Nền Kinh Tế Chậm Lại |Tại Sao Bạn Cần Phải ĐẦU TƯ ?
Nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu cho thấy nó tiếp tục chậm lại. Lạm phát đang trong xu hướng giảm nhưng đến một thời điểm nào đó, FED hay chính phủ sẽ phải giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ. Khi đó, tiền ngày càng mất giá và đầu tư sẽ là một điều cực kỳ quan trọng giúp tránh được lạm phát và gia tăng tài sản.
Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ phiên thứ hai đầu tuần (16/5) giảm ở cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq. Hợp đồng tương lai của chứng khoán nghiêng về xu hướng tăng. Vàng và dầu dao động quanh 1994 USD/ounce và 70 USD/thùng.
Bitcoin vẫn quanh 26,800 USD. Thị trường điều chỉnh nhẹ. Vốn hóa thị trường crypto quanh 1.16 nghìn tỷ USD.
Vấn đề nợ trần của Hoa Kỳ vẫn chưa được thống nhất. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã tái khẳng định trước Quốc hội rằng Hoa Kỳ có thể vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 1 tháng sáu. Ngày qua, tổng thống Joe Biden đã tổ chức cuộc họp thứ hai cho các nhà lãnh đạo quốc hội tại Nhà Trắng về trần nợ.
Những người tham dự cho biết họ đã đạt được tiến bộ, bao gồm cả việc thông qua một thỏa thuận biến các cuộc đàm phán giới hạn nợ đa phương thành các cuộc đàm phán trực tiếp một đối một giữa một đồng minh thân cận của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và hai phụ tá Nhà Trắng, thay mặt cho tổng thống Biden. Tuy nhiên, cuộc họp này vẫn chưa có kết luận nào được đưa ra về nợ trần.
Bloomberg có một khảo sát về tài sản mà người đầu tư sẽ lựa chọn nếu trường hợp chính phủ trả nợ trần trễ. Lựa chọn lớn nhất vẫn là vàng, và công trái phiếu lớn thứ hai. Và xếp hạng thứ ba các nhà đầu tư cả chuyên nghiệp lẫn nhà đầu tư thông thường đều lựa chọn Bitcoin. Dù vốn hóa vẫn rất nhỏ và không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào nhưng điều này cho thấy BTC vẫn được công nhận bởi giới đầu tư.
Một câu hỏi khác trong khảo sát của Bloomberg về suy nghĩ của nhà đầu tư như thế nào khi Hoa Kỳ càng đến gần giới hạn nợ. Kết quả cho thấy phần lớn nhà đầu tư nghĩ rằng cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng nhưng không tệ như năm 2011.
Càng đến gần ngày hết hạn nợ trần, sự lo lắng với nhà đầu tư càng tăng, nhất là các nhà đầu tư ngắn hạn. Còn những nhà đầu tư dài hạn không nên và không cần lo lắng về vấn đề này.
Nhiều dấu hiệu rõ ràng kinh tế đã chậm lại
Nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như thế giới lúc này nhìn chung đã chậm lại. Nhiều chỉ số kinh tế cho thấy điều này và giá dầu vẫn không tăng dù OPEC+ cắt giảm lãi suất gần đây.
Báo cáo hoạt động sản xuất ở Bang New York đã sụt giảm trong tháng 5. Chỉ số "Empire State" của Fed khu vực về điều kiện kinh doanh hiện tại đã giảm mạnh 42.6 điểm xuống -31.8 trong tháng này. Chỉ số dưới 0 báo hiệu lĩnh vực sản xuất của New York đang bị thu hẹp. Sự sụt giảm theo sau mức tăng 35.4 điểm trong tháng 4, đã nâng chỉ số này lên mức tích cực là 10.8.
Nhiều công ty bán lẽ cũng báo cáo kết quả kinh doanh quý I sụt giảm. Home Depot đã báo cáo doanh thu hụt lớn nhất trong hơn 20 năm và hạ dự báo cho năm nay, do người tiêu dùng trì hoãn các dự án lớn và mua ít mặt hàng đắt tiền hơn như bộ đồ ngoài trời và vỉ nướng.
Home Depot cho biết họ hiện dự kiến doanh số bán hàng và doanh số bán hàng tương đương sẽ giảm từ 2% đến 5% trong năm tài chính. Thường khách hàng của Home Depot có tài chính tốt hơn ở Hoa Kỳ, với kết quả này cho thấy nhóm người này cũng đã cắt giảm chi tiêu của mình xuống. Lãi suất tăng có nguy cơ làm giảm nhu cầu mua nhà của những người mua nhà tiềm năng và giảm giá trị nhà ở. Các cửa hàng tạp hóa và nhu yếu phẩm hiện đang chiếm một khoản lớn hơn trong ngân sách của các hộ gia đình.
Không chỉ vậy, báo cáo tổng nợ tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ đã đạt mức cao mới trong quý đầu tiên của năm 2023. Con số nợ tiêu dùng đã vượt qua 17 nghìn tỷ USD ngay cả trong bối cảnh hoạt động vay mua nhà giảm mạnh. Các khoản vay thế chấp mới, bao gồm cả các khoản tái cấp vốn, chỉ đạt tổng cộng 323,5 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ quý 2 năm 2014.
Về tình hình các ngân hàng địa phương tuần qua khá im lặng. Khi được hỏi, CEO JPMorgan Chase, Jamie Dimon cho biết rằng không có khả năng ngân hàng của ông sẽ mua lại một công ty cho vay đang gặp khó khăn khác sau khi mua lại First Republic.
Tỷ phú, nhà đầu tư Paul Tudor Jones đã chia sẻ trong buổi phỏng vấn với CNBC rằng ông tin tưởng vào tương lai dài hạn của BTC. Với ông biết đến và đầu tư Bitcoin từ lâu, đến nay với ông, BTC vẫn là một tài sản để đa dạng hóa và đầu tư dài hạn.
Về lãi suất, ông nghĩ rằng đợt tăng vừa rồi sẽ là lần cuối FED tăng lãi suất. Và chỉ số CPI đã giảm rất nhanh trong 12 tháng nên đây là sự thành công của FED. Lạm phát đang trên đường đi về con số 2%. Do đó, ông cho rằng chứng khoán Hoa Kỳ năm nay sẽ tốt hơn đầu năm, tức cổ phiếu sẽ có sự tăng trưởng từ từ.
Về Bitcoin, ông không nghĩ nó sẽ là tài sản tăng trưởng mạnh nhất khi FED nới lỏng tiền tệ và giảm lãi suất. Paul Tudor Jones tin rằng Bitcoin là tài sản lưu trữ giá trị dài hạn và để đa dạng hóa đầu tư bởi nó là một tài sản mà không ai có thể in thêm. Thời điểm này, ông vẫn tiếp tục lưu trữ BTC.
Phần lớn nhà đầu tư cũng cùng quan điểm nghĩ rằng FED sẽ ngưng tăng lãi suất vào cuộc họp tháng sáu.
Tại sao bạn nên đầu tư?
Để đạt được những gì chúng ta mong muốn, hiểu về đầu tư là vô cùng quan trọng. Chính phủ in tiền quá nhiều khiến cho lạm phát tăng và tiền pháp định ngày càng mất giá. Vì vậy, đầu tư vào các tài sản lưu trữ giá trị đầu tiên giúp cho tiền của chúng ta không bị mất đi giá trị. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, chúng ta gặp khó khăn trong việc tập trung và duy trì niềm tin khi phải đối mặt với thông tin tiêu cực liên tục. Mặc dù không phải tất cả thông tin liên quan đến lạm phát, lãi suất, nợ trần và tình hình kinh tế chậm lại đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của chúng ta, việc lựa chọn thông tin phù hợp là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định tài chính sáng suốt. Để đạt được quyết định đầu tư thông minh, chúng ta cần tổng hợp thông tin và xem xét mục tiêu dài hạn. Nếu không, chúng ta có thể bỏ lỡ những cơ hội quan trọng.
Biểu đồ trên cho thấy sự thay đổi tài sản của người dân Hoa Kỳ từ năm 1990 đến cuối năm 2022. Qua biểu đồ, chúng ta thấy được tổng tài sản của chỉ 10% người giàu nhất nắm giữ đến 68% tổng tài sản. Còn 50% những người nắm giữ tài sản ít nhất chỉ nắm chưa đến 3% tổng tài sản. Trong suốt giai đoạn này, chúng ta đã trải qua nhiều khủng hoảng tài chính và suy thoái, với những quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) tác động mạnh mẽ. Mỗi khi xảy ra suy thoái, tài sản của những người giàu tiếp tục tăng lên nhờ việc đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu và các tài sản khác. Điều này khiến tầng lớp giàu có ngày càng giàu hơn khi tài sản mới chuyển vào tay họ. Sự gia tăng nhanh chóng này đến từ việc tài sản tăng giá trị và tổng giá trị tài sản ngày càng lớn. Trái lại, những người không đầu tư vào các tài sản này sẽ không thể hưởng lợi như vậy. Do đó, chúng ta cần tập trung vào việc tích lũy tài sản trong dài hạn.
Theo thời gian, nhiều loại tài sản như bất động sản và chứng khoán đã trải qua giai đoạn tăng giá trị. Tuy nhiên, phần lớn những lợi ích này đã thuộc về những người giàu nhất. Cuối cùng, người chiến thắng trong cuộc đời này chính là người sở hữu tài sản. Trong tương lai gần, dự kiến FED sẽ giảm lãi suất. Mặc dù có thể sẽ có một số loại tài sản trải qua giai đoạn giảm giá trong thời điểm đó, điều quan trọng là sau đó, tài sản lại sẽ tăng giá khi FED giảm lãi suất và tiền được bơm vào thị trường. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho những người sở hữu tài sản, và họ không cần lo lắng về việc cổ phiếu sẽ tăng hay giảm trong tháng tới. Để có được một tương lai giàu có hơn, chúng ta cần có tư duy tích cực và tập trung vào việc tích lũy tài sản lâu dài. Nếu chúng ta muốn có tài sản lớn hơn trong tương lai, chúng ta cần thực hiện những hành động như tìm kiếm cơ hội thu nhập bổ sung, cắt giảm các chi tiêu không cần thiết và đặt niềm tin vào việc tiết kiệm.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital