Thị Trường Không Lối Thoát, Margin Call Khắp Nơi/BTC, ETH, Coinbase, Stock, Tài Chính
Một ngày sau ngày Fed đưa ra những chính sách và dự đoán về nền kinh tế thì chứng khoán, dầu, vàng và cả bitcoin đều giảm. chứng khoán giảm sâu nhất trong vòng từ tháng 4 đến hiện tại. Lý do gì khiến chứng khoán cũng như các thị trường khác đi xuống như vậy?

Cập nhật thị trường
Chứng khoán Mỹ ngày 11/06 đã có một phiên giảm điểm sâu nhất kể từ tháng 4/2020 đến hiện tại. Chỉ số Dow Jones giảm 6,9%, S&P 500 giảm 5,89% và Nasdaq giảm 5,27%.
Về hợp đồng tương lai ngày tiếp theo cho thấy xu hướng hồi phục lại của chứng khoán. Chỉ số Dow FUT tăng 0,95%, chỉ số S&P FUT tăng 0,83% và Nas FUT tăng 0,74%.
Không chỉ chứng khoán mà gần như các tài sản còn lại đều giảm giá. Hợp đồng tương lai tháng 7 của dầu giảm 1,73% còn 35,71 USD/thùng. Vàng cũng giảm 0,3966%.
Thị trường bitcoin một ngày trước đã phá vỡ ngưỡng 10.000 USD thì hôm nay giá trượt xuống thấp nhất khoảng 9.050 USD (trên sàn Coinbase), sau đó bitcoin có tăng lại về quanh mức 9400 USD.
Điều gì khiến chứng khoán cũng như các thị trường khác đều giảm mạnh
Nguyên nhân chính được mọi người cho rằng đã khiến thị trường chứng khoán đi xuống là do người dân lo ngại về nguy cơ dịch bệnh bùng nổ lại một lần nữa. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, các thành phố, bang ở Mỹ đã dần dần mở cửa trở lại, nền kinh tế cũng bắt đầu hoạt động. Đây là một ngày giảm nhiều thứ 4 kể từ đầu năm 2020.
Mặc dù chưa có dấu hiệu dịch bệnh bùng nổ trở lại nhưng cũng có một số thông tin xấu khiến cho các nhà đầu tư lo lắng. Một số bệnh viện có số người nhập viện tăng lên dần trong những ngày qua nhưng vẫn trong phạm vi bệnh viện có thể đảm bảo. Nếu tình trạng này tiếp tục tăng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế cũng như nguy cơ bùng nổ dịch bệnh. Những thông tin này đã khiến các nhà đầu tư lo lắng và bán rất nhiều chứng khoán khiến giá giảm xuống.
Khi có thông tin này bộ trưởng bộ tài chính Mnuchin đã phát biểu trên CNBC dù dịch bệnh có những dấu hiệu tăng lại nhưng sẽ không đóng cửa nền kinh tế trở lại. Lần đầu tiên việc đóng cửa nền kinh tế là một điều bất đắc dĩ và đã gây ra những hậu quả nặng nề.
Một nguyên nhân nữa là do trong thời gian đóng cửa kinh tế, rất nhiều người làm việc ở nhà hoặc mất việc đã vào thị trường chứng khoán mua bán trong khi không có kiến thức. Những người mới này hầu như không có kiến thức về tài chính nhưng vẫn dễ dàng tham gia vào thị trường chứng khoán. Thời gian qua cũng có nhiều ứng dụng khiến cho việc tham gia thị trường và mua bán chứng khoán trở nên dễ dàng hơn.
Mặt tốt của việc này là nhiều người hơn đang tìm hiểu về chứng khoán cũng như tài chính. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư chưa có kiến thức chỉ mua bán theo fomo đã đẩy giá chứng khoán đi lên. Một trong những chứng khoán thể hiện rõ nhất điều này là chứng khoán của công ty Hertz. Công ty này trước đây đã khai phá sản và giá chứng khoán là 0 USD, nhưng chỉ trong một tuần những nhà đầu tư không có kinh nghiệm đã đẩy giá cổ phiếu của công ty này tăng lên 10 lần.
Khi thị trường chứng khoán đi xuống như ngày 11/6 đã khiến cho các lệnh margin thanh lý hàng loạt càng khiến giá thị trường đi xuống sâu hơn.
Điều khác biệt của khủng hoảng do dịch bệnh và khủng hoảng chính trị là mức độ ảnh hưởng. Khi dịch bệnh xảy ra hầu hết những ngành dịch vụ cũng như nền kinh tế ngừng trệ. Các nhà đầu tư hầu hết muốn bán các tài sản của mình để có tiền mặt chi trả các chi phí thiết yếu như thuê mặt bằng, nhân viên để sống sót qua khủng hoảng.
Còn với khủng hoảng chính trị, các nhà đầu tư chỉ đơn giản là chuyển vốn từ tài sản này qua tài sản đầu tư khác để bảo toàn vốn.
Nên mặc dù nguy cơ lạm phát rất cao, nhưng nếu dịch bệnh bùng nổ hiện tại thì nhà đầu tư vẫn cần tiền mặt hơn. Nhưng khi kinh tế ổn định trở lại thì tiền mặt sẽ lại dần đi trở lại các mảng đầu tư.
Nếu tính từ đầu năm 2020 đến hiện tại, tỷ lệ vốn hóa của các thị trường đều tăng trưởng nhưng mạnh nhất vẫn là vốn hóa vào bitcoin. Theo thống kê, vốn hóa các nhà đầu tư đổ vào S&P tăng 1%, Nasdaq tăng 2%, vàng tăng 11% và bitcoin tăng đến 35%.
ảnh
Sàn Coinbase bắt đầu quan tâm đến các altcoin
Như hiện tại, Coinbase có thông báo chính thức về việc xem xét một số altcoin mới tiền năng để đưa lên sàn giao dịch. Các altcoin mới này bao gồm: Aave, Aragon, Arweave, Bancor, COMP, DigiByte, Horizen, Livepeer, NuCypher, Numeraire, KEEP Network, Origin Protocol, Ren, Render Token, Siacoin *, SKALE Network, Synthet .
Một số altcoin này khá quen thuộc với Thuận, do khá nhiều đồng trên thuộc ứng dụng tài chính phi tập trung DEFI. Coinbase cũng là một sàn khá coi trọng các đồng liên quan đến ứng dụng DEFI. Các altcoin hiện đang được xem xét, nếu altcoin nào đạt tiêu chuẩn và đảm bảo pháp luật mới được niêm yết trên sàn và sẽ có thông báo chính thức từ sàn Coinbase.
Giao dịch trên mạng lưới Ethereum được trả lên đến 2,6 triệu USD?
Ngày 10/6 có một giao dịch chuyển 0,55 Ethereum đã được trả phí 10.668 ETH, tương đương gần 2,6 triệu USD. Nhiều người đã thắc mắc về việc tại sao giao dịch nhỏ này lại được trả số phí lớn đến vậy đã gây ra tranh cãi.
We are further investigating the incident of unusually high tx fee, and you are welcome to provide clues to support@sparkpool.com. SparkPool has had the experience of handling similar issues properly. There will be a solution in the end. https://t.co/mZc49Q0Y4r
— SparkPool.eth (@sparkpool_eth) June 10, 2020
Trên mạng lưới Ethereum người giao dịch được lựa chọn số phí để trả cho giao dịch. Phí bình thường để giao dịch tính theo đơn vị trên mạng lưới Ethereum là 40 Gwei, nhưng số tiền người này đã trả tương đương với 508.034.850 Gwei.
Ngay cả Vitatalk - người sáng lập Ethereum cũng cho rằng người chuyển đã ấn nhầm số phí trả. Nhưng giả thuyết này có vẻ không hợp lý do để đánh mức phí trả với nhiều con số này rất khó xảy ra.
Giao dịch này được hội đào Spark Pool đào được nên hội đào này đang giữ số phí giao dịch này. Một số người cho rằng số có người muốn thức hiện giao dịch rửa tiền thông qua Spark Pool nhưng Spark Pool cũng đang tìm lại người đã trả số phí này.
Vào 3/2019 cũng đã có trường hợp tương tự xảy ra khi Spark Pool đã từng đào được giao dịch một người trả 365.000 USD phí. Nhưng sau đó hội đào này đã tìm được người giao dịch số phí này, người này đã nói do họ giao dịch nhầm. Sau đó, Spark Pool đã trả lại một nửa số phí cho người trả nhầm số phí này và một nửa còn lại họ giữ lại để trả cho các thợ đào trong hội.
Lần này có tương tự như trước hay không chúng ta cùng chờ những tin tức tiếp theo. Nhưng người mà có số tiền lớn để trả số phí như vậy cũng là một nhà đầu tư lớn trong thị trường.
Theo khảo sát của Thuận trên trang Twitter cá nhân, trong số những người tham gia thì có 40% số người cho rằng số phí này bị trả nhầm, 40% cho rằng đây là hành động rửa tiền, còn 20% số người cho rằng lý do này chưa đầy đủ thông tin và Thuận cũng nằm trong số này.
Do mô hình phí "đấu giá giá đầu tiên" hiện tại trong Ethereum là không hiệu quả và không tốn kém cho người dùng. EIP này đề xuất một cách để thay thế điều này bằng cơ chế điều chỉnh phí mạng cơ sở dựa trên nhu cầu mạng, tạo hiệu quả giá phí tốt hơn và giảm độ phức tạp của phần mềm máy khách để tránh phải trả phí cao không cần thiết.
Ở đề xuất EIP 1559 này sẽ chia phí thành hai phần là Pay fee và Premium. Đề xuất này cũng sẽ giới hạn số tiền phí tối đa tùy thuộc mạng lưới có bận hay không và sẽ không xảy ra vấn đề số phí trả quá lớn như trường hợp vừa qua.
--
Tài liệu tham khảo:
https://www.cnbc.com/2020/06/10/stock-m...
https://www.cnbc.com/2020/06/10/texas-r...
https://www.cnbc.com/2020/06/11/coronav...
https://www.cnbc.com/2020/06/11/treasur...
https://www.moneymorning.com.au/2020061...
https://www.cnbc.com/2020/06/11/jim-cra...
https://blog.coinbase.com/coinbase-cont...
https://twitter.com/VitalikButerin/stat...
https://twitter.com/amanusk_/status/127...
https://twitter.com/sparkpool_eth/statu...
https://github.com/ethereum/EIPs/blob/m...
https://cointelegraph.com/news/ethereum...
https://decrypt.co/31930/coinbase-mulls...
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital