Bitcoin có phải là một zero-sum game không?
Khi tham gia vào thị trường crypto, đặc biệt là Bitcoin, có lẽ bạn đã từng nghe qua thuật ngữ zero-sum game. Đây là khái niệm kinh tế học chỉ tình huống mà lợi ích của một bên đồng nghĩa với tổn thất của bên kia, và tổng giá trị trong hệ thống không thay đổi.
Nói cách khác, "người thắng thì phải có người thua."
Thoạt nghe thì có vẻ nó rất thuyết phục, một người nào đó có lời từ Bitcoin thì một ai đó phải mất đi. Đặc biệt là người ta thường đưa ra các ví dụ về việc cá voi xả hàng để lấy hết tiền của các cá con.
Nhưng thực tế có phải vậy không? chúng ta sẽ tìm hiểu những lập luận thú vị trong bài viết này nhé.
Zero-sum game là gì?
Zero-sum game (trò chơi tổng bằng không) là một tình huống mà lợi ích của một bên luôn bằng tổn thất của bên khác. Tổng giá trị trong hệ thống không thay đổi, chỉ chuyển từ người này sang người khác. Giá trị không sinh ra cũng không mất đi, nó chỉ chuyển từ người này sang người khác.
Ví dụ, nếu có hai người chơi trong một trò chơi zero-sum, nếu người chơi A thắng +10 điểm, thì người chơi B sẽ thua -10 điểm. Tổng số điểm mà hai người chơi nhận được luôn là 0.
Poker là một ví dụ cho một trò chơi tổng bằng không (zero-sum game) vì tổng giá trị trong trò chơi luôn giữ nguyên, và chiến thắng của một bên luôn đồng nghĩa với thất bại của bên khác.
Khác với zero-sum game, một trò chơi "win-win" là khi cả hai bên đều có lợi, còn "lose-lose" là khi cả hai bên đều chịu thiệt hại.
Ví dụ win-win:
Bạn bán một tài sản và nhận được lợi nhuận, trong khi người mua tin rằng tài sản đó sẽ tăng giá trị trong tương lai. Cả hai bên đều hài lòng vì đạt được mục tiêu của mình.
Ví dụ lose-lose:
Một cuộc tranh chấp kéo dài khiến cả hai bên đều mất thời gian, tiền bạc, và cơ hội, dẫn đến tổn thất cho tất cả.
Tại sao Bitcoin hay bị gán với zero-sum game?
Bitcoin thường bị gán với khái niệm zero-sum game vì nhiều người chỉ nhìn vào những khía cạnh ngắn hạn và không hiểu được bản chất dài hạn của nó. Dưới đây là những lý do chính khiến Bitcoin bị hiểu lầm như vậy:
Tâm lý giao dịch ngắn hạn:
Trong các giao dịch mua bán Bitcoin, một người có thể kiếm lời bằng cách bán ở giá cao, trong khi người mua có thể chịu lỗ nếu giá giảm sau đó. Điều này dễ dẫn đến suy nghĩ rằng Bitcoin là một trò chơi "một bên thắng, một bên thua."
Trong các đợt bull market, nhiều người mua Bitcoin khi giá gần đỉnh (như mức $69,000 vào năm 2021) và chịu lỗ nặng khi giá giảm sâu sau đó. Những trường hợp này tạo cảm giác rằng người bán "kiếm tiền" từ những người mua vào muộn hơn.
Biến động giá lớn:
Bitcoin thường trải qua các chu kỳ tăng giá mạnh và giảm giá sâu. Điều này tạo ấn tượng rằng khi một nhóm giàu lên, nhóm khác phải chịu tổn thất.
Năm 2017, Bitcoin đạt đỉnh $20,000 nhưng sau đó giảm xuống dưới $4,000 vào năm 2018, khiến nhiều nhà đầu tư lỗ nặng.
Những người bán sớm trong chu kỳ tăng giá được xem là "thắng" trong khi những người mua ở đỉnh được coi là "thua."
Tìm hiểu thêm: Hiểu về sự biến động của thị trường Crypto để không còn sợ hãi
Thiếu hiểu biết về giá trị dài hạn:
Nhiều người chỉ coi Bitcoin là một công cụ đầu cơ để kiếm lời nhanh, thay vì nhìn nhận nó như một tài sản tạo ra “giá trị mới”. Điều này dẫn đến suy nghĩ rằng Bitcoin chỉ là một trò chơi tổng bằng không.
Giao dịch phái sinh và tính chất zero-sum game
Trong giao dịch phái sinh (futures/options), người tham gia không sở hữu tài sản cơ bản như Bitcoin mà đặt cược vào biến động giá của nó. Điều này khiến giao dịch phái sinh mang tính chất zero-sum game: lợi nhuận của một bên luôn tương ứng với tổn thất của bên còn lại.
Ví dụ:
Một nhà giao dịch đặt cược giá Bitcoin sẽ tăng lên $30,000 trong một tháng, trong khi người khác đặt cược giá sẽ giảm. Kết quả, nếu giá tăng lên $30,000, người đầu tiên sẽ thắng và nhận tiền từ người thứ hai, và ngược lại nếu giá giảm.
Vì không có giá trị thực sự được tạo ra trong quá trình này, tổng giá trị trong hệ thống không thay đổi, chỉ chuyển từ bên thua sang bên thắng, đúng với bản chất của một zero-sum game.
Định kiến về thị trường tài sản mới
Bitcoin là một loại tài sản mới và chưa được hiểu rõ như vàng hoặc chứng khoán. Nhiều người vẫn coi đây là "công cụ đầu cơ" thay vì một lớp tài sản thực sự.
Những người không quen với khái niệm tài sản phi tập trung thường nghi ngờ và gán Bitcoin với zero-sum game để đơn giản hóa suy nghĩ của họ.
Tìm hiểu thêm: Tại sao BITCOIN quá khó hiểu so với BĐS, vàng và chứng khoán?
Tại sao Bitcoin không phải là zero-sum game?
Nhiều người nhầm lẫn rằng Bitcoin là một zero-sum game vì họ chỉ nhìn vào giao dịch ngắn hạn hoặc những biến động giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cách nhìn này không phản ánh đầy đủ bản chất của Bitcoin và thị trường crypto. Dưới đây là những lập luận quan trọng để phản bác quan điểm này.
Bitcoin thường bị xem như một trò chơi tài chính trong đó người thắng lấy đi giá trị từ người thua, giống như một zero-sum game.
Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Bitcoin không chỉ đơn thuần là một công cụ tái phân phối giá trị giữa các bên, mà còn là một hệ thống “tạo ra giá trị mới”, vượt xa giới hạn của một trò chơi tổng bằng không. Đây là cách Bitcoin thực sự hoạt động và tại sao nó không thể bị gán với khái niệm zero-sum game.
Khi Bitcoin lần đầu xuất hiện vào năm 2009, nó gần như không có giá trị. Nhưng nhờ sự đồng thuận xã hội và tính đột phá của công nghệ blockchain, Bitcoin đã tạo ra một hệ sinh thái hoàn toàn mới.
Giá trị của Bitcoin tăng lên khi có nhiều người tham gia vào mạng lưới, tạo ra một hiện tượng mà các chuyên gia gọi là hiệu ứng mạng lưới. Điều này có nghĩa là khi ngày càng nhiều người tin tưởng và sử dụng Bitcoin, giá trị của toàn bộ hệ thống tăng theo cấp số nhân. Đây không phải là sự "cắt lẫn nhau" mà là một quá trình mở rộng giá trị tổng thể.
Hãy tưởng tượng, vào năm 2009, chỉ có một số ít người sử dụng Bitcoin và giá trị của nó thấp. Nhưng đến năm 2024, số lượng ví Bitcoin đã vượt hơn 100 triệu, tăng mạnh từ con số 30 triệu vào năm 2018. Cùng lúc, vốn hóa thị trường của Bitcoin cũng tăng từ 0 USD lên gần 2 nghìn tỷ USD. Điều này cho thấy sự tăng trưởng bền vững, không chỉ vì tiền được "lấy" từ người khác, mà vì toàn bộ mạng lưới đã phát triển và tạo ra giá trị mới. Và tất cả những ai tham gia vào mạng lưới Bitcoin đều hưởng được giá trị mới được tạo ra này.
Hiệu ứng mạng lưới không chỉ dừng lại ở việc tăng giá trị Bitcoin mà còn thúc đẩy đổi mới công nghệ. Có nghĩa bên ngoài việc một ai đó xem Bitcoin như một công cụ đầu tư thông thường. Thì bên cạnh đó sự ra đời của Bitcoin vẫn còn và đang tạo cảm hứng bất tận cho các dự án khác khác đi sau.
Bitcoin đã mở đường cho các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi), NFT, và hợp đồng thông minh. Những công nghệ này không chỉ phục vụ người sở hữu Bitcoin nói riêng và cả thị trường crypto nói chung. Giúp mở rộng giá trị của cả hệ sinh thái crypto.
Ví dụ, tại El Salvador, Bitcoin đã trở thành đồng tiền hợp pháp, giúp hàng triệu người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính mà trước đây họ không thể. Điều này không phải là một trò chơi "thắng-thua," mà là một quá trình tạo ra cơ hội mới cho nhiều người hơn.
Ngoài ra, sự tham gia của các tổ chức tài chính lớn càng củng cố quan điểm rằng Bitcoin không phải là zero-sum game.
Trước đây, Bitcoin bị coi là tài sản đầu cơ rủi ro cao. Nhưng với sự phê duyệt Bitcoin ETF và việc các tổ chức như BlackRock và Fidelity tham gia vào thị trường, Bitcoin đã được công nhận là một loại tài sản tài chính đáng tin cậy. Điều này làm tăng niềm tin của nhà đầu tư và thu hút dòng tiền mới vào thị trường.
Dòng tiền mới này không phải là tiền được "lấy" từ người khác mà là giá trị được bổ sung vào hệ thống thông qua sự tham gia của các tổ chức.
Tìm hiểu thêm: Crypto: Một Loại Tài Sản Mới Làm Thay Đổi Cả Thế Giới Tài Chính
Quan trọng hơn, Bitcoin có một đặc điểm mà ít tài sản nào sánh được: tính khan hiếm. Chỉ có 21 triệu Bitcoin trên thế giới, và điều này làm tăng giá trị của nó theo thời gian. Giống như vàng, Bitcoin không chỉ có giá trị vì tính khan hiếm, mà còn vì “sự đồng thuận toàn cầu” rằng nó có giá trị. Nhưng không giống như vàng, Bitcoin còn minh bạch hơn, có thể truy vết, và phi tập trung hoàn toàn, giúp nó trở thành một công cụ lưu trữ giá trị lý tưởng trong thời đại kỹ thuật số.
Kết luận
Thay vì chỉ chuyển giá trị từ người này sang người khác, Bitcoin tạo ra giá trị mới thông qua công nghệ, sự đồng thuận xã hội, và hiệu ứng mạng lưới. Đây không phải là một trò chơi "một bên thắng, một bên thua," mà là một hệ thống đôi bên cùng có lợi, nơi tất cả người tham gia đều có thể hưởng lợi từ sự tăng trưởng tổng thể của mạng lưới. Bitcoin, vì vậy, không chỉ là một khoản đầu tư mà còn là biểu tượng của sự đổi mới và một hệ sinh thái kinh tế hoàn toàn mới.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital