Tranh Cãi Về Gói Hỗ Trợ Hạ Tầng Mỹ Với Những Liên Quan Đến Crypto
Cập nhật tình hình về tranh cãi về dự luật của gói hỗ trợ cơ sở hạ tầng mới với vấn đề liên quan đến định nghĩa "người môi giới" và thuế crypto tại Mỹ.
Bất cập của dự luật cơ sở hạ tầng với crypto
Thị trường crypto vừa chứng kiến BTC tăng trưởng mạnh lên trên 43,500 USD. Đồng coin lớn thứ hai Ethereum cũng tăng mạnh sau sự kiện London hard fork và đạt mốc trên 3,000 USD. Thị trường altcoin cũng một màu xanh sôi động.
Trong khi các nhà đầu tư trên thế giới vui mừng vì thị trường tăng trưởng nhưng ở Hoa Kỳ đang căng thẳng và xôn xao về dự luật của gói hỗ trợ cơ sở hạ tầng mới. Dự luật này sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người trong thị trường crypto.
Gói hỗ trợ cơ sở hạ tầng hiện vẫn chưa được thông qua và đang trong quá trình thảo luận. Số tiền gói hỗ trợ trị giá lên đến 1 nghìn tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng ở Mỹ như cầu đường, mạng lưới điện,... Với số tiền dự kiến chi rất lớn này Quốc Hội đã đặt ra câu hỏi lấy nguồn tiền từ đâu. Một đề xuất gây tranh cãi những ngày qua là việc thu thêm thuế đến 28 triệu USD từ thuế của những “người môi giới” crypto sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người trong thị trường crypto hiện tại.
Tại Hoa Kỳ, Bitcoin và Ethereum và crypto nói chung được coi là tài sản và được áp dụng luật thuế với các tài sản tương tự như vàng, bất động sản,... Dự thảo luật cơ sở hạ tầng hiện tại có điều khoản mở rộng định nghĩa về "người môi giới” crypto để có thể thu thêm thuế từ thị trường này.
Định nghĩa mới nhất định nghĩ “người môi giới” là bất kỳ người nào chịu trách nhiệm thường xuyên cung cấp bất kỳ dịch vụ nào ảnh hưởng đến việc chuyển giao tài sản kỹ thuật số thay mặt cho người khác".
Định nghĩa này chính là vấn đề gây tranh cãi bởi nó quá bao quát và ảnh hưởng gần như tất cả mọi người trong thị trường crypto và buộc tất cả họ phải thực hiện KYC người dùng để tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo thuế. Điều này không hề khả thi vì các công ty đào (miner) hay dịch vụ tài chính phi tập trung DeFi không thể biết được danh tính hay thông tin cá nhân của người dùng ngoài địa chỉ ví của họ.
Thêm vào đó, định nghĩa này cũng có thể dẫn tới là những người cung cấp dịch vụ cần phải có bằng hoạt động tài chính, như các công ty tài chính hiện tại. Nếu đây là xu hướng định hướng từ trước của chính phủ thì điều này cũng lý giải cho việc gần đây các ngân hàng rất ủng hộ crypto. Bởi các ngân hàng chính là những cơ quan đang có sẵn các chứng chỉ liên quan đến hoạt động tài chính và họ sẵn sàng cho tất cả những hoạt động như Defi, staking,...
Hiện giờ đã có nhiều yêu cầu Quốc Hội chỉnh lại định nghĩa này, thay đổi hoặc thêm ngoại lệ cho những người thợ đào, nhà phát triển và nhiều người khác. Bởi việc yêu cầu KYC với các dịch vụ như DeFi, staking,... được cho là tấn công thẳng của chính phủ vào các lĩnh vực này. Đồng thời nó cũng được cho là tấn công vào quyền riêng tư và tự do cá nhân. Nếu được thông qua, những dự luật này cũng khiến các công ty liên quan như DeFi, staking sẽ rời khỏi Mỹ và ngưng cung cấp dịch vụ cho người dùng nước này.
Hai dự thảo sửa đổi được đề xuất
Một số nghị sĩ như Wyden,Toomey và Lummis đã sửa đổi và làm rõ rằng một số cá nhân hay công ty không giám sát nhất định như thợ đào và nhà phát triển không thuộc định nghĩa nhà môi giới.
Phiên bản sửa đổi này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều người đáng lý được bỏ phiếu và dường như có khả năng được thông qua cao. Người đã dẫn đầu các cuộc đàm phán về cung cấp tiền điện tử ban đầu cho đảng Cộng Hòa là Thượng Nghị Sĩ Portman cũng đã gợi ý rằng ông ủng hộ bản sửa đổi của ba nghị sĩ trên.
Tuy nhiên, tới tối cùng ngày, Thượng Nghị Sĩ Portman lại thay đổi ý định và đưa ra phiên bản Portman/Warner, khác với phiên bản của Wyden/Toomey/Lummis. Phiên bản Portman/Warner bảo vệ các công ty đào (PoW) và một số công ty ví crypto. Những nhà phát triển phần mềm hoặc nhà điều hành mạng lưới Lightning, người tham gia PoS, hoặc nhà cung cấp thanh khoản cho dịch vụ phi tập trung như DEX, hoặc DeFi vv.. đều phải theo định nghĩa nhà môi giới (có bằng hoạt động và phải KYC mọi người USA). Đây là phiên bản sửa đổi được cho là phiên bản xấu có ảnh hưởng tới rất nhiều đối tượng trong thị trường crypto.
Hai phiên bản sửa đổi trên đang cạnh tranh với nhau và sẽ được bỏ phiếu vào thứ bảy tại Hoa Kỳ. Chính Phủ Biden ủng hộ phiên bản Portman/Warner và có tin đồn là chủ kiến đến từ Bộ Trưởng bộ tài chính Janet Yellen.
Câu hỏi được đặt ra là phiên bản dự luật của nghị sĩ Portman/Warner là phiên bản xấu, tăng cường giám sát để bảo vệ người dân hay dây là một đợt xâm phạm tài liệu cá nhân và bảo vệ ngân hàng. Nếu dự luật này thành công có thể sẽ thay đổi thị trường crypto và sẽ khiến Mỹ bị lùi lại phía sau trong sự phát triển mạnh mẽ của crypto trên thế giới.
Hiện người dân Hoa Kỳ có thể liên hệ tới văn phòng nghị sĩ tiểu bang để thể hiện sử ủng hộ cho crypto và chọn ủng hộ dự thảo tốt với thị trường này. Thuận cũng đã liên hệ và đưa ra quan điểm ủng hộ với đề xuất của nghị sĩ Wyden,Toomey và Lummis .
Những dự luật này sẽ cần quá trình thông qua ở Hạ Viện, đến Thượng Viện và cuối cùng là tổng thống ký và triển khai. Trong thời gian này, cuộc đấu tranh của những người ủng hộ crypto với những điều luật xấu sẽ tiếp tục diễn ra. Đồng thời, điều khoản tiền điện tử sẽ không có hiệu lực cho đến khi sớm nhất là năm 2023, vì vậy những nhà đầu tư crypto có thể tiếp tục đấu tranh để đảo ngược nó trong Quốc Hội hoặc lật ngược nó tại tòa án.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital