XM - Đối tác Xuất sắc

5 Giai Đoạn Của Tiền Pháp Định | Đầu Tư Là Cách Duy Nhất Bảo Vệ Tài Sản Của Bạn

31 Tháng 03, 2023 22:53




Qua nhiều lần trong lịch sử, chúng ta thấy được nhiều đồng tiền pháp định khác nhau đã từng lần lượt là đồng tiền lưu trữ cũng như giao dịch quốc tế. Đồng USD hiện đang chiếm vị trí đó, nó đang trong giai đoạn nào của tiền tệ?

5 Giai Đoạn Của Tiền Pháp Định | Đầu Tư Là Cách Duy Nhất Bảo Vệ Tài Sản Của Bạn

Tình hình thị trường

Chứng khoán Hoa Kỳ phiên thứ 5 (30/3) đã tăng trở lại ở cả ba chỉ số Dow, S&P 500 và Nasdaq. Hợp đồng tương lai của chứng khoán cũng cùng màu xanh. Vàng và dầu kết thúc phiên tăng lên quanh 1999 USD/ounce và 74.4 USD/thùng.

Bitcoin vẫn dao động quanh mức 27,800 USD sau khi điều chỉnh từ mức 29,000 USD. Phần lớn altcoin top cũng điều chỉnh tương tự.

Sau đại dịch và sự in tiền rất nhanh chóng của chính phủ, người dân trên thế giới đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lạm phát cao và kinh tế chậm lại. Đây có thể là lý do khiến cho nhiều người quan tâm hơn và có sự nhận thức về tài chính, tiền tệ, lạm phát hơn trước đây. Giá cả hàng hóa vẫn ở mức cao và các chính phủ đều nhấn mạnh việc kiểm soát và giảm lạm phát.

Nghị sĩ Warren xây dựng đội quân chống crypto

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren của Massachusetts đang biến chương trình nghị sự “chống tiền điện tử” của mình thành một trong những trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử của bà. 

Chiến dịch này của bà diễn ra trong khi các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Mỹ nghĩ rằng tiền điện tử là một sự đổi mới quan trọng cho tương lai. Nhiều chính phủ đã và đang đẩy mạnh áp dụng crypto và có luật riêng cho thị trường này.

Liệu đây có phải là chiến lược bà Warren dùng để thu hút phiếu bầu. Nhiều năm qua, bà vẫn là người chống đối thị trường crypto. Nhưng thực tế gần đây cho thấy, hệ thống ngân hàng gặp vấn đề đã ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống tài chính. Vai trò của Fed hay bộ tài chính trong giải quyết khủng hoảng khiến người dân mất niềm tin rất lớn vào các ngân hàng. Liệu nó có hiệu quả hay không.

Trong khi Hoa Kỳ vẫn chưa có một hướng đi nào rõ ràng cho crypto thì nước Anh đang đẩy nhanh luật của họ. Chính phủ Vương quốc Anh đã vạch ra kế hoạch đẩy mạnh quy định về tài sản tiền điện tử trong nỗ lực đối phó với tội phạm kinh tế ở nước này.

Trong một bài báo chính sách được phát hành vào ngày 30 tháng 3, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ Vương quốc Anh cho biết họ đã lên kế hoạch điều chỉnh “mạnh mẽ” tiền điện tử để chống lại việc sử dụng bất hợp pháp tài sản kỹ thuật số.

Cơ quan này cũng cho biết, những chính sách này là một trong những bước đi nhằm mục tiêu lớn hơn là biến Anh thành một điểm đến hấp dẫn đối với tiền điện tử và đổi mới tài sản tiền điện tử trên thế giới. Mặc dù đầy thách thức nhưng quy định về tài sản tiền điện tử được cơ quan này nhận thấy sẽ mang lại hiệu quả mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, bao gồm cả người tiêu dùng và các công ty.

Trong thông báo, cơ quan quản lý tội phạm của Anh cũng chỉ ra rằng, dựa trên ước tính về khối lượng giao dịch tại Anh, các giao dịch tài sản tiền điện tử bất hợp pháp được liên kết với quốc gia họ vào năm 2021 có thể tương đương với ít nhất 1.24 tỷ bảng Anh. Con số này chiếm khoảng 1% tổng giá trị giao dịch của thị trường crypto. 

Có thể thấy rằng, thực tế lượng giao dịch crypto dùng cho mục đích phạm tội rất thấp so với các hình thức khác. Các dữ liệu về phạm tội thông qua ngân hàng hay tiền mặt lớn hơn rất nhiều. Ngay như việc các ngân hàng vi phạm liên quan đến chống rửa tiền, gian lận, vi phạm,.... phải đóng phạt với những con số rất lớn nhiều năm qua. Dưới đây là một vài ví dụ với những cái tên lớn như Bank of America, JP Morgan,...

Nhiều người càng muốn tấn công thị trường crypto mặc dù thị trường này vẫn nhỏ. Bởi họ thấy được rằng, thị trường này đang trên đà phát triển và không thể ngăn chặn được. Nó giống như những ngày đầu của internet cũng như nhiều phát kiến mới trước đây. Thế giới đang ngày càng thay đổi, những người đang có quyền lực muốn giữ quyền lực của mình. Tuy nhiên, tương lai những người trẻ tuổi sẽ là người nắm quyền và quyết định tương lai của thị trường crypto. Họ là những người thích sự đổi mới và công nghệ.

5 giai đoạn của tiền pháp định

Hoa Kỳ đang đối mặt với rất nhiều vấn đề, nhưng có một vấn đề quan trọng không được nhắc đến nhiều là vị thế của đồng USD trên thế giới. Kể từ năm 1425, có nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau từng là đồng dự trữ toàn cầu, nhưng họ chỉ tồn tại một thời gian. Đến nay, đồng USD đã chiếm vị trí này được 103 năm. 

Lý do chính khiến tiền pháp định dự trữ bị thay thế bởi các đồng tiền khác là bởi tiền pháp định bị lạm dụng và in tiền quá nhiều. Vì vậy, tiền luôn mất giá theo thời gian và người dân mất lòng tin vào đồng tiền này.

Không có gì là mãi mãi, ngoại trừ tiền pháp định sẽ mãi mất giá và bị thay thế bởi 1 loại tiền pháp định mới và rồi tiền đó lại cũng sẽ cùng chung số phận, và cứ thế tiếp tục. Vì vậy, đầu tư là cách duy nhất để bảo vệ tài sản của bạn.

Đồng USD mặc dù ngày càng mất giá trị trong nhiều năm qua. Nhưng với một đồng tiền pháp định được lựa chọn là đồng dự trữ và giao dịch chính trên toàn thế giới thì nó đang ở giai đoạn này. Chúng ta cùng tìm hiểu các giai đoạn của tiền pháp định nhé.

Giai đoạn 1 được thúc đẩy bởi sự lạc quan và hưng phấn khi các chính trị gia hứa hẹn kích thích tăng trưởng một cách có trách nhiệm. Ban đầu, sẽ có lời hứa về trách nhiệm tài chính, chỉ in những gì đất nước cần và sống trong phạm vi ngân sách cho phép. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó thường ngắn ngủi vì các chính trị gia và chủ ngân hàng trung ương sẽ sớm đầu hàng trước cám dỗ in thêm tiền để kích thích tăng trưởng.

Trong Giai đoạn 2, các hạn chế sẽ dần được loại bỏ khỏi quy trình tạo tiền tệ. Ý tưởng trả hết nợ không còn quan trọng so với tăng trưởng. Do đó, tăng trưởng trở thành động lực quan trọng nhất của hệ thống fiat. Khi tiền tệ dần mất giá trị, do sức mua giảm, mọi người phải làm việc nhiều giờ hơn để duy trì mức sống.

Giai đoạn 3 là giai đoạn đánh bạc khi thanh khoản quá mức xâm nhập vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Tăng trưởng sẽ bắt đầu chậm lại và do đó, cần phải tạo ra nhiều tiền hơn để kích thích tăng trưởng. Điều này có nghĩa là lãi suất phải được duy trì ở mức thấp. Với lãi suất được giữ ở mức thấp đồng thời với việc in tiền đáng kể, mọi người sẽ phải chấp nhận rủi ro trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường bất động sản chỉ để theo kịp lạm phát. Ở giai đoạn 3, mọi người cũng bắt đầu vay mượn nhiều hơn để chi tiêu do họ cảm thấy giàu khi tài sản của họ tăng lên, khiến họ cảm thấy mình có nhiều tiền hơn so với sức mua của họ.

Giai đoạn 4 là giai đoạn áp chót của chu kỳ fiat. Tăng trưởng chậm chạp buộc các tổ chức tài chính phải cố gắng kiếm tiền thông qua các phương tiện khác ngoài kinh doanh thông thường. Ở giai đoạn này, tham nhũng chiếm ưu thế, các nguyên tắc cơ bản bị bỏ qua và của cải tập trung vào tay một số ít người. Tại thời điểm này, các cá nhân phải tự bảo vệ mình bằng cách không tin tưởng vào chính phủ hoặc cố vấn tài chính. Những người không làm như vậy sẽ bị mất tài sản trong phần sau của Giai đoạn 4 và Giai đoạn 5.

Giai đoạn 5 xảy ra khi có siêu lạm phát, đây là giai đoạn kinh tế tồi tệ nhất của chu kỳ tiền pháp định. Ở giai đoạn 5, tiền tệ trở nên vô giá trị. Ở giai đoạn này, nhiều loại tài sản xuất hiện trong hệ thống tiền tệ để được sử dụng làm tiền tệ hoặc được sử dụng để lưu trữ. Hãy nhớ rằng siêu lạm phát đã xảy ra ít nhất 56 lần trong 2 thế kỷ qua.

Đồng USD đã thống trị một thời gian dài và có sức mạnh rất lớn. Rất nhiều quốc gia như Uruguay, El Salvador,... đã dùng đồng USD là đồng pháp định của mình. Năm 1944, đồng USD chính thức được dùng làm đồng tiền dự trữ quốc tế. Từ đó, đồng USD được coi là một tài sản để lưu trữ khi kinh tế, chính trị ở các quốc gia có sự bất ổn. 

Trước đây, đồng USD cũng như một số đồng tiền khác trên thế giới như Bảng Anh được đảm bảo bằng vàng. Tuy nhiên, sau khi trả qua thế chiến thứ nhất và thứ hai, các quốc gia rất cần tiền mặt để khôi phục nền kinh tế. Trong khi vàng càng ngày càng hiếm, lượng tiền in ra không ra không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Mặc dù thời kỳ này bản vị vàng chưa bị phá bỏ nhưng dần suy thoái, không còn phù hợp nữa. Anh ngừng sử dụng chế độ bản vị vàng vào năm 1931, Mỹ cũng làm theo vào năm 1931 và tàn dư của hệ thống này bị xóa hoàn toàn vào năm 1973 trên toàn thế giới.

Các chính phủ không cần đảm bảo tiền pháp định của họ bằng vàng. Nên tiền ngày càng in ra dễ dàng và nhiều hơn dẫn đến nó ngày càng mất giá, điều này cũng xảy ra với USD. Nhưng đồng USD vẫn là đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới.

Đến năm 2014, lần đầu tiên hai quốc gia lớn Trung Quốc và Nga bắt tay để trao đổi hàng hóa bằng đồng tiền của họ mà không thông qua đồng USD. Gần đây có Brazil và Trung Quốc. Hay Ấn Độ và Trung Quốc cũng có ý định tương tự. Xu hướng giao dịch không qua đồng USD xuất hiện nhiều hơn. Khối lượng giao dịch qua đồng nhân dân tệ của Trung Quốc quốc tế và đồng Rúp của Nga ngày càng tăng và nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. 

Qua đây, chúng ta có thể thấy đồng USD ngày càng mất đi thị phần trên toàn cầu nhưng nó vẫn là đồng có khối lượng giao dịch quốc tế lớn nhất. Tiếp đến là đồng euro, yên Nhật, bảng Anh,.... Nếu Fed và cơ quan chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục lạm dụng in tiền thì USD sẽ ngày càng mất giá. Và rất nhiều đồng tiền pháp định lớn trên thế giới đã lặp lại như vậy.

Vàng vẫn được khai thác hàng năm nhưng không đủ vàng để đảm bảo cho tiền pháp định. Các chính phủ lớn như Hoa Kỳ, Đức, Pháp,.... vẫn được lưu trữ rất nhiều vàng. Vì vậy, các chính phủ nhỏ sẽ không đủ khả năng để thu mua để lưu trữ vàng để cạnh tranh với các quốc gia lớn. Vì vậy, Bitcoin ra đời có được những tính năng như vàng nhưng linh hoạt hơn. Có thể nó sẽ là lợi chọn tốt hơn cho các quốc gia nhỏ muốn lưu trữ sau này.

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
31 Tháng 03, 2023 22:53