XM - Đối tác Xuất sắc

Tại Sao Nên Quan Tâm Tới Đầu Tư Dài Hạn |FedNOW Sẽ Ảnh Hưởng Đến Crypto?

22 Tháng 07, 2023 00:29




Đầu tư dài hạn vẫn là chiến lược quan trọng nhất với Thuận và những chia sẻ của Thuận lâu nay. Chúng ta cùng bàn thêm về lý do nên quan tâm đến đầu tư dài hạn dưới đây nhé.

Tại Sao Nên Quan Tâm Tới Đầu Tư Dài Hạn |FedNOW  Sẽ Ảnh Hưởng Đến Crypto?

Tình hình thị trường

Chứng khoán Hoa Kỳ ngày 20/7 có chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng trưởng, còn S&P 500 và Nasdaq đều giảm. Hợp đồng tương lai của chứng khoán nghiêng về xu hướng tăng. Dầu và vàng quanh 74 USD/thùng và 1974 USD/ounce.

Bitcoin điều chỉnh về 29,700 USD. Phần lớn altcoin điều chỉnh theo. Vốn hóa thị trường crypto ở mức 1.24 nghìn tỷ USD.

Tại sao nên quan tâm đầu tư dài hạn?

Đầu tư trung bình giá dài hạn là phương pháp Thuận vẫn áp dụng lâu nay với nhiều tài sản như chứng khoán và cả crypto, chủ yếu là BTC. Nhìn dài hạn chúng ta thấy được giá BTC biến động rất lớn trong mỗi chu kỳ bốn năm. Nhưng khi nhìn vào sự biến động này, nhà đầu tư rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý. Dưới đây là một biểu đồ cho thấy các cách nhìn khác nhau đối với giá của BTC để nhà đầu tư có thể lựa chọn kết hợp dùng trong đầu tư.

Trong biểu đồ này có ba phần cho thấy sự biến động giá của BTC khác nhau. Phần đầu là biểu đồ giá thông thường của BTC tính theo giá tuyệt đối. Biểu đồ ở giữa là sự thay đổi của giá BTC tính theo tỷ lệ phần trăm thay đổi. Dưới cùng là biểu đồ giá BTC ít biến động hơn là biểu đồ dựa theo khái niệm, cho thấy rõ nhất chu kỳ biến động của BTC.

Bitcoin (BTC) là một loại tài sản có chu kỳ tăng trưởng, nhưng không phải là duy nhất. Tài sản khác cũng có chu kỳ tồn tại nhiều năm và có sự tăng trưởng theo thời gian. Một số tài sản có chu kỳ như chứng khoán, vàng, bất động sản,.... Do đó, khi đầu tư dài hạn nhìn vào biểu đồ theo biến động giá thật của BTC, nhà đầu tư rất dễ bị chi phối tâm lý. Điều này khiến việc đầu tư dài hạn vào BTC trở nên khó khăn.

Thông tin xấu liên tục xảy ra và giá cả BTC dao động mạnh, làm cho việc đầu tư dài hạn trở nên thách thức. Để đánh giá dài hạn, chúng ta cần nhìn vào biểu đồ và nhận ra sự dao động giá. Nhưng điều quan trọng là nhìn thấy xu hướng tăng trưởng theo thời gian của một tài sản. Điều này thu hút sự quan tâm dài hạn, và chúng ta muốn tìm kiếm tài sản có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Trong khi đó, chúng ta nhìn biểu đồ cho thấy rõ chu kỳ sẽ cho nhà đầu tư dài hạn thấy được xu hướng tăng trưởng dài hạn của BTC. Nó sẽ giúp họ tránh ảnh hưởng tâm lý thị trường trong ngắn hạn bởi sự biến động mạnh của giá, tin xấu và dễ dàng đưa ra quyết định hợp lý hơn. Việc quan sát thị trường hàng ngày có thể làm họ không tin tưởng vào những biến động giá. Tuy nhiên, những người đầu tư thành công thường quan tâm đến chu kỳ thị trường và tập trung vào việc phân tích dài hạn. Việc tìm hiểu các biểu đồ phù hợp và theo dõi chu kỳ thị trường có thể giúp chúng ta đưa ra các quyết định đầu tư chính xác.

Một thị trường có nhiều người quá bi quan thì có xu hướng giảm, vì có quá ít người mua và quá nhiều người bán. Ngược lại, nếu có quá nhiều người lạc quan, giá cả có thể tăng quá cao do sự đẩy giá từ lòng tham. Việc sử dụng các chỉ số và công cụ phân tích có thể giúp chúng ta đánh giá tình hình thị trường một cách chính xác hơn, không dựa vào cảm tính và tình trạng tâm lý của đám đông.

Tesla add code Bitcoin

Cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô điện Tesla đã giảm gần 10% trong ngày qua. Các nhà đầu tư đã thất vọng với những kết quả khả quan ban đầu do bình luận không chính xác của Elon Musk và các giám đốc điều hành khác về phương tiện mới nhất của công ty, Cybertruck và một chiếc ô tô rô-bốt đã được lên kế hoạch chưa được ra mắt.

Nhìn ngắn hạn chúng ta thấy cổ phiếu Tesla giảm nhưng nhìn dài hạn từ đầu năm 2023 đến nay, cổ phiếu công ty này đã tăng hơn 120%. Nên đợt giảm này chỉ là một sự điều chỉnh nhỏ và Thuận vẫn tin tưởng dài hạn vào Tesla.

Ngày qua, Elon Musk cũng tham gia một Podcast và chia sẻ quan điểm về vụ kiện của Ripple. Ông khen podcast này, chia sẻ dòng tweet trên trang cá nhân của mình và viết "Podcast hay". Với chiến thắng một phần gần đây của Ripple tại tòa án, Elon Musk cho rằng nó không chỉ quan trọng đối với Ripple mà còn tốt cho thị trường crypto. Nó cũng mang lại hy vọng cho không gian tiền điện tử rằng SEC sẽ không có toàn quyền gây áp lực lên các công ty tiền điện tử của Hoa Kỳ và các mã thông báo tiền điện tử mà họ làm việc bất cứ lúc nào họ thấy phù hợp.

Tuy không phải là người ủng hộ Ripple và chưa từng nhắc tới Ripple trước đây, nhưng Elon Musk lại không có cảm tình với SEC. Ông cũng đã từng chia sẻ không đồng tình với cách làm của SEC. Thêm vào đó, trước đây Elon Musk và công ty mình cũng từng có va chạm không tốt với cơ quan này. Và Elon thấy cách xử lý của SEC không hợp lý.

Còn về BTC, trước đây Tesla đã có thời điểm cho thanh toán một số hàng hóa của BTC bằng BTC. Tuy nhiên, do một số lý do liên quan đến sử dụng năng lượng khai thác của BTC nên họ ngưng cho thanh toán. Từ đầu năm 2023, website của Tesla đã thêm mã nguồn của BTC. Điều này cho thấy họ cũng muốn có thanh toán bằng đồng này nhưng họ chưa mở thanh toán trở lại. 

Nhiều người chỉ trích Elon Musk xung quanh vấn đề cho thanh toán bằng BTC. Tuy nhiên, quyết định có cho thanh toán bằng BTC hay không của Tesla có thể bị ảnh hưởng bởi BlackRock. BlackRock là công ty đứng đầu phong trào đầu tư bền vững ESG (Environmental, Social, and Governance), là đầu tư có trách nhiệm với môi trường, xã hội và quản trị. Một công ty được nằm trong danh sách ESG sẽ có lợi thế rất lớn, bởi nhiều nhà đầu tư dựa vào danh sách này để lựa chọn đầu tư. Tesla cũng là một công ty nằm trong danh sách này. Thời điểm năm 2021 do có nhiều thông tin về đào BTC gây hại cho môi trường nên Tesla có thể vì muốn được ở trong danh sách mà đã ngưng cho thanh toán bằng BTC. Nhiều người cho rằng BlackRock đã gây áp lực cho Tesla để họ có thể thu mua BTC giá tốt.

Đến đầu 2022, Tesla đã bị BlackRock loại khỏi danh sách này. Và hiện nay BlackRock nói rằng họ không còn quan tâm đến ESG vì vậy gần đây họ đã có đề xuất cho quỹ Bitcoin spot ETF. Còn Tesla cho thanh toán bằng BTC chỉ còn là vấn đề thời gian. Và Thuận tin rằng Elon Musk và Tesla muốn tiếp cận và gắn bó với BTC trong tương lai.

FEDNow đã được ra mắt

FED đã chứng nhận Dịch vụ FedNow đã sẵn sàng hoạt động. FedNOW là dịch vụ xử lý giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng và tổ chức đầu tư, mục đích để tăng tốc độ giải quyết Wires và ACH. Dịch vụ FedNow tương tự như các dịch vụ thanh toán khác, chẳng hạn như Fedwire và FedACH, hoạt động trong ranh giới của hệ sinh thái fiat. Dịch vụ này cho phép 41 tổ chức tài chính, 15 nhà cung cấp dịch vụ và Bộ Tài chính Hoa Kỳ thử nghiệm hệ thống trước khi ra mắt vào cuối tháng 7 năm 2023. 

FedNOW không có liên quan gì đến crypto hiện nay. Hiện tại, FedNOW cũng không có token nào, tương lai có thể sẽ có CBDC. Dịch vụ này hiện không có cạnh tranh với Ripple, stablecoin hay những công ty tương tự vì FedNOW chỉ xử lý giao dịch trong nước, không có giải quyết giao dịch quốc tế. Bởi Ripple hiện nay phần lớn hỗ trợ các giao dịch chuyển tiền quốc tế.

Tiếp theo, các dịch vụ to Vemmo, Paypal, hay các ứng dụng tương tự chỉ là các dịch vụ trung gian, các dịch vụ đó vẫn phải dựa vào các ngân hàng, và các ngân hàng dựa vào hệ thống hiện tại. Hiểu cách khác, khi bạn chuyển tiền trên các ứng dụng đó, không có tiền nào di chuyển ngay lúc đó mà vài hôm sau các ngân hàng mới thanh toán lẫn nhau. FedNOW chính là để cải tiến tốc độ của hệ thống hiện tại đó.

Cuối cùng, FedNOW sử dụng Metal Blockchain, đây là một fork từ mã Avalanche và có một subnet gọi là X-Chain có thể kích hoạt hợp đồng thông minh.

Nói chung FedNOW sẽ là một cải tiến rất tốt cho hệ thống ngân hàng hiện nay. Vì vậy, sẽ có nhiều người sẽ sử dụng và nhiều cũng không quan tâm đến những hậu quả sau này. Khi dịch vụ này đã có nhiều người dùng, FED sẽ thực hiện các bước tiếp theo như triển khai CBDC. Khi đó, FED và chính phủ có thể dễ dàng quản lý tài chính của mỗi cá nhân hơn ngay cả mọi thông tin nhận gửi và quyền sử dụng tiền của mình. Tương lai xa hơn, các tài sản như chứng khoán, tài sản,... có thể được token hóa. Lúc này, thông qua CBDC thì FED có thể quản lý không chỉ tiền mà đến cả tài sản của người dân.

Có thêm một dự luật lớn tiếp theo cho crypto

Thứ năm vừa qua, chúng ta đã thảo luận về dự luật Defi và KYC từ Thượng Viện Hoa Kỳ. Chỉ một ngày sau, các đảng viên cấp cao Cộng Hòa tại Hạ Viện đã chính thức giới thiệu một dự luật khác có tên là "Đạo Luật Công Nghệ và Đổi Mới Tài Chính Cho Thế Kỷ 21".

Tuy rằng chúng ta nghe rất nhiều dự luật crypto, nhưng hai dự luật này là mới nhất và quan trọng nhất. Dưới đây là tóm tắt về "Đạo Luật Công Nghệ và Đổi Mới Tài Chính Cho Thế Kỷ 21":

  1. Dự luật yêu cầu SEC và CFTC viết các quy tắc dành riêng cho cho các sàn crypto. Các cơ quan quản lý sẽ bị cấm đưa ra các quy tắc về cách các cá nhân có thể tự nắm giữ tài sản kỹ thuật số. Nghĩa là chỉ được phép ra quy định với sàn, không được ra quy định cho các nhà đầu tư.

  2. Các dự án crypto sẽ được miễn đăng ký khi chào bán, cho dù chào bán dưới dạng hợp đồng đầu tư, cho đến đủ phi tập trung. Các nhà phát hành có thể bán token trị giá lên tới $75 triệu đô la trong khoảng thời gian 12 tháng, nhưng chỉ có thể bán cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc tổ chức đầu tư, không thể bán cho người dân trực tiếp. Các nhà phát hành token sẽ vẫn phải gửi thông tin cho SEC, bao gồm các báo cáo định kỳ về dự án, cho đến khi được các cơ quan quản lý chứng nhận là đủ phi tập trung thì token sẽ chuyển thành hàng hóa.

  3. Tổ chức phát hành token sẽ giới hạn số mua ở mức 5% hoặc ít hơn thu nhập hàng năm hoặc tổng tài sản của một cá nhân, tùy theo mức nào lớn hơn NHƯNG không được bán hơn 10% số token của mình cho bất kỳ người mua nào. Giao dịch không được liên quan đến các crypto khác hoặc dùng nợ hoặc cổ phần để mua.

  4. Dự luật cũng có nội dung rõ ràng cấm việc trộn lẫn tài sản của khách hàng. Điều này thì ai cũng hiểu tại sao rồi.

  5. Các tổ chức phát hành token sẽ phải được tổ chức tại Hoa Kỳ, phải có kế hoạch kinh doanh và không bị phạt từ SEC trong 5 năm trước khi bán token.

  6. Chứng khoán tài sản kỹ thuật số có thể được giao dịch trên các hệ thống giao dịch dưới sự giám sát của SEC. Hàng hóa kỹ thuật số sẽ được giao dịch trên các sàn giao dịch dưới sự giám sát của CFTC.

Đây là sáu điều quan trọng của dự luật mới này. Nhìn chung, tương tự như dự luật defi và KYC từ Thượng Viện, đây chưa phải là luật, nó cần có sự ủng hộ của Đảng Dân Chủ tại Thượng Viện và Nhà Trắng trước khi thành luật.

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ liệu dự luật này có nhận được sự ủng hộ cần thiết hay không, vì Dân Biểu Maxine Waters, Đảng Viên Đảng Dân Chủ nặng ký trong Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Hạ Viện đã từ chối thảo luận khi được hỏi về dự luật này. Tuy không cần Maxine Waters cũng có thể thông qua Hạ Viện, nhưng có sự ủng hộ của Maxine thì sẽ dễ dàng hơn ở Thượng Viện, nơi mà Đảng Dân Chủ nắm phần lớn phiếu.

Cũng không rõ SEC sẽ hợp tác hay không, nhưng việc ban hành luật không phụ thuộc vào SEC.

Suy nghĩ ban đầu của Thuận là nhìn chung, hai dự luật này đều có ưu và nhược điểm, chúng không hoàn hảo và chúng ta biết rằng chúng sẽ không bao giờ hoàn hảo. Đã nói là luật thì đâu ai thích 100% nhưng đây là một khởi đầu tốt, thay vì cứ ngồi đó xem kiện tụng giữa SEC và các sàn.

Khả năng là hai dự luật này sẽ được điều chỉnh trước khi chúng được đưa ra biểu quyết. Cả hai dự luật này đang nhắm đến KYC, Stablecoin, Defi, sàn giao dịch và phát hành token. Điều quan trọng cần lưu ý là cả hai dự luật không đề cập tới các token hiện tại và cách người Mỹ có thể mua và bán crypto. Nói cách khác, cả hai dự luật hỗ trợ sự phát triển của thị trường crypto nói chung.

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
22 Tháng 07, 2023 00:29