Tâm Lý Mau Quên Trong Đầu Tư | Thế Giới Không Còn Chờ Hoa Kỳ
Tâm lý trong đầu tư là một điều được nhắc đến rất nhiều, nhưng nó là những điều rất dễ thấy khi nó thay đổi cùng với giá cả và thông tin thị trường.
Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ ngày qua (6/4) hồi phụ nhẹ trở lại ở hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq, còn Dow Jones đi ngang. Hợp đồng tương lai của chứng khoán nghiêng về xu hướng giảm. Vàng và dầu giảm không đáng kể, giá dao động quanh 2023 USD/ounce và 80 USD/thùng.
Bitcoin có sự điều chỉnh nhẹ về 27,800 USD. Hầu hết altcoin lớn cũng điều chỉnh theo. Vốn hóa thị trường crypto vẫn giữ trên 1.2 nghìn tỷ USD. Giá BTC đã giữ quanh 27,000 đến 28,000 USD một thời gian ngắn đã khiến nhà đầu tư cảm thấy nhàm chán. Chúng ta dễ thấy được tâm lý, cảm xúc rất dễ thay đổi theo giá cả và con người rất dễ quên BTC chỉ mới tăng gần đây. Chính tâm lý nhà đầu tư là yếu tố thống trị biểu đồ giá cả.
Thị trường chờ đợi báo cáo thất nghiệp được công bố. Ước tính hiện nay, thất nghiệp sẽ rơi vào 3.6% trong tháng này. Dù thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhưng một khi thất nghiệp tăng nhanh thì sẽ rất khó để có thể quản lý, khi đó sự xử lý của Fed cũng đã muộn. Còn các nhà đầu tư vẫn nghiêng về phương án Fed sẽ ngưng tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo. Fed cũng chờ những báo cáo tiếp theo về chỉ số lạm phát PPI, công bố GDP sắp tới để đưa ra quyết định.
Sự mất lòng tin vào các ngân hàng vẫn tiếp tục
Sau sự sụp đổ của các ngân hàng như SVB, Signature Bank,... thì tình hình các ngân hàng dường như đã nguội lại. Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng ở Hoa Kỳ đã tung ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút và giữ chân khách hàng gửi tiền tại ngân hàng của mình.
Một vài cái tên có thể kể đến như Capital One đang quảng cáo phần thưởng 100 USD cho việc mở một tài khoản tiết kiệm mới và gửi hơn 10,000 USD trong đó trong 90 ngày. Ưu đãi tăng lên tới 1,000 USD tiền thưởng cho các khoản tiền gửi trên 100,000 USD. Discover Financial Services và LendingClub đang cung cấp các ưu đãi tương tự.
Khi nhiều ngân hàng cùng đưa ra các chương trình ưu đãi tiền gửi hấp dẫn cùng một lúc khiến người dân đặt câu hỏi. Liệu có phải các ngân hàng lo sợ sẽ gặp vấn đề nên họ cần cố gắng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Điều này cũng bị nhìn ra bởi các nhà đầu tư.
Theo thống kê của Fed cho thấy các ngân hàng nhỏ hơn của Hoa Kỳ, những ngân hàng có xếp hạng vốn hóa thứ 26 trở xuống, đã thấy tiền gửi của họ ổn định lại. Trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng ba, số tiền gửi rút khỏi các ngân hàng này chỉ giảm 1.1 tỷ USD so với tuần trước đó. Con số này thấp hơn rất nhiều so với 185 tỷ USD tiền gửi rút khỏi hệ thống ngân hàng trong tuần khủng hoảng sụp đổ của SVB kết thúc vào 15 tháng ba.
Dù vậy, con số giảm này không phản ánh đúng tình hình các ngân hàng. Bởi những người lo sợ đã rút tiền ngay trong tuần kết thúc vào ngày 15 tháng ba, sau đó, lượng rút giảm là điều dễ hiểu.
Tính đến ngày 22 tháng 3, dữ liệu của Fed cho thấy tiền gửi tại các ngân hàng nhỏ đã giảm khoảng 216 tỷ USD so với mức cao nhất trong tháng 12. Còn tiền gửi tại các ngân hàng lớn cũng đã giảm khoảng 519 tỷ USD từ mức cao nhất là 11.2 nghìn tỷ USD vào tháng 2 năm ngoái. Có thể thấy, ban đầu người dân rút tiền và một phần đem gửi vào các ngân hàng lớn hơn. Nhưng dường như họ đã nhận ra các ngân hàng không an toàn nên các ngân hàng lớn cũng không tránh khỏi bị sụt giảm tiền gửi. Dù phần lớn người gửi ở Hoa kỳ gửi số tiền dưới 250,000 USD đều được bảo hiểm bởi FDIC nhưng lòng tin của họ đã bị lung lay. Đây là một cú sốc lòng tin với hệ thống ngân hàng hiện nay.
Các sự kiện này đã khiến cho nhiều người bắt đầu quan tâm và tìm hiểu về tiền tệ, ngân hàng, lạm phát,.... Nhìn mặt tích cực, nó đã giúp cho sự hiểu biết về tài chính nói chung của người dân tăng lên và cách để bảo vệ tài sản của mình. Từ đó, họ tìm đến những tài sản tốt hơn. Điều này cũng dẫn đến tình trạng tăng giá của một số loại tài sản, như Bitcoin và vàng.
Khi người dân lung lay lòng tin đối với hệ thống ngân hàng thì họ lại không có nhiều lựa chọn để gửi gắm tài sản của mình, nhất là các tài sản không thuộc sự kiểm soát của chính phủ. Và BTC là một trong số rất ít các tài sản đó. Ngoài ra, các dữ liệu cũng cho thấy các ngân hàng bị rút 363 tỷ USD thì có đến 304 tỷ USD đã đi vào các quỹ Money-market fund trong đầu tháng ba. Đây là quỹ tiền tệ ngắn hạn, cổ phần được cân bằng quanh mức 1 USD để lưu trữ tiền của mình chờ cơ hội đầu tư tiếp theo.
Nhìn chung, các khủng hoảng của hệ thống ngân hàng này không chỉ tác động trong ngắn hạn mà nó còn ảnh hưởng lớn hơn về lâu dài. Fed biết điều này nên họ đang nỗ lực để không có thêm bất cứ ngân hàng nào tiếp theo sụp đổ. Bởi nếu điều đó xảy ra sẽ khiến cho hệ thống tài chính bất ổn bởi lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng bị phá vỡ. Đồng thời, Fed sẽ sớm phải giảm lãi suất, nới lỏng tiền tệ để bảo vệ hệ thống ngân hàng, tránh tình trạng xấu hơn.
Không chỉ riêng Hoa Kỳ, sự bất ổn của các ngân hàng cũng xảy ra ở châu Âu. Deutsche Bank, một trong những tổ chức tài chính lớn nhất và được xem xét kỹ lưỡng nhất thế giới, đang khiến các nhà đầu tư lo lắng hơn những ngân hàng khác. Ngân hàng Đức này đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm gần đây, với giá cổ phiếu giảm khoảng 30% trong vòng chưa đầy hai tháng. Bất chấp sự phục hồi nhỏ gần đây, các nhà đầu tư vẫn hoài nghi về triển vọng tương lai của ngân hàng. Hơn nữa, mối liên kết của Deutsche Bank với các tổ chức tài chính khác làm tăng khả năng xảy ra hiệu ứng domino nếu nó gặp phải các vấn đề lớn về thanh khoản.
Trong tình hình này, nhiều người lại tìm đến vàng và các tài sản khác để đầu tư. Ba nghị sĩ là Alex Mooney, Andy Biggs và Paul Gosar đã đưa ra một dự luật nhằm ổn định giá trị của đồng USD bằng cách liên kết nó với vàng. Cụ thể hơn, dự luật “Bản vị vàng” có ý định tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cố định đồng USD với một lượng vàng thỏi. Tuy nhiên, điều này rất khó để được thông qua bởi lượng vàng hiện nay đã có cũng như khai thác không thể đáp ứng được tốc độ in tiền của chính phủ. Thêm vào đó, vàng cũng có những nhược điểm như khó di chuyển, lưu trữ và khai thác cần nhiều thời gian và nguồn lực.
Thế giới đang đi trước Hoa Kỳ về crypto
Coinbase được nhắc đến ngày qua khi Jim Cramer nói về cổ phiếu Coinbase. Ông nói rằng cổ phiếu Coinbase không giá trị và ông không muốn động đến. Coinbase là một sàn lớn ở và một thời rất có ảnh hưởng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vài năm gần đây Coinbase đã không có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt khi thị trường đi vào mùa downtrend. Một trong những lý do khiến cho Coinbase không thu hút được giới trẻ và người dùng như trước đây là bởi Hoa Kỳ đang quá gắt gao đối với các công ty trong thị trường crypto. Coinbase không thể đưa ra các sản phẩm mới như Future, ICO,....
Trong khi chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra luật rõ ràng cho thị trường nhưng nhiều cơ quan lại gần đây lại tấn công thị trường này thông qua kiện tụng, chèn ép họ. Một vài công ty crypto cũng đã rời khỏi Hoa Kỳ. Coinbase cũng đã chuyển định hướng của họ muốn mở rộng kinh doanh ở các quốc gia khác có sự cởi mở hơn với thị trường này. Đồng thời, Coinbase cũng nhận ra rằng mình đã đi chậm hơn những sàn khác như Binance.
Ngày qua, ngân hàng trung ương Singapore đã lên tiếng rằng họ đang hỗ trợ các ngân hàng làm việc với các công ty crypto. Trong dự án này, ngân hàng trung ương và cơ quan cảnh sát đã giúp các ngân hàng thiết lập các tiêu chuẩn thống nhất để tinh chỉnh phương pháp kiểm tra của họ khi mở tài khoản tiền điện tử như thẩm định và quản lý rủi ro. Singapore đã là một nước khá mở và hỗ trợ sự phát triển công nghệ cũng như crypto. Những quy định mới này của họ giúp cho các công ty crypto có luật rõ ràng hơn.
Có trên trì hoãn AI?
Elon Musk cùng nhiều người đã bày tỏ lo ngại của mình về việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và kêu gọi ngưng phát triển nó để có thời gian xem xét sự ảnh hưởng của AI tới tương lai. Ông cho biết rằng AI đặt một mối đe dọa đáng kể đối với nhân loại và việc phát triển AI cần được theo dõi cẩn thận để ngăn chặn nó trở thành một nguy hiểm đối với xã hội.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm của Musk. Bill Gates, và nhiều người khác, đã công khai không đồng ý với Musk, cho rằng AI có thể là một sức mạnh tốt và rằng việc tiếp tục phát triển AI là cần thiết. Sự không đồng ý này đặt ra một câu hỏi quan trọng: Chúng ta có nên tạm dừng phát triển AI, hay nên tiếp tục tiến bộ của nó?
Bill Gates nói rằng, việc xem xét sự phát triển của AI là cần thiết nhưng điều này không giải quyết được vấn đề. Ông cho rằng AI có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội và kinh tế, và nếu họ ngừng phát triển AI, họ sẽ bị tụt lại so với các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI để đạt được lợi thế cạnh tranh trong thị trường AI.
Đây cũng là một phần trong Game Theory (lý thuyết trò chơi). Điều này xảy ra khi tất cả các đối thủ trong một trò chơi tạm ngưng phát triển AI để đảm bảo an toàn, nhưng chỉ cần một doanh nghiệp phát triển AI bỏ qua và tiếp tục phát triển, họ sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ tạm ngưng phát triển.
Tương tự, lý thuyết trò chơi cũng xuất hiện trong crypto. Khi các quốc gia đề nói muốn cấm crypto nhưng không một quốc gia nào cấm hoàn toàn. Bởi chỉ cần họ cấm mà quốc gia khác vẫn tiếp tục phát triển thì họ sẽ bị tụt lại và mất đi những lợi ích khi phát triển crypto. Do đó, rất khó để tất cả các quốc gia đồng lòng bởi những lợi ích mà crypto có thể đem lại và lòng tin giữa những người cùng cam kết.
Chính phủ Mỹ lúc này cũng giống như khi crypto mới bắt đầu xuất hiện, họ không quan tâm đến AI và vẫn xem xét liệu AI có nguy hiểm. Đến nay, crypto đã lớn mạnh hơn và chính phủ thấy rằng crypto có thể lấy đi những lợi ích mà họ đang có nên crypto bên bị ngăn chặn. Chính phủ luôn đi chậm hơn và đến một ngày họ mới nhận ra sự phát triển của AI đã vượt qua tầm họ có thể kiểm soát.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital