XM - Đối tác Xuất sắc

Mọi Người Chờ Đợi FED - Tại Sao Thị Trường Cổ Phiếu Không Phải Là Đại Diện Cho Nền Kinh Tế

27 Tháng 08, 2020 01:17


Chứng khoán Mỹ ngày 25/8 đã tăng mạnh đạt đỉnh mới mặc dù nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh. Thị trường chứng khoán cũng như các tài sản khác hiện đều bị ảnh hưởng bởi những thông tin đang được mong đợi từ Fed. Vậy những quyết định của Fed tại cuộc họp sắp tới sẽ ảnh hưởng như thế nào và vai trò của chứng khoán trong kinh tế là gì?\\r\\n

Mọi Người Chờ Đợi FED - Tại Sao Thị Trường Cổ Phiếu Không Phải Là Đại Diện Cho Nền Kinh Tế

Fed tiếp tục bơm tiền, chứng khoán tăng mạnh

Chứng khoán Mỹ ngày 25/8 đều một sắc xanh. Chỉ số S&P500 đã phá đỉnh cũ lập đỉnh mới ở mức 3400 lần đầu tiên. Chỉ số Nasdaq cũng nhiều lần phá đỉnh sau đợt giảm sâu do dịch bệnh vào tháng 03/2020. Ngay cả Dow Jones cũng chỉ cách đỉnh cũ 0,81%.

Nhiều người cho rằng chứng khoán Mỹ tăng mạnh do những thông tin ca nhiễm covid-19 ở Mỹ đã giảm xuống và một số tin tức về tiến triển của vaccine. Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ - FDA đã chấp thuận việc sử dụng plasma như một phương pháp điều trị cho bệnh nhân trong dịch bệnh.

Những yếu tố trên góp phần vào tăng trưởng chứng khoán nhưng yếu tố chính tác động đến việc chứng khoán tăng mạnh là những thông tin về lạm phát từ Fed. 

Hội nghị kinh tế hàng năm của Fed tại thành phố Kansas tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 27/08/2020. Trong hội nghị này, Fed dự kiến sẽ chấm dứt thông lệ tăng lãi suất khi lạm phát cao hơn đầu tiên và cho phép lạm phát tăng nóng trong một thời gian. 

Với chiến lược mới này, Fed sẽ cho phép lạm phát tăng nóng trong một thời gian - để bù đắp cho khoảng thời gian lạm phát dưới mục tiêu 2%. Chính sách này được gọi là "tính trung bình lạm phát".

Trước đây, Fed dùng công cụ là lãi suất để kiểm soát tỷ lệ lạm phát từ 2% trở xuống. Nhưng do dịch bệnh nên thời gian qua song song với việc giảm lãi suất và bơm tiền vào thị trường, điều này sẽ làm lạm phát tăng lên.

Với cách tính mới theo “trung bình lạm phát” thì thay vì tính lạm phát theo từng năm như trước đây thì Fed sẽ tính lại lạm phát trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Nên theo cách tính của Fed thì lạm phát từ 2% hoặc thấp hơn nhưng thực tế tỷ lệ lạm phát cao hơn rất nhiều. Điều này có thể thấy rõ giá trị mua hàng hóa của đồng USD đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước đây.

Từ những điều trên có thể thấy rằng Fed sẽ chấp nhận mực lạm phát cao hơn mục tiêu trước đây và Fed cũng sẽ tiếp tục bơm nhiều tiền hơn vào thị trường tài chính.

Mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nhưng chứng khoán vẫn liên tục phá đỉnh cũ lập đỉnh mới. Chứng khoán tăng trưởng như vậy phần nhiều là do Fed giảm lãi suất cũng như bơm tiền vào thị trường. 

Khi Fed ngày càng bơm nhiều tiền vào thị trường dẫn đến đồng USD ngày càng mất giá trị. Lúc đó các nhà đầu tư sẽ không muốn giữ tiền mặt mà chuyển vào các tài sản khác như chứng khoán, trái phiếu, vàng,... hay cả bitcoin dẫn đến các tài sản tăng lên.

Chứng khoán có đại diện cho nền kinh tế?

Theo chỉ số Buffett Indicator, đây là chỉ số tỷ lệ giữa tổng giá trị thị trường chứng khoán Hoa Kỳ trên GDP. Chỉ số này sẽ cho ta thấy được giá trị chứng khoán hiện tại cao hay thấp hơn giá trị thật trên thị trường. 

Buffett Indicator: Strongly Overvalued

Nền kinh tế có thể được định nghĩa là sự giàu có và tài nguyên của một quốc gia hoặc khu vực, đặc biệt là về sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Còn thị trường chứng khoán là sự mua và bán các cổ phần công ty. Hai định nghĩa này khác nhau, do đó chứng khoán không đại diện cho nền kinh tế. 

Bên cạnh đó, khi xem xét kết cấu của S&P 500, Dow Jones và Nasdaq của thị trường chứng khoán có thể thấy các chỉ số này không đại diện cho tất cả các công ty tạo nên nền kinh tế Mỹ. Nó chủ yếu là một nhóm doanh nghiệp đại diện từ các thành phố của Mỹ và các công ty này có lợi nhuận khác nhau và khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu khác nhau.

Điều thứ hai, sự tăng trưởng của chứng khoán nói chung chỉ tốt cho một phần nhỏ người dân Hoa Kỳ. Một nghiên cứu của văn phòng nghiên cứu kinh tế Quốc gia cho thấy 10% hộ gia đình giàu có nhất của Mỹ nắm quyền kiểm soát đến 84% tổng giá trị cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư và vốn kinh doanh.

Khi Fed giảm lãi suất và bơm tiền vào thị trường thì những người giàu có tư duy đầu tư sẽ tận dụng vốn vay lãi suất để đầu tư, họ cũng là những người có điểm tín dụng tốt và được vay vốn với lãi suất rất thấp. Điều này dẫn tới khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, người giàu sẽ ngày càng giàu. 

Thứ ba, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán cũng có yếu tố tâm lý của nhà đầu tư mà bị chi phối bởi cảm xúc. Do đó, chứng khoán có thể tăng lên khi các nhà đầu tư mua nhiều, nguồn cầu tăng lên trong khi giá trị thực của công ty đó không tăng lên. Điều này thấy rõ nhất trong thời gian dịch bệnh vừa qua.

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
27 Tháng 08, 2020 01:17