Trump Không Tin Khảo Sát | FED Đề Nghị Lạm Phát Không Kiểm Soát
Tổng thống Trump không đồng ý với kết quả khảo sát rằng Biden đang dẫn đầu trong cuộc đua tranh vị trí tổng thống Mỹ. Cùng ngày, cục dự trữ liên bang Mỹ đưa ra thông tin về vấn đề lạm phát và những điều này ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế sau này?
Tổng thống Trump không chấp nhận kết quả từ cuộc khảo sát bầu cử
Trong cuộc phỏng vấn, Wallace đã công bố kết quả cuộc thăm dò quốc gia mới nhất của Fox News, trong đó cho thấy ứng cử viên Dân chủ được cho là Joe Biden dẫn đầu 8%. Sau khi thông tin này được đưa ra, tổng thống Trump đã lên tiếng rằng kết quả này không đúng và ông không tin vào những kết quả khảo sát của báo chí.
Như thời điểm trước đây tổng thống Trump ra tranh cử tổng thống cũng có thông tin khảo sát chỉ ra rằng cơ hội trở thành tổng thống của Donald Trump rất thấp nhưng cuối cùng ông đã đắc cử tổng thống.
Với tổng thống Trump ông không quan trọng kết quả khảo sát của báo đài mà ông coi trọng tình hình nền kinh tế nhất là chỉ số chứng khoán. Ông là người đo sự thành công của mình bằng chỉ số chứng khoán.
Về chứng khoán, sau khi nền kinh tế mở cửa chúng ta thấy được Nasdaq liên tục phá đỉnh cũ lập đỉnh mới. Tuy nhiên những tuần gần đây Nasdaq bắt đầu chững lại và không có sự tăng trưởng như trước.
Trước tình hình đó, tổng thống Trump và đảng Cộng Hòa đề xuất có thêm gói hỗ trợ tiếp theo. Nếu gói hỗ trợ được thông qua thì tiền sẽ tiếp tục được bơm vào thị trường và giữ cho chứng khoán không giảm xuống.
Fed sẽ kiểm soát lạm phát theo cách khác
Tiếp theo, Cục dự trữ liên bang New York đã chia sẻ một biểu đồ về lạm phát cho thấy hiện tại lạm phát đang ở mức rất thấp 1,1%. Với kinh tế Mỹ khi tỷ lệ lạm phát từ 2% trở xuống là mức tỷ lệ lạm phát thấp và có thể kiểm soát tốt.
JUST RELEASED: Underlying Inflation Gauge (UIG) →
— New York Fed (@NewYorkFed) July 14, 2020
The UIG "full data set" measure for June is currently estimated at 1.1%, up 0.1 percentage point from the previous month.https://t.co/5aVXOTuP1i pic.twitter.com/0g4RFOAKgf
Từ trước đến nay, Fed dựa theo lý thuyết Phillips Curve. Phillips Curve là một khái niệm kinh tế được phát triển bởi A. W. Phillips nói rằng lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ ổn định và nghịch đảo. Lý thuyết cho rằng với sự tăng trưởng kinh tế là lạm phát tăng, do đó sẽ dẫn đến nhiều việc làm hơn và ít thất nghiệp hơn dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.
Nhưng thực tế đã cho thấy lý thuyết này có nhiều điểm không hợp lý ở hiện tại. Vào khủng hoảng kinh tế năm 2018, khi Fed quyết định giảm lãi suất qua đây gián tiếp nới lỏng dòng tiền bơm vào thị trường và ảnh hưởng tới lạm phát. Sau đó, nền kinh tế đã dần hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Khi đó, Fed dần tăng lãi suất lên và thị trường chứng khoán khựng lại và không có sự phát triển như trước. Fed đã phải giảm lãi suất xuống lần nữa để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Như thời điểm năm 2018 mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm, kinh tế tăng hồi phục và phát triển nhưng lạm phát không tăng lên. Điều này nếu đúng theo lý thuyết Phillips Curve thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng nhưng thực tế lạm phát không tăng. Do đó, Fed đang nghi vấn rằng lý thuyết này đã có còn đúng hay không.
Đối mặt với triển vọng của một giai đoạn lạm phát thấp kéo dài khác, các quan chức Fed đang báo hiệu rằng họ sẽ ít chú trọng hơn vào ước tính của lý thuyết Phillips Curve khi thiết lập chính sách. Do đó, khi Fed sẽ không tăng lãi suất lên dù cho tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống tương đương trước dịch bệnh để tiếp tục bơm tiền vào thị trường.
Hiện tại, Fed sẽ không quản lý lạm phát theo lý thuyết Phillips Curve mà sẽ giữ mức lãi suất hiện tại và để cho lạm phát tăng lên. Khi lạm phát tăng cao trên 2% sẽ bắt đầu siết chặt nguồn tiền tung.
Một số nhà lãnh đạo Fed cho rằng nên bắt đầu thử nghiệm cho lạm phát tăng lên không kiểm soát. Điều này có thể dẫn tới lạm phát được cho tăng trưởng không kiểm soát có thể khiến lạm phát tăng một cách nhanh chóng. Do lạm phát một khi đã tăng sẽ tăng trưởng rất nhanh.
Người dân Mỹ hiện tại vẫn đang tích trữ tiền mặt rất lớn lên đến hơn 2 nghìn tỷ USD do những lo ngại về kinh tế, dịch bệnh. Khi dịch bệnh có những tín hiệu tích cực như có vaccine, người dân sẽ thoải mái và bắt đầu sử dụng số tiền tích lũy sẽ khiến dòng tiền lớn vào thị trường. Lúc đó chúng ta mới thấy lạm phát thực sự tăng trưởng thế nào.
--
Tài liệu tham khảo:
https://www.cnbc.com/2020/07/19/preside...
https://twitter.com/NewYorkFed/status/1...
https://www.thinkadvisor.com/2020/07/17...
https://www.investopedia.com/terms/p/ph....
https://www.cnbc.com/2020/06/21/banks-h...
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital