩn danh của nó. Luật này yêu cầu các sàn giao dịch cần xác minh thân phận với mỗi giao dịch gửi ra ngoài sàn có giá trị từ 1000 Euro trở lên. Nhiều người đã lên tiếng cho rằng, dự luật này nếu thành luật sẽ vi phạm quyền riêng tư của công dân.

Không chỉ EU, chính phủ nước Anh có thể công bố các kế hoạch được chờ đợi từ lâu để điều chỉnh thị trường tiền điện tử trong những tuần tới. Người ta cho rằng Thủ tướng Rishi Sunak sẽ công bố một cơ chế quản lý mới cho tiền điện tử tập trung vào stablecoin, loại tiền điện tử ít biến động hơn được hỗ trợ bởi các loại tài sản truyền thống hơn như vàng hoặc tiền mặt.

Nhật Bản

Một nước lớn ở châu Á là Nhật Bản cũng lên tiếng. Quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã cảnh báo các quốc gia G7 rằng đồng hồ đang chuyển sang một khuôn khổ chung để điều chỉnh tiền điện tử. BOJ cảnh báo các nhà hoạch định chính sách G7 cần nhanh chóng nỗ lực để hạn chế nguy cơ trốn tránh lệnh trừng phạt do tiền điện tử cung cấp do xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Họ tuyên bố rằng các biện pháp thích hợp cần được đưa ra trước khi tiền điện tử “nâng cấp” hệ thống thanh toán toàn cầu.

Phó giám đốc quỹ IMF Gita Gopinath cũng lên tiếng rằng các biện pháp trừng phạt tài chính áp đặt lên Nga đe dọa làm loãng dần sự thống trị của đồng USD và có thể dẫn đến hệ thống tiền tệ quốc tế phân mảnh hơn. Bà cũng nói rằng cuộc chiến cũng sẽ thúc đẩy việc áp dụng tài chính kỹ thuật số, từ tiền điện tử đến stablecoin và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.

Tất cả những thông tin liên quan đến đề xuất luật trên cũng cho thấy thị trường crypto cần có luật tốt và bảo vệ nhà đầu tư. Các luật này cũng có thể là yếu tố thúc đẩy thị trường crypto phát triển. BTC và crypto cũng dần trở thành một phần thị trường tài chính nên nó cũng có sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố khác trong nền kinh tế hiện tại. Để có luật hợp lý, các chính phủ cần có định nghĩa luật rõ ràng về crypto và tìm hiểu kỹ về crypto. Khi đó, luật đưa ra vừa hợp lý để crypto phát triển và chính phủ có thể tận dụng được các lợi ích về thuế, việc làm hay phát triển kinh tế,...

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
02 Tháng 04, 2022 02:45