BingX hoàn 20% phí giao dịch

Thị Trường Cổ Phiếu Mỹ Cần Thêm Hỗ Trợ / Cập Nhật Tình Hình

14 Tháng 05, 2020 00:38


Sau những ngày tập trung vào bitcoi halving, bài viết tiếp theo của Thuận sẽ cập nhật những diễn biến mới trong thị trường tài chính Mỹ. Chứng khoán Mỹ tháng 5 đã không còn thấy được sự tăng trưởng, chính sách mở của nền kinh tế chưa được quyết và thị trường chứng khoán Mỹ đang cần thêm những hỗ trợ tiếp từ chính phủ.

Thị Trường Cổ Phiếu Mỹ Cần Thêm Hỗ Trợ / Cập Nhật Tình Hình

Cập nhật thị trường

Chứng khoán Mỹ ngày 12/05/2020 là một phiên thị trường đi xuống. Chỉ số Dow Jones giảm 1,89%, chỉ số S&P 500 giảm 2,05% và Nasdaq giảm 2,06%. Về hợp đồng tương lai của chứng khoán cho thấy thị trường ngày tiếp theo sẽ tiếp tục giảm điểm. Chỉ số Dow FUT giảm 0,16%, chỉ số S&P FUT giảm 0,29% và Nas FUT giảm 0,17%.

Thị trường châu Á cũng cùng chung xu hướng với chứng khoán Mỹ. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 0,77%, chỉ số Shanghai giảm 0,3% và biến động rất ít là HSI giảm 0,09%

Còn về thị trường hợp đồng tương lai tháng 6 của dầu WTI Crude giảm 1,55% về mức 25,38 USD/thùng. Vàng vẫn giao động quanh mức 1700 USD và hôm nay kết thúc phiên giao dịch ở mức 1.706 USD/oz.

Tại sao chứng khoán Mỹ không tiếp tục tăng trưởng như tháng 04/2020

Trong tháng 4 đã cho thấy chứng khoán Mỹ đã có sự hồi phục khá nhanh nhất là Dow Jones. Mặc dù chính phủ cũng như Cục dự trữ liên bang Fed đã cắt giảm lãi suất, bơm tiền vào thị trường và đưa ra các gói cứu trợ nhưng chứng khoán vẫn đi xuống rất mạnh. Sang đầu tháng 5 thì chứng khoán không cho thấy chứng khoán tiếp tục tăng trưởng mà rất nhiều ngày qua là những phiên giao dịch giảm điểm. Điều này có thể do một số lý do dưới đây.

Đầu tiên, do tình hình thất nghiệp ở Mỹ trong thời điểm dịch bệnh bùng nổ đã tăng rất nhanh. Chỉ trong vài tuần số người thất nghiệp đã lên đến trên 33 triệu người và hiện được dự đoán tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25% - 30%. Những tuần qua, đa số người dân Mỹ vẫn ở nhà và rất ít ra ngoài để mua sắm, tiêu dùng trở lại nên khiến cho các cửa hàng, doanh nghiệp dịch vụ ăn uống, giải trí chịu ảnh hưởng rất nặng nề.

Điều mà nhiều người mong chờ nhất là mở cửa nền kinh tế trở lại để các công ty có thể hoạt động lại và có nguồn thu nhập để phục hồi hoạt động kinh doanh. Hiện tại có nhiều nguồn thông tin về việc mở cửa nền kinh tế. Bác sĩ tư vấn cho tổng thống Trump về dịch bệnh Anthony Fauci đã nói rằng chưa nên mở cửa kinh tế trở lại do chưa có vaccine và thuốc đặc trị nên khi mở cửa có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao. Nhiều thống đốc bang cũng đồng ý với ý kiến này nên một số bang ở Mỹ như Los Angeles sẽ tiếp tục đóng cửa thêm một thời gian.

Jim Cramer trên chương trình Money Mad Money đã chia sẻ rằng Mỹ không còn nhiều thời gian để không có quyết định chắc chắn về việc mở cửa lại nền kinh tế. Tình hình này càng kéo dài càng làm cho nền kinh tế tồi tệ hơn. Càng ngày càng nhiều công ty bị phá sản, thất nghiệp gia tăng và đây cũng là một phần lý do khiến thị trường tiếp tục những phiên giảm điểm.

Để giải quyết vấn đề này theo Jim Cramer là chính phủ cần quyết định mở cửa hoặc tiếp tục bơm tiền hỗ trợ thị trường. Hiện tại có thông tin đảng Dân Chủ đã đề xuất một gói cứu trợ mới hơn 3000 tỷ USD để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Đây là thời điểm tiền được in ngày càng nhiều, điều này khiến nợ công và lạm phát ngày càng tăng. 

Fed bắt đầu mua các trái phiếu ETF

Tuần này, Fed đã bắt đầu triển khai mua lại trái phiếu của các quỹ đầu tư ETF. Trái phiếu là các giấy nợ, khi các công ty doanh nghiệp cần tiền mặt để duy trì hoạt động trong nền kinh tế khó thì họ sẽ bán trái phiếu. .

Do việc mua bán trái phiếu có nhiều khó khăn, thủ tục phức tạp hơn so với chứng khoán rất nhiều nên quỹ đầu tư trái phiếu ETF đã hình thành và là đơn vị trung gian mua và bán lại cho các nhà đầu tư nhỏ. Các quỹ ETF sẽ mua lại trái phiếu rồi bán cho người có nhu cầu hoặc họ sẽ tính điểm các trái phiếu để người mua có thể mua cổ phần ETF tương đương với điểm trái phiếu nhà đầu tư muốn mua.

Ở thời điểm kinh tế khủng hoảng và bất ổn thì đa số các nhà đầu tư sẽ ngần ngại và không muốn đầu tư vào trái phiếu do rủi ro sẽ rất cao. Do nguy cơ người mua do chứng khoán đi xuống mà thu nhập hay sự phát triển của các công ty vẫn đang bất ổn. Nhiều trường hợp các công ty có thể phá sản thì người mua trái phiếu sẽ không thu hồi lại được tiền đã đầu tư vào trái phiếu.

Từ đầu năm 2020 đến hiện tại, số tiền các công ty bán ra trái phiếu với trị giá lên đến 834,3 tỷ USD tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng thứ hai (11/05), số lượng trái phiếu được chào bán là 25,7 triệu USD.

The Fed is starting its program to purchase corporate bond ETFs

Để bơm tiền vào thị trường trái phiếu và cứu các công ty đang gặp khó khăn, Fed đã chấp nhận mua lại những trái phiếu này. Nhưng không phải Fed sẽ mua lại trái phiếu của tất cả các công ty.  Fed sẽ không mua trái phiếu đang giao dịch với nhiều hơn một độ lệch chuẩn trên giá trị tài sản ròng của họ trong khung thời gian một năm mà chỉ mua trái phiếu của những công ty trước dịch bệnh đã có mức tín dụng tốt, đây đa số là các công ty lớn để hỗ trợ các công ty này vượt qua khó khăn hiện tại.

Những thông tin tiếp theo về gói cứu trợ cũng như thị trường tài chính sẽ được Thuận cập nhật thêm. Bạn hãy theo dõi tiếp những thông tin ở những bài viết tiếp theo nhé.

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


PrimeXBT - Giao dịch thị trường crypto, FX
14 Tháng 05, 2020 00:38