XM - Đối tác Xuất sắc

Thất Nghiệp Tăng Nhưng Cổ Phiếu Cũng Tăng? Tình Hình Tài Chính

28 Tháng 04, 2020 01:07


Thời gian qua có rất nhiều thông tin khác nhau về tình hình tài chính, kinh tế. Kinh tế trì trệ, thất nghiệp tăng cao, chính phủ Mỹ liên tục đưa ra gói cứu trợ... Bài viết này Thuận sẽ chia sẻ những tin tức tổng hợp về thị trường tài chính vừa qua.

Thất Nghiệp Tăng Nhưng Cổ Phiếu Cũng Tăng? Tình Hình Tài Chính

Cập nhật thị trường

Kết thúc tuần vừa qua, thị trường chứng khoán đóng cửa với tình hình khá tốt. Chỉ số Dow Jones tăng 1,11%, chỉ số S&P 500 tăng 1,39% và chỉ số Nasdaq tăng 1,56%.

Thị trường vàng giá vẫn xoay quanh mức 1.745 USD/oz. Còn thị trường hợp đồng tương lai của dầu WTI Crude không có nhiều biến động. Hiện tại dầu mới bắt đầu chu kỳ mới, nếu cuối tháng nhu cầu dầu giảm thì giá hợp đồng tương lai của tháng 6 vẫn có thể xuống mức giá âm. 

Về bitcoin tuần vừa rồi có một đợt tăng mạnh từ khoảng 6.700 USD lên cao nhất là 7.770 USD và hiện tại dao động quanh mức hơn 7.500 USD.

Thực tế tình hình chứng khoán Mỹ hiện tại

Tuần qua, thị trường chứng khoán có một số điểm đáng chú ý. Trong tháng 3, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh, trong vòng 4 tuần đã giảm lên đến 66%. Nhưng sau đó đã nhanh chóng phục hồi lại đến 29% và cách giá cao nhất trước khi giảm 16%. 

S&P 500

Kinh tế Mỹ tê liệt, hiện vẫn đóng cửa, rất nhiều công ty đã hoặc đang có nguy cơ phá sản. Tình hình thất nghiệp của Mỹ đã lên đến 26 triệu người thất nghiệp. Hiện tại tình hình kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng cao mà trong khi đó chứng khoán vẫn tăng. Nhiều người cho rằng, chứng khoán hiện tại không phản ánh đúng hiện trạng nền kinh tế.

Một trong những lý do khiến chỉ số S&P 500 tăng là trong 500 công ty này thì không phải công ty nào cũng tình hình cũng đi xuống. Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng những công ty như Amazon, Abbott Labs, Paypal,... có doanh thu tăng mạnh. Trong khi đó, rất nhiều công ty khác bị đình trệ và bị lỗ. (Ảnh nguồn: CNBC)

Year to date stock performanceChính những công ty làm ăn tốt như những công ty trên chiếm hơn 20%, đây là tỷ lệ rất cao trong điểm của S&P 500. Càng sau, giá cổ phiếu của các công ty lớn sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy cao hơn so với doanh thu thật. Điều này sẽ dẫn tới các cổ phiếu này không tăng mà giá sẽ ngày càng giảm và chứng khoán đi xuống.

Các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế của Mỹ

Chiến lược mở cửa Mỹ trở lại tiếp tục được đề cập đến. Về mặt y tế, để an toàn cho người dân và dịch bệnh thì cơ quan y tế nói cần đóng cửa hoàn toàn cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Còn về mặt kinh tế, khi đóng của kinh tế bị đình trệ, gây ảnh hưởng trầm trọng đến toàn bộ nền kinh tế cũng như đời sống của người dân. 

Khi đưa ra quyết định, chính phủ không thể hoàn toàn đứng về một bên nào mà cần cân bằng. Nên chính phủ Mỹ đã đưa ra phương án mở cửa lại nền kinh tế gồm ba giai đoạn và tùy tình hình từng địa phương. Việc mở cửa nền kinh tế không thể giải quyết khó khăn hiện tại nhưng điều này vẫn hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế.

Khi dịch bệnh bùng phát và ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế, Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng như các ngân hàng trung ương trên thế giới hỗ trợ bằng cách giảm lãi suất và bơm tiền không giới hạn vào thị trường. 

Fed giảm lãi suất xuống đến 0% sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất các ngân hàng cho người dân vay. Do đó các ngân hàng sẽ cho người dân vay với lãi suất ngân hàng tín dụng cho vay cộng với lãi của ngân hàng nên người dân sẽ được vay với lãi suất thấp hơn.

Các gói cứu trợ của Fed đưa ra để hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như người dân. Đồng thời, Fed mua lại trái phiếu và cổ phiếu của các công ty để đẩy giá chứng khoán các công ty cao lên. Thời gian này, Fed mua lại cả trái phiếu an toàn lẫn rủi ro cao vì các công ty có thể bị phá sản được để hỗ trợ các công ty. Ngoài ra, Fed cũng mua lại cả trái phiếu thế chấp bất động sản, đây là trái phiếu các công ty, ngân hàng bán lại khoản nợ thế chấp bất động sản này. Kinh tế bất ổn thì chứng khoán thế chấp bất động sản là một khoản rủi ro.

Gói cứu trợ đầu tiên của Mỹ sau khi chỉnh sửa và đưa ra phiên bản thứ 3 là gói 2,2 nghìn tỷ USD. Gói này để hỗ trợ người dân, các doanh nghiệp nhỏ và các ngành nghề khác trong kinh tế Mỹ. Sau gói hỗ trợ này, chính phủ sẽ cân đối tình hình và nếu cần hỗ trợ thêm thì chính phủ sẽ bơm thêm bằng những gói cứu trợ tiếp theo.

Về lâu dài điều này sẽ dẫn đến lạm phát cao nhưng đây vẫn là biện pháp trước mắt có thể áp dụng để kích thích nền kinh tế.

Bên cạnh đó, chính phủ bán trái phiếu để có tiền bơm vào thị trường. Trái phiếu chính phủ sẽ được người dân, các tổ chức đầu tư, doanh nghiệp mua và sau đó hứa sẽ mua lại với giá cao hơn. Người dân có thể bán cổ phiếu hay các tài sản khác để chuyển sang mua nên chính phủ sẽ ghi nợ và sau này dùng thuế để trả lại. Điều này dẫn đến nợ công của Mỹ lên đến 22,7 nghìn tỷ USD. Không chỉ chính phủ Mỹ mà hầu hết chính phủ các quốc gia đều có nợ công rất cao.

Hiện tại còn rất nhiều ngành nghề thiệt hại nặng và cần được hỗ trợ như ngành dầu, du lịch, du thuyền nên chính phủ Mỹ đang cần xem xét thêm những gói cứu trợ tiếp theo cho người dân. Hay những biện pháp hỗ trợ hàng tháng cho người dân Mỹ dự kiến hiện tại như trợ cấp tiền hàng tháng hoặc hỗ trợ người dân không phải trả tiền nhà trong một thời gian,... vẫn đang được xem xét.

Khi tiền được bơm quá nhiều vào thị trường khiến cho số tiền trong nền kinh tế nhiều hơn nhưng số hàng hóa không đổi. Khi đó, nếu nhu cầu mua hàng tăng lên sẽ dẫn đến giá của hàng hóa tăng cao hơn và xả ra hiện tượng lạm phát. Ngược lại, mặc dù số lượng tiền tăng lên nhưng người dân không có nhu cầu mua hàng sẽ khiến giá hàng hóa giảm xuống dẫn đến giảm phát. Dịch bệnh covid-19 khiến cho người dân hạn chế và giảm nhu cầu mua hàng hóa xuống. Đây cũng là tình trạng đặc biệt so với những khủng hoảng trước đây xảy ra.

Trên đây là những thông tin tổng quan về kinh tế Mỹ thời gian qua. Chúc bạn có những thông tin hữu ích từ bài viết này.

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
28 Tháng 04, 2020 01:07