Yên tâm giao dịch XM

Thị Trường Tài Chính Bốc Hơi 36 Nghìn Tỷ, Crypto Còn Quá Nhỏ

25 Tháng 10, 2022 00:47






Thị trường crypto ngày nay được các tổ chức đầu tư, ngân hàng lớn đã bước chân vào. Các chính phủ cũng muốn quản lý thị trường này. Bởi so với các thị trường khác như chứng khoán hay trái phiếu, vốn hóa của crypto vẫn rất nhỏ và có thể lớn hơn rất nhiều trong tương lai.

Thị Trường Tài Chính Bốc Hơi 36 Nghìn Tỷ, Crypto Còn Quá Nhỏ

Thị trường thay đổi nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn vậy

Trong tuần này, Mỹ sẽ có công bố chỉ số CPE về lạm phát và SAAR về bất động sản. Chỉ số CPE cũng sẽ cùng xu hướng với CPI. Còn nhà đầu tư vẫn nghiêng về việc Fed sẽ tăng thê 0.75% lãi suất trong cuộc họp tháng 10 tới. Tuy nhiên, trong nội bộ Fed cũng đã có sự chia rẽ về quan điểm tăng lãi suất.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang San Francisco Mary Daly nói rằng Fed nên tránh đưa nền kinh tế vào một "cuộc suy thoái không hồi kết" bằng cách tăng lãi suất quá mạnh và đã đến lúc bắt đầu nói về việc làm chậm tốc độ tăng chi phí đi vay.

Ngược lại, một số người khác lại cho rằng Fed nên tiếp tục tăng lãi suất cao. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia Patrick Harker cho biết lãi suất cao hơn không giúp gì nhiều để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, vì vậy sẽ cần phải tăng nhiều hơn nữa. Tương tự quan điểm này, chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari nghĩ rằng Fed có thể cần phải đẩy tỷ lệ chính sách chuẩn của mình lên trên 4.75% nếu lạm phát cơ bản không ngừng tăng lên.

Hiện tại, lãi suất qua đêm của FED ở mức 3% - 3.25% nên để đạt mức 4.25% hay 4.75% như một số người kỳ vọng thì khoảng cách không còn xa nữa. Vì vậy, năm nay có thể Fed vẫn tăng mạnh và an toàn là tăng 0.75% trong cuộc họp tháng 11. Và sang năm tới, lãi suất có thể bắt đầu được Fed tăng chậm lại. Tuy nhiên, áp lực chính trị và các cơ quan như IMF cũng ảnh hưởng đến Fed. Thêm vào đó, Fed cũng sẽ dựa vào những chỉ số như tỷ lệ lạm phát để ra quyết định trong thời gian tới.

Cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu đã bốc hơi 36 nghìn tỷ USD kể từ đầu năm. Đây là khoản lỗ vốn hóa thị trường toàn cầu lớn nhất trong lịch sử. Có bạn đã chia sẻ rằng, "Thị trường chứng khoán đã có trăm năm lịch sử, qua bao mùa rồi mà tâm lý thì vẫn lặp đi lặp lại theo từng chu kỳ, crypto rồi vẫn sẽ vậy mà thôi. Đông qua thì xuân tới."

Tình hình thị trường mỗi thời điểm sẽ mỗi khác, tin tức và bối cảnh cũng sẽ khác. Nhưng có một thứ mãi không thay đổi là tâm lý của các nhà đầu tư, mãi sẽ bị thống trị bởi nỗi tham lam và sự sợ hãi. Nó cũng là yếu tố tạo nên chu kỳ thị trường, sẽ có tăng rồi giảm và lại tăng. Vì vậy, đây là một trong những điều khiến Thuân tin tưởng và đầu tư dài hạn thị trường crypto.

Một biểu đồ thống kê về sự biến động các tài sản trong quý 3 năm 2022 cho thấy chứng khoán, trái phiếu, vàng,....đều giảm. Chỉ có BTC và đồng USD là có sự tăng trưởng trong quý vừa qua. Sự sụt giảm của thị trường như chứng khoán và trái phiếu lên đến 36,000 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường crypto có vốn hóa chưa đến 1 nghìn tỷ USD và vẫn còn rất nhỏ so với các thị trường khác. Các chính phủ cũng như các cơ quan tin rằng crypto có tiềm năng có thể tăng lên nhiều hơn về vốn hóa. Do đó, họ muốn quản lý thị trường này. Nhiều ngân hàng và tổ chức đầu tư lớn đã dần bước vào thị trường này.

Tranh cãi về đề xuất luật crypto từ FTX

Vừa qua, có nhiều tranh cãi xoay quanh luật liên quan đến crypto. Xuất phát từ một bài viết bởi Sam Bankman-Fried và được đăng trên trang của sàn FTX. Trong bài này, FTX chia sẻ về quan điểm về cách chính phủ Hoa Kỳ có thể quản lý thị trường crypto. Hai điều lớn gây tranh cãi lớn nhất. Một là các công ty crypto nên tôn trọng và thực hiện theo các luật của cơ quan OFAC (Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài Hoa Kỳ - Office of Foreign Assets Control) đưa ra. Như thực hiện cấm một danh sách đen hay cấm vận kinh tế quốc gia thì sàn/công ty crypto cũng cần thực hiện theo; tiết lộ thông tin người dùng ngay khi được yêu cầu,.... Điều thứ hai là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao dịch cho khách hàng Hoa Kỳ cần có bằng hoặc đăng ký hoạt động. 

Những quan điểm này đã được phản bác lại bởi Erik Voorhees và được bàn luận nhiều nhất. Về điều đầu tiên, Erik Voorhees không đồng ý với quan điểm của FTX rằng cần phải “nghe lời” tất cả các quy định của OFAC. Voorhees nói rằng để tiền điện tử tuân theo thẩm quyền của OFAC là chấp nhận chế độ chuyên chế và anh ta chỉ trích cách thực hành của cơ quan này trong việc xử phạt người dân của toàn bộ quốc gia. Ông lấy ví dụ về việc nên hạn chế mọi người gửi trợ giúp tài chính cho những người phụ nữ dũng cảm của Iran chỉ bởi nước này đang chịu cấm vận của Hoa Kỳ. Điều này cũng đi ngược lại xu hướng của crypto là mạng lưới mở và phi tập trung, mọi người đều có thể sử dụng và gửi tiền một cách chủ động. Một nền kinh tế tự do thực sự là điều mà Bitcoin và crypto hướng tới.

Điều thứ hai, về yêu cầu bằng hoạt động hay đăng ký của các công ty crypto. Erik Voorhees nói rằng, bằng hoạt động là một thủ tục mà một công ty lớn như FTX có thể dễ dàng xin được. Nhưng với công ty mới lại là một điều rất khó khăn. Quy định này dường như để bảo vệ FTX cạnh tranh với các công ty khác. 

Sam Bankman-Fried cũng phản hồi lại rằng, không phải các ứng dụng DeFi cần “nghe lời” OFAC nhưng anh cho rằng cần có luật để quản lý thị trường crypto và các công ty crypto cần có trách nhiệm trước các luật đó. Các luật và quy định rõ ràng cho thị trường crypto cũng sẽ thúc đẩy thị trường này phát triển mạnh mẽ hơn. 

Erik Voorhees và nhiều người cũng lên tiếng rằng, những đề xuất luật của FTX không phải đều sai nhưng có những điều chưa hợp lý sẽ có thể dẫn đến sự lạm quyền sau này. Dẫn chứng được kể đến là việc các lái xe tải ở Canada đã không chấp nhận tiêm vaccine đã bị chính phủ cấm sử dụng tài khoản ngân hàng,...Và khi thành luật thì việc sửa đổi hay hủy luật rất khó và gây cản trở cho sự phát triển của thị trường. Erik Voorhees kể đến câu chuyện SEC kiện Ripple áp dụng luật đã có từ 80 năm trước nhưng nay không còn phù hợp.

Qua sự kiện này, có thể thấy BTC và crypto trước đây còn nhỏ và bị phớt lời. Những người đầu tư trong thị trường crypto bị cười nhạo. Nhưng nay đã khác. Thị trường crypto và BTC được chú ý đến và chính phủ nào cũng muốn quản lý nó. Dường như BTC đang ở giữa hai giai đoạn cuối cùng như Gandhi đã từng nói.

Cập nhật vụ kiện SEC và Ripple

Hơn 18 tháng và 6 lệnh tòa, cuối cùng SEC đã giao tài liệu và email nội bộ của cựu giám đốc Hinman. Mặc dù nội dung chưa thể công bố nhưng Brad Garlinghouse của Ripple nói rằng, SEC không minh bạch, rõ ràng và đây là hành vi không tốt. Ripple tự đánh giá chủ quan rằng họ rất tự tin về phương diện pháp lý và cơ hội thắng cao hơn trong vụ kiện.

Các tài liệu nội bộ của SEC chứa các bình luận của cựu Giám đốc Bộ phận Tài chính của SEC Corporation William Hinman về tiền điện tử, vốn là một điểm tranh luận chính trong vụ kiện. Bởi thời điểm tại chức, ông William từng phát biểu rằng ETH không phải là chứng khoán. Vì vậy, Ripple muốn dùng lập luận về ETH này để chứng mình XRP cũng không phải là chứng khoán và bác bỏ cáo buộc của SEC.

Luật Howey Test định nghĩa một chứng khoán phải thỏa mãn ba yếu tố sau:

  • Là một khoản đầu tư bằng tiền

  • Đầu tư vào một doanh nghiệp chung

  • Với kỳ vọng lợi nhuận chủ yếu từ nỗ lực của người khác

Với những tiêu chí trên, Bitcoin chắc chắn không phải là một chứng khoán bởi BTC không có một doanh nghiệp chung nào và sự tăng giảm giá của BTC là do cung-cầu. Nếu tài liệu SEC giao chỉ ra ETH là chứng khoán thì mọi người sẽ đặt câu hỏi tại sao những đồng khác không phải là chứng khoán. 

SEC cũng cần chứng minh được sự tăng giảm giá của XRP liên quan trực tiếp đến Ripple. Và chứng minh được rằng Ripple bán XRP và dùng tiền đó để kinh doanh công ty và giúp tăng giá của token này. Công ty Ripple hiện không chấp nhận việc giản hòa với SEC nếu SEC không chấp nhận cho công ty của họ tiếp tục bán XRP trong tương lai.

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
25 Tháng 10, 2022 00:47