Tiền Pháp Định Của Lebanon Sụp Đổ
Hiện trên trang Travala.com đã chính thức chấp nhận đồng Cardano để thanh toán dịch vụ trên trang của mình. Khi tiền điện tử ngày càng thể hiện được vai trò trong kinh tế thì tiền phạm định ngày càng cho thấy nhiều lỗ hổng và bất ổn. Một trong số đó là thông tin về đồng tiền pháp định của Lebanon đã sụp đổ. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Cardano được chấp nhận thanh toán trên Travala.com
Theo một thông báo ngày 30/06/2020, thành viên sáng lập của Cardano (ADA) EMURGO đã hợp tác với nền tảng đặt chỗ du lịch dựa trên blockchain Travala.com để cho phép người dùng thanh toán cho chuyến đi của họ bằng altcoin ADA.
Travala.com là một công ty du lịch trực tuyến Travala.com để khách du lịch có thể đặt phòng khách sạn và phòng du lịch trên toàn thế giới một cách dễ dàng. Công ty này hiện đang khai thác lên đến 90.000 địa điểm trên 230 quốc gia. Khi bạn đặt dịch vụ trên nền tảng này có thể được giảm đến 40% so với đặt dịch vụ về du lịch trên các nền tảng khác.
Trước Cardano, trên trang Tralava.com cũng đã chấp nhận thanh toán với nhiều loại crypto khác nhau như Bitcoin, Ethereum, True USDT, … Nhưng đây cũng là một tin đáng mừng trong sự phát triển của đồng Cardano.
Cardano (ADA) hiện có ba đơn vị chính phát triển đồng tiền kỹ thuật số này:
-
Cardano Foundation: Phát triển cộng đồng của đồng ADA
-
Input/Output.com: Tập trung phát triển về mặt công nghệ của ADA
-
Cardano EMURGO: Phát triển, hỗ trợ và ươm tạo các cơ hội thương mại và giúp tích hợp các doanh nghiệp vào hệ thống blockchain.
Sau một thời gian dài đây là một bước tiến rất tốt của đồng ADA. Sắp tới sự kiện Cardano Shelly sẽ có bài viết của Thuận cập nhật các bạn.
Đồng tiền Lira của nước Lebanon sụp đổ
Lebanon là một quốc gia thuộc nhỏ khu vực Trung Đông. Phần lớn Lebanon đang bị rơi vào cảnh nghèo đói khi nước Địa Trung Hải phải đối mặt với thách thức lớn nhất đối với sự ổn định kể từ cuộc nội chiến 1975-1990.
Những ngày qua, người dân liên tục biểu tình, bạo động tấn công các cơ quan chính phủ và ngân hàng trung ương do chỉ trong hai ngày mà đồng Lira - đồng tiền pháp định của quốc gia này đã mất giá đến 25% chỉ trong hai ngày và giá trị chỉ bằng 1 Satoshi.
Hiện tượng này trước đây đã từng xảy ra tương tự với nhiều quốc gia như Venezuela, Zimbabwe, Argentina,...
Trong vòng 30 năm qua, đồng Lira của Lebanon giữ mức giá ổn định so với đồng USD là 1 USD tương đương 1500 Lira. Nhưng mấy tháng gần đây đồng này đã có lạm phát cao và mất giá trị 70% vào tháng 10/2020. Và đến cuối tháng 6 đồng tiền này tiếp tục mất giá 50%.
Lebanon là một quốc gia nhập khẩu rất nhiều thực phẩm và USD là phương tiện thanh toán chính với hàng hóa nhập khẩu của nước này. Và đồng USD hiện đang rất khan hiếm ở quốc gia này nên chính phủ đã cấm người dân mua bán USD. Do đó, người dân nước này phải mua đồng USD ở các chợ đen với mức giá rất cao cũng như liên tục diễn ra bạo động để đòi lại quyền lợi cho người dân.
Đồng tiền Lira mất giá do chính phủ Lebanon đã in quá nhiều tiền và vay nợ quá nhiều. Khi siêu lạm phát và đồng tiền pháp định mất giá thì người dân không thể mưa được lượng hàng hóa như trước đây, đời sống ngày càng khó khăn hơn và có thể dẫn tới nạn đói. Sự khác biệt giàu nghèo ngày càng tăng do tài sản của người giàu sẽ càng tăng khi có lạm phát nhưng người nghèo chủ yếu giữ tiền mặt nhưng tiền thì ngày càng mất giá.
Khi nhắc đến đồng Lira thì đồng USD cũng không ngoại lệ. Đồng USD cũng là một tiền pháp định được đưa ra bởi Fed và chính phủ Mỹ. Đồng USD có giá trị do người dân tin tưởng vào chính phủ và việc chính phủ thu thuế để đảm bảo cho đồng tiền này.
Như Lira cũng có thời gian ổn định đến 30 năm, nhưng chính phủ không đáp ứng được lòng tin của người dân và in quá nhiều tiền khiến do đồng này mất giá liên tục. Một khi các đồng tiền pháp định sụp đổ sẽ diễn ra rất nhanh và nhiều người dân không kịp phản ứng.
Còn với bitcoin đã có sự khác biệt ở đây là không thể tự in thêm được và cần sự chấp nhận thuật toán thì có thể giao dịch và được ghi lại giao dịch này. Khi so sánh bitcoin với tiền pháp định, bitcoin là đồng tiền lâu đời nhất. Mặc dù mới có 11 năm lịch sử nhưng với tiền pháp định cũng không cách quá xa. Tiền pháp định ở nhiều quốc gia trong suốt chiều dài lịch sử đã được thay đổi nhiều lần và có những đồng tiền không còn giá trị.
Đồng tiền pháp định lâu đời thứ 4 hiện nay là đồng Yên của Nhật Bản ra đời năm 1871 đến nay là 150 năm. Tiếp đến là USD được ra đời vào 1776 đến nay được 243 năm. Đồng USD trước đây được đảm bảo bởi vàng nhưng hiện nay chỉ được đảm bảo bởi lòng tin của người dân vào chính phủ Mỹ. Đồng Ruble của Nga cũng là một đồng khá lâu đời thứ hai trên thế giới với tuổi đến nay khoảng 300 năm. Còn lâu đời nhất hiện được cho là đồng Bảng Anh đến nay là 317 năm. Với Bảng Anh có thể thấy được phiên bản cách đây 3000 năm nhưng phiên bản này sau đó đã mất giá và được thay bằng đồng tiền hiện tại.
--
Tài liệu tham khảo:
https://www.telegraph.co.uk/news/2020/0...
https://btcmanager.com/blockchain-trave...
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital