Sao chép giao dịch XM

Bank run là gì? Khi niềm tin người gửi tiền bị lung lay

08 Tháng 12, 2022 19:25

Bank run hay còn được biết đến với định nghĩa “rút tiền hàng loạt”. Nhằm ám chỉ nhiều người cùng một lúc không còn niềm tin vào ngân hàng mà họ gửi tiền. Và rút tiền ra khỏi đó càng sớm càng tốt.

Bank run là gì? Khi niềm tin người gửi tiền bị lung lay

Bank run cho ta thấy được bản chất thật sự của ngành tài chính và quyền sở hữu thực sự của người dùng đối với tiền của họ.

Vậy Bank run là gì và nó có ảnh hưởng tiêu cực nào đến nền kinh tế cũng như niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính hiện tại. 

Bank run là gì?

Bank run (rút tiền hàng loạt) là việc cùng một lúc có nhiều người cùng rút tiền tại một thời điểm. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do việc suy giảm nhanh niềm tin của người gửi tiền. Hoặc lo sợ việc ngân hàng hay tổ chức tài chính nơi mà họ gửi tiền sẽ không có khả năng chi trả. 

Khi nhiều người rút tiền hơn. Thì xác suất vỡ nợ tăng lên. Điều đó lại khiến nhiều người khác lo sợ và rút tiền theo. Tạo nên một vòng xoáy tử thần. Nơi mà dự trữ tiền mặt của ngân hàng không đủ để chi trả cho việc rút tiền. Cũng có thể gọi đây là việc thiếu tính thanh khoản. 

Ở một hồ nước nọ của anh Tèo. Nơi mà mọi người đều tin tưởng gửi “lượng nước nhàn rỗi” của họ vào vì mục đích nhờ chủ hồ “trông giùm” cộng thêm là có thể nhận lại một phần lãi suất nhỏ từ Tèo. Khi càng nhiều người bơm nước vào hồ thì nước trong hồ tăng lên. Mô hình kinh doanh của hồ nước là chỉ giữ lại một phần nhỏ của tổng lượng nước để dự trữ. Số nước còn lại Tèo sẽ bơm qua những nơi khác “đang có nhu cầu cần nước” để sử dụng nhằm kiếm thêm phí cho vay. 

Một ngày nọ, hạn hán kéo đến. Đâu đâu cũng khô hạn và thiếu nước. Và ngày càng có người loan tin đồn là hồ nước của anh Tèo có vấn đề rò rỉ nước và gây thất thoát đến những lượng nước mà người dân trước đó đã gửi vào. 

Sự lo lắng từ cộng đồng gia tăng. Mọi người lũ lượt kéo đến hồ của Tèo để rút ra số nước mà họ đã gửi vào. Vì hồ có dự trữ lại  một phần nước. Nên những vị khách đầu tiên có thể rút ra dễ dàng. Nhưng đằng sau những vị khách đầu tiên đó là cả một hàng dài nhưng con người đang sốt ruột muốn rút lại số nước của họ.

Lúc này nước trong hồ đã cạn. Vì chủ hồ đã lấy nước trong hồ đi bơm qua những chỗ khác. Trong một thời gian quá ngắn chủ hồ không thể lấy về kịp số lượng nước kia. Trường hợp này gọi là mất tính thanh khoản. Khi mà không có nước ngay lập tức để trả lại người gửi. Khi lòng hồ cạn nước cũng là lúc mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. 

Bank run xảy ra khi. Mọi người hoang mang về tiền gửi của họ.

Nơi huy động số lượng tiền gửi lớn nhàn rỗi của xã hội là các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại kiếm được tiền bằng cách trả lãi cho người gửi tiền và dùng số tiền đó để có thể kiếm được một số tiền lãi cao hơn. 

Ngân hàng thương mại là gì?

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính với nhiều nghiệp vụ khác nhau. Nhưng chủ yếu hoạt động với vai trò cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Từ đó thu lợi từ chênh lệch giữa lãi suất tiền huy động và lãi suất cho vay. 

Tiền huy động của ngân hàng thương mại có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: như tiền gửi của khách hàng, phát hành trái phiếu, vay vốn từ các tổ chức tài chính khác…

Tiền gửi của khách hàng có thể là tiền gửi có thời hạn hoặc không có thời hạn. Và ngân hàng đều có thể sử dụng số tiền này để cho vay. 

Để làm được việc đó thì ngân hàng cần dự trữ lại một phần vốn của số tiền huy động. 

Chúng ta gọi đây là dự trữ phân đoạn. 

Các ngân hàng thương mại sẽ chịu sự giám sát và tuân thủ quy định của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương sẽ quy định mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Vào tùy từng những thời điểm khác nhau mà sẽ điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc. Để các ngân hàng thương mại đảm bảo thanh khoản. Khi có một lượng khách hàng nhất định đến rút tiền thì ngân hàng vẫn có thể đáp ứng được.

Cơ chế này cho phép ngân hàng thương mại được phép sử dụng một phần tiền huy động (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn của khách hàng). Để cho vay và tạo ra lợi nhuận.

Chính các ngân hàng thương mại mới là người tạo ra phần lớn nguồn cung tiền trên thị trường.

Đa số nguồn cung tiền trong xã hội sẽ được tạo ra từ các ngân hàng thương mại. Đối với tiền mặt, khi bạn cầm nó trong tay thì nó là của bạn với sự tự chủ cao. Còn với tiền điện tử trong tài khoản ngân hàng. Nó được xem là một khoản nợ mà ngân hàng đang nợ bạn.

Ví dụ bạn gửi 100 triệu vào ngân hàng A, ngân hàng sẽ trả bạn với lãi suất 5% một năm. Họ sẽ giữ lại 10% của số tiền bạn gửi là 10 triệu để dự trữ. 90 triệu kia họ cho vay để có được phần trăm lãi suất cao hơn. Khách hàng vừa vay kia có thể cầm 90 triệu đó và tiếp tục gửi vào lại vào ngân hàng A. Họ tiếp tục giữ 10% của 90 triệu là 9 triệu để dự trữ và tiếp tục cho vay 81 triệu. 

Cứ thế dòng tiền được xoay vòng và tạo ra nhiều tiền hơn. Đó là hệ thống mà các ngân hàng thương mại tạo ra tiền trong xã hội. 

Tiền bạn gửi vào ngân hàng là khoản nợ mà ngân hàng cần phải trả. Còn các khoản cho vay mà ngân hàng đang có là tài sản của ngân hàng. Tiền được tạo ra từ việc thay đổi các con số trong sổ cái của họ. Và hiện nay ngoài việc giữ một ít tiền mặt bên người để mua hàng hoá. Thì hầu như mọi người đều lưu trữ tiền của mình trong các ngân hàng thương mại. 

Lịch sử của Bank Runs

Gần 100 năm về trước. Khi mà thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ sập đổ vào năm 1929. Gây nên cuộc đại suy thoái ở thời điểm bấy giờ. 

Vụ bank run đầu tiên xảy ra ở Nashville, tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ vào năm 1930. Và điều này đã gây ra một làn sóng rút tiền hàng loạt khắp vùng Đông Nam khi các khách hàng vội vã rút tiền từ ngân hàng của họ.

Vì các ngân hàng đang sử dụng hầu hết các khoản tiền gửi của họ để cho vay cho các khách hàng khác. Nên họ không có đủ tiền mặt để bù đắp cho các khoản rút tiền. Các ngân hàng buộc phải thanh lý các khoản nợ và bán tài sản với giá thấp nhất do thâm hụt tiền mặt để bổ sung cho lượng tiền mặt bị rút ra ồ ạt.

Khi một ngân hàng phá sản thì nỗi sợ đó lại gia tăng. Và niềm tin của người gửi tiền càng lung lay một cách mạnh mẽ. Điều đó khiến một cuộc rút tiền hàng loạt từ ngân hàng này sang ngân hàng khác khiến cho hàng nghìn ngân hàng đã phá sản trong thời kỳ suy thoái 1930. 

Gần đây hơn thì chúng ta có thể chứng kiến việc đó xảy ra một lần nữa trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.

Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã đóng cửa 465 ngân hàng phá sản từ năm 2008 đến năm 2012.

Vào ngày 26/9/2008 ngân hàng Washington Mutual (WaMu) đã phá sản. Trở thành ngân hàng phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đến cuối năm 2007. WaMu có hơn 43.000 nhân viên, 2.200 văn phòng chi nhánh ở 15 bang và 188,3 tỷ USD tiền gửi. Khách hàng lớn nhất của WaMu là các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.

Các tổ chức tài chính lớn khác đã thất bại trong giai đoạn này, chẳng hạn như Lehman Brothers. 

Lehman Brothers không gặp phải tình trạng bank run vì họ không phải là ngân hàng thương mại nhận tiền gửi. Họ là những ngân hàng đầu tư. Những điều này là kết quả của cuộc khủng hoảng tín dụng và thanh khoản liên quan đến các công cụ phái sinh và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản.

Bank run trong thị trường Crypto?

Ở thị trường crypto thì chúng ta thấy tình trạng này nhiều hơn và tàn khóc hơn vì hầu như có rất ít sự hỗ trợ và hành lang pháp lý để bảo vệ người dân trong thị trường crypto. Gần đây nhất là hiện tượng Bank run của sàn giao dịch FTX.

 


 

Vì ngân hàng được quyền dự trữ một phần. Nên khi khách hàng gửi tiền thì ngân hàng có quyền sử dụng số tiền đó để sử dụng mục đích khác như cho vay. Còn các sàn giao dịch crypto không được hoạt động theo cách như vậy. Tiền khách hàng để trên sàn là tiền của khách hàng và các sàn giao dịch phải dự trữ 100% và không được sử dụng đến số tiền đó.

Sàn FTX đã vi phạm vào nguyên tắc đó bằng việc dùng tiền khách hàng để sử dụng cho các mục đích cá nhân của công ty. Mang hậu quả mang lại cực kỳ lớn. Vì toàn bộ tiền gửi của khách hàng đã biến mất. Nên khi có tin tức gây hoang mang về tình hình tài chính của sàn FTX thì dòng người lũ lượt đến và rút tiền nhưng sàn cũng đâu còn tiền để rút. Từ đó dẫn đến sự kiện phá sản một cách nhanh chóng và kéo theo nhiều tổ chức tài chính khác có liên quan đến FTX. 

Đối mặt với việc hàng người lũ lượt đến rút tiền thì các giải pháp phổ biến được các tổ chức tài chính đưa ra là chặn việc rút tiền lại. Đây là một giải pháp tạm thời nhằm tìm kiếm thêm thanh khoản cho ngân hàng và các tổ chức tài chính. 

Các giải pháp được đưa ra để chống lại việc bank run:

Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ bán tài sản, vay nợ ngân hàng khác hoặc ngân hàng trung ương… Nhằm mang lại dòng thanh khoản mới. Giống như câu chuyện phía trên về ví dụ ao nước của Tèo.

Nếu ngân hàng thật sự chỉ gặp vấn đề về thanh khoản. Thì họ có thể nhờ sự trợ giúp của những bên thứ ba khác cung cấp thanh khoản cho họ.

Còn nếu họ thật sự gặp vấn đề về tài chính. Có nghĩa là họ thật sự không có đủ tiền/tài sản để trả lại người muốn rút thì có thể dẫn đến trường hợp phá sản nhanh chóng.

Để đối phó với tình bank run này. Chính phủ Hoa Kỳ đã thiết lập một số cơ chế quản lý để ngăn chặn điều này xảy ra. Bao gồm cả việc thành lập Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) vào năm 1933 dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt. Số tiền bảo hiểm tiền gửi tiêu chuẩn lên đến 250.000 USD cho mỗi người gửi tiền. Mỗi ngân hàng được bảo hiểm, cho mỗi loại tài khoản sở hữu.

Kết luận 

Bản chất của nền tài chính truyền thống vẫn dựa trên niềm tin. Khi mà khách hàng gửi tiền của mình cho một đơn vị trung gian nắm giữ. Và khi có dao động về mặt niềm tin thì số tiền đó sẽ được rút ra ngay lập tức. 

Người ta thường nhầm lẫn sự khác nhau giữa quyền sở hữu và lòng tin.

Quyền sở hữu là quyền mà bạn có thể làm đối với tài sản của mình như việc gửi, nhận, lưu trữ nó mà không cần xin phép, đợi duyệt hay tin tưởng vào bất cứ ai. Bạn có thể làm việc đó thông qua ví crypto của mình. Vì khi đó tiền được bạn sở hữu 100% chứ không phải là một khoản nợ của ngân hàng thương mại. 

Còn niềm tin ở đây là lòng tin khi bạn đầu tư và nắm giữ đồng coin đó. Vì Crypto khác với Fiat ở đặc điểm là Crypto luôn dao động cao hơn rất nhiều lần. Thế nên cũng cần một tâm lý vững chắc để có thể mua bán giao dịch loại tài sản này. 

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
08 Tháng 12, 2022 19:25