XM - Đối tác Xuất sắc

Ước Tính Giá Đỉnh Chu Kỳ Bitcoin | Tại Sao Sẽ Có Một Mùa Tăng Trưởng Rất Khác Của BTC

23 Tháng 04, 2023 17:32




Khi giá BTC sôi động hơn chúng ta sẽ được nghe nhiều những dự đoán về giá đỉnh của mùa tăng trưởng này sẽ thế nào. Cùng Thuận chia sẻ về mùa tăng trưởng này của BTC trong nội dung dưới đây.

Ước Tính Giá Đỉnh Chu Kỳ Bitcoin | Tại Sao Sẽ Có Một Mùa Tăng Trưởng Rất Khác Của BTC

Tình hình thị trường

Bitcoin ngày qua tiếp tục điều chỉnh về quanh 27,500 USD. Các altcoin hầu hết cũng điều chỉnh theo. Vốn hóa thị trường crypto ở mức 1.21 nghìn tỷ USD.

Tuần này, thị trường nói chung sẽ nhận được các thông tin về báo cáo GDP quý I. Ước tính hiện nay GDP sẽ giảm 1.8% thể hiện sự chậm lại của nền kinh tế. Tiếp đó, thông tin về thất nghiệp và lạm phát CPE cũng được công bố. Đây đều là những thông tin quan trọng trước cuộc họp tháng năm của FED để họ có thể đưa ra quyết định về lãi suất. Phần lớn nhà đầu tư cho rằng FED sẽ tăng 0.25% lãi suất trong cuộc họp tới. Hợp đồng tương lai của FED cho thấy các nhà đầu tư nghĩ rằng FED sẽ giữ lãi suất cho đến tháng 11 mới bắt đầu giảm.

Các công ty lớn cũng lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý I trong tuần này. 

Xu hướng BTC qua các chu kỳ

Hiện tại, giá BTC vẫn tiếp tục đi tương tự chu kỳ mỗi bốn năm của nó. Dưới đây là biểu đồ giá của BTC ở hiện tại (đường màu đỏ) so với hai chu kỳ trước đó là chu kỳ năm 2016 (đường màu xanh) và năm 2018 (đường màu cam).

Sự biến động giá của BTC trong chu kỳ hiện tại có nhiều điểm tương đồng với chu kỳ năm 2018 hơn cả. Nếu lịch sử tiếp tục lặp lại thì BTC có sự tăng trưởng trong năm nay. Đến cuối năm, giá BTC sẽ có sự điều chỉnh nhưng vẫn cao hơn giá đầu năm. 

Dù các sự kiện, kinh tế vĩ mô ở mỗi chu kỳ khác nhau nhưng một điểm giống nhau là tâm lý nhà đầu tư vẫn vậy. Thị trường vẫn luôn được vận hành bởi tâm lý tham lam và sợ hãi. Vì vậy, mỗi thời điểm sẽ có những thông tin khác nhau khiến các nhà đầu tư sợ hãi vào rời khỏi thị trường. Và cũng có những thời điểm có những thông tin khiến nhà đầu tư tham lam, fomo bước vào thị trường.

Mỗi mùa halving đến, chúng ta thường được nghe tin FUD rằng, phần thưởng BTC mỗi khối giảm một nửa sẽ khiến các thợ đào rời khỏi thị trường. Tuy nhiên, lý do này không đúng. Bởi thường sự kiện BTC halving thị trường tăng trưởng và các thợ đào vẫn tiếp tục ở lại thị trường. Dù số BTC thu được ít đi nhưng giá họ bán lại đem lại lợi nhuận lớn hơn. Đồng thời, tốc độ đào cũng tỷ lệ thuận với độ khó đào nên khi ít thợ đào đào hơn thì độ khó đào cũng điều chỉnh giảm.

Thị trường đã bước vào mùa tăng trưởng?

Hiện tại, thị trường đang dần tiến đến đợt halving tiếp theo nhưng chúng ta lại không thấy lượng BTC trên các sàn giao dịch tăng lên. Vì vậy, nhiều người cho rằng còn quá sớm để nói đến mùa tăng trưởng tiếp theo. 

Có hai giả thuyết được chia sẻ trên CryptoQuant được đưa ra. Đầu tiên, họ chia sẻ dữ liệu on-chain cho thấy, lượng BTC trên các sàn giao dịch ở Hoa Kỳ không tăng mà ngược lại tiếp tục giảm gần đây. Thường khi mùa tăng trưởng tăng họ cho rằng, các sàn giao dịch sẽ mua BTC đẩy lên sàn để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của thị trường. Do đó, họ cho rằng, khối lượng BTC chưa tăng cho thấy mùa tăng trưởng của BTC chưa thực sự bắt đầu.

Ngược lại, do sự kiện sụp đổ của FTX và nhiều công ty crypto khác năm 2022 khiến cho nhận thức về việc tự lưu trữ crypto cao hơn. Vì vậy, giả thiết thứ hai lại cho rằng, việc BTC trở lại trên các sàn giao dịch trước mùa tăng trưởng không hẳn sẽ xảy ra trong chu kỳ này. Bở các nhà đầu tư muốn tự lưu trữ crypto của mình thay vì để trên các sàn giao dịch như trước đây. 

Số lượng BTC trên các sàn hiện vẫn ở mức rất thấp, nên có thể sau này khi tăng trưởng giá còn tăng trưởng mạnh hơn trước đây do nguồn cung giảm. Chúng ta có thể được chứng kiến mùa tăng trưởng này rất khác so với những chu kỳ trước. Một số dự đoán đưa ra là BTC có thể đạt mức 300,000 USD trong mùa tăng này. 

Đây là lần đầu tiên kể từ khi Thuận đầu tư vào crypto, chúng ta đã thấy rõ ràng rằng câu hỏi về việc các quốc gia có cấm crypto hay không đã không còn là vấn đề quan trọng nữa. Thay vào đó, hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng các quốc gia muốn quản lý tiền điện tử thay vì cấm nó hoàn toàn. Vì có rất nhiều lợi ích mà crypto đem lại cho quốc gia, việc cấm nó hoàn toàn không có lợi cho bất kỳ ai và cũng không khả thi. Do đó, sự tăng trưởng gần đây của thị trường không còn phụ thuộc vào câu hỏi về việc cấm hay không, mà chủ yếu là về tiềm năng và khả năng phát triển của nó trong tương lai. 

Tuy nhiên, việc dự đoán giá và tương lai của BTC chỉ là ước tính dựa trên quá khứ và có thể có sự chênh lệch với thực tế. Thuận tin rằng BTC là một tài sản có nhu cầu tăng và giá trị tăng theo thời gian, vì mỗi năm sẽ có nhiều người tin tưởng vào tương lai của BTC trong tương lai dài hạn. Vì vậy, theo thời gian, chúng ta sẽ thấy giá trị của BTC tăng lên theo chu kỳ, điều này rất rõ ràng khi nhìn vào giá đáy và vốn hóa của BTC cũng như thị trường crypto của mỗi chu kỳ. Việc quan tâm đến đáy của chu kỳ này quan trọng hơn so với việc quan tâm đến đỉnh của chu kỳ, và lịch sử giá của BTC từ năm 2010 đến nay cũng chứng minh rằng giá đáy của BTC trong mỗi chu kỳ đều được nâng lên. Đồng thời, vốn hóa của BTC cũng như toàn bộ thị trường crypto đều tăng lên.

Vốn hóa càng cao, dao động càng ít?

Qua lịch sử tăng trưởng, chúng ta thấy được vốn hóa thị trường của BTC ngày càng tăng. Một câu hỏi khác được đặt ra là liệu khi vốn hóa càng lớn thì sự biến động của giá có càng giảm?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhìn vào một số thị trường khác như chứng khoán Hoa Kỳ, cụ thể là chỉ số S&P 500. Chỉ số S&P 500 đã tồn tại và phát triển hơn 66 năm và vốn hóa của nó chúng ta thấy rõ ràng đã tăng rất nhiều qua thời gian. Tuy nhiên, mức độ biến động của chỉ số này không có sự thay đổi nhiều so với trước đây. Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ sự biến động của S&P 500 qua các năm.

Có thể thấy, vốn hóa tăng chỉ là một yếu tố tác động đến sự biến động của giá. Chúng ta còn rất nhiều yếu tố khác quan trọng như nhu cầu thị trường, nguồn cung, các yếu tố vĩ mô,.... đều ảnh hưởng đến sự biến động của giá. Vì vậy, vốn hóa tăng chưa chắc sự biến động của giá đã giảm.

Với BTC, khi vốn hóa tăng đồng thời, sự chấp nhận BTC ngày càng tăng. Công nghệ phát triển cùng với đó cũng giúp nhiều người có thể tiếp cận và tham gia thị trường dễ dàng hơn. Khi đó, nhu cầu về BTC càng tăng trong khi nguồn cung giảm. Do đó, chúng ta vẫn có thể thấy được sự tăng trưởng của BTC sau này có thể không kém so với trước đó. 

BRICS tích cực tích lũy vàng

Một nhóm các quốc gia có liên kết kinh tế đang mua một lượng lớn vàng khi họ chuẩn bị cho việc giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. 

Các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đang thực hiện việc tích lũy vàng hàng loạt do Trung Quốc dẫn đầu. Lần đầu tiên, tỷ trọng của các nước BRICS trong nền kinh tế toàn cầu đã vượt qua tỷ trọng của các quốc gia G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), trên cơ sở sức mua tương đương.

Theo báo cáo từ Hội đồng vàng thế giới, Trung Quốc đã bổ sung 102 tấn vàng vào kho dự trữ kể từ đầu năm. Không chỉ BRICS, rất nhiều quốc gia khác đang tích lũy lượng lớn vàng gần đây như Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ,... Dưới đây là lượng vàng mà một số quốc gia đã thu mua trong tháng qua.

Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia lưu trữ lượng vàng lớn nhất thế giới. Tuy rằng đồng USD vẫn đang là đồng tiền được giao dịch quốc tế nhiều nhất nhưng chúng ta đang thấy được sự phân hóa về kinh tế. Các quốc gia đang muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Một số quốc gia đã bắt đầu sử dụng đồng tiền riêng của mình để giao dịch quốc thế thay cho USD. 

Một câu hỏi được đặt ra là nếu USD không còn là đồng tiền dự trữ quốc tế thì đồng tiền nào sẽ thay thế. Chúng ta đã thấy sự thay đổi về nhận thức đồng tiền dự trữ, có thể các quốc gia đang muốn tìm đến các tài sản không dễ dàng tự in ra được như tiền pháp định giống như vàng. Có thể, sau này các quốc gia sẽ sử dụng đồng tiền của mình để giao dịch quốc tế. Nhưng để được chấp nhận, nó sẽ cần được đảm bảo bằng những tài sản có tính hữu hạn như vàng hay một tài sản nào đó.

Gemini phát triển kinh doanh ngoài Hoa Kỳ

Môi trường pháp lý thắt chặt, không chắc chắn đối với các công ty tiền điện tử tại Hoa Kỳ khiến cho nhiều công ty lớn như COinbase đang có kế hoạch rời khỏi đất nước này để có thể phát triển. 

Tiếp nối đó là Gemini cũng có thông báo tương tự. Sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Hoa Kỳ, Gemini đã thông báo vào ngày 21 tháng 4 về sự ra mắt sắp tới của một nền tảng phái sinh bên ngoài Hoa Kỳ. Được đặt tên là Gemini Foundation, bộ phận nước ngoài sẽ cung cấp dịch vụ sàn giao dịch, giao dịch phái sinh,... cho người dùng có trụ sở tại Singapore, Hồng Kông, Ấn Độ, Argentina, Bahamas, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Việt Nam,…. Nó sẽ không cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở Hoa Kỳ.

Hợp đồng phái sinh đầu tiên của nền tảng sẽ là hợp đồng vĩnh viễn Bitcoin có mệnh giá bằng Gemini Dollar (GUSD), ngay sau đó là hợp đồng vĩnh viễn ETH/GUSD.

Khách hàng đủ điều kiện sẽ có thể giao dịch cả sản phẩm giao ngay và sản phẩm phái sinh, cũng như chuyển đổi đô la Mỹ và USD Coin thành GUSD trên cơ sở 1:1. Phí, lãi và lỗ cũng sẽ được xử lý bằng GUSD. Đòn bẩy mặc định là 20 lần, với đòn bẩy tối đa có thể là 100 lần.

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
23 Tháng 04, 2023 17:32