Yên tâm giao dịch XM

Blur NFT Marketplace: Mối đe doạ ngôi vương của OpenSea

28 Tháng 02, 2023 21:03

Xưng vương trong một thời gian dài, từ sự nổi lên của cơn sốt NFT những năm 2021 và cho đến hiện nay. OpenSea vẫn là một trong những chợ giao dịch NFT lớn nhất của thị trường.

Blur NFT Marketplace: Mối đe doạ ngôi vương của OpenSea

Nhưng sự ra đời của Blur chỉ mới ngắn ngủi vài tháng qua đã làm nên kỳ tích bằng những chiến lược và tính năng mạnh mẽ. Đã chiếm lấy một phần khá lớn của thị trường chợ NFT từ tay OpenSea

Và khiến OpenSea phải thay đổi luôn cả cơ chế thu phí mua bán NFT cố định trên sàn là 2.5% trong suốt bao năm qua. Thì nay đã trả về 0% để có thể bảo vệ bản thân trước sức nóng phả đến từ Blur. 

Đã có nhiều chợ NFT trên thị trường như X2Y2, LookRare, Rarible… Nhưng cho tới khi sự ra đời của Blur đã thay đổi cục diện thị trường và mang lại một làn gió mới trong cách mua bán NFT chuyên nghiệp cộng với một giao diện trực quan với nhiều thông tin quan trọng dành riêng cho trader. 

Blur là gì?

Trong khi các chợ NFT như OpenSea tập trung vào đối tượng giao dịch NFT đại chúng. Thì Blur, một chợ NFT ra đời vào tháng 10/2022 lại tập trung vào các nhà giao dịch chuyên nghiệp (pro trader) giao dịch với số lượng lớn cùng với các công cụ theo dõi mạnh mẽ. 

Blur được phát triển trên Ethereum. Blur vừa là một chợ giao dịch NFT vừa là một nền tảng giao dịch NFT tổng hợp (NFT Aggregator). Tổng hợp ở đây là Blur sẽ mang lại cho người dùng thấy được các mức giá của cùng một NFT trên nhiều sàn khác nhau như Opensea, Looksrare, X2Y2. Để người dùng có thể chọn được một mức giá hợp lý nhất khi giao dịch. 

Ngoài tính năng mua bán NFT như các sàn khác. Blur còn hỗ trợ thêm các tính như như quản lý danh mục đầu tư. Bạn có thể biết lời lỗ của những NFT mà mình nắm giữ trong danh mục. Kiểm tra ví, biểu đồ giao dịch, độ sâu thanh khoản, phí gas hiện tại. 

giao diện blur marketplace nft

Sự nổi lên và thành công của Blur được cấu thành từ nhiều yếu tố. Trong đó là kết quả của chiến lược nhắm đến một thị trường ngách nhất định. Đó là những nhà giao dịch NFT chuyên nghiệp. Vì bản thân đội ngũ sáng lập của Blur cũng là những nhà giao dịch NFT chuyên nghiệp. 

Những điểm nổi bật của Blur 

Vì sinh sau để muộn, nên Blur lấy lợi thế cạnh tranh bằng những tính năng hữu ích dành cho trader.

Chợ giao dịch NFT tổng hợp nhanh nhất.

Blur cho phép đúc các NFT hàng loạt nhanh hơn so với nhiều chợ giao dịch NFT khác. Đây là một lợi thế cạnh tranh cho các trader để quét giá sàn của các bộ sưu tầm mà họ đang theo dõi.

Blur còn tự tin có thông lượng cao gấp 10 lần một chợ giao dịch NFT tổng hợp khác là Gem. 

so sánh tốc độ giữa blur nft vs gem

Bạn đang cần chuẩn bị một bữa tối. Với nhiều nguyên liệu khác nhau. Và mỗi nguyên liệu được bán ở nhiều chỗ khác nhau. Để mua đầy đủ hết tất cả nguyên liệu đó là một việc khá nhọc. Vì bạn phải đi từng cửa hàng và chọn mua thứ mình cần.

Nhưng nay đã có sự xuất hiện của một cửa hàng tổng hợp. Cửa hàng đó bán nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Bao gồm cả những loại nguyên liệu của những cửa hàng riêng lẻ kia. Từ nay bạn có thể vào cửa hàng tổng hợp này để mua sắm những thứ mình cần thay vì chạy qua hết tất cả các cửa hàng riêng lẻ. 

Ví dụ trên cũng giống như chợ giao dịch Blur đang cố gắng làm. Blur thu thập và tổng hợp các NFT được bán ở nhiều chợ khác nhau vào một chỗ trong chợ của mình. Và cho phép bạn phân tích và nhiều NFT đồng thời từ nhiều chợ khác nhau cùng một lúc. 

Tính năng sweeps (quét)

Giống như quét nhà vậy đó các bạn, cùng một lúc lùa đi hết một lần. 

Đây là tính năng nhắm đến đến các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các cá voi NFT. Họ sẽ nhiều và mua một số lượng lớn NFT từ bất kỳ dự án nào với giá sàn. Trước khi giá của các NFT đó bay lên mặt trăng. 

Mua được số lượng lớn NFT trong một khoảng thời gian ngắn là một lợi thế rất lớn để tối đa lợi nhuận. Vừa tiết kiệm chi phí, và vừa tiết kiệm thời gian. 

tính năng quét trên chợ giao dịch nft blurQuét một lúc 10 NFT - Nguồn: blur.io 

Blur còn cho phép bạn xem danh mục đầu tư của bản thân. Cũng như bạn cũng có thể xem các hoạt động đầu tư của bất kỳ ví nào khác trên Blur. 

Phí giao dịch 0%

Có vài khoản phí mà người mua phải chi trả để có được NFT. Đương nhiên là số tiền bạn bỏ ra để sở hữu NFT đó. Ngoài ra bạn sẽ trả tiền phí gas, khoản phí này sẽ thuộc về mạng Ethereum, khoản phí tiếp theo là một mức phí cố định tùy sàn. Đối với OpenSea là 2.5% trên giá trị số tiền bán (phí này được người bán trả). 

Phí tiếp theo là phí bản quyền. Tác giả ban đầu của NFT được đặt một mức phí nhất định, tối đa là 10% trên OpenSea. Khi NFT đó được đổi chủ thì một khoản tiền sẽ chảy về ví của người tác giả NFT ban đầu. 

Nhưng đối với Blur thì họ đang miễn phí hoàn toàn phần phí này. Bạn không cần trả một khoản phí nào cho Blur khi bán NFT. Đây là có thể là một chiến lược tốt để thu hút người dùng lúc ban đầu. Nhưng về lâu dài thì Blur vẫn cần dòng tiền để hoạt động và có thể họ sẽ kiếm tiền bằng một cách nào đó. 

Những nhà sáng tạo/tác giả vẫn có thể tự tùy chỉnh tiền bản quyền của các bộ sưu tập của họ trước khi niêm yết trên chợ giao dịch. 

Đội ngũ phát triển

Những tính năng của Blur cũng phần nào phản ánh lại những gì mà đội ngũ sáng lập mong muốn sử dụng. Vì đội ngũ của Blur cũng là những nhà giao dịch NFT chuyên nghiệp. 

Thông tin về đội ngũ sáng lập vẫn chưa được tiết lộ, hiện tại chỉ một người có tên tài khoản Twitter là @PacmanBlur tiết lộ rằng anh có là đồng sáng lập dự án. 

 

 

Cũng theo nguồn tin được chia sẻ trên Mirror. Cá nhân đứng sau Blur là những NFT trader, nhà phát triển dày dặn kinh nghiệm từ MIT, Citadel, Five Rings Capital, Twitch, Brex, Square, và Y Combinator.

Nhà đầu tư

Blur đã hoàn thành việc gọi vốn trị giá 11 triệu USD tại vòng hạt giống (Seed Round) vào tháng 3/2022. Quỹ đầu tư dẫn đầu vòng gọi vốn này của Blur chính là Paradigm. Ngoài ra còn có sự góp mặt của eGirl Capital, Ledger Status, Santiago Santos, 0xMaki và các KOL lớn trong lĩnh vực NFT như 6529, Zeneca, Deeze…

Đây là nguồn vốn nuôi sống dự án trong giai đoạn này. Để Blur có thể tận dụng được lợi thế không thu phí hoa hồng của người dùng khi bán NFT trên Blur. 

blur gọi vốn

 

Token $BLUR là gì?

$BLUR là một token quản trị. Được chạy trên blockchain Ethereum và có nguồn cung tối đa là 3 tỷ. 

Ngoài chức năng làm token quản trị thì $BLUR cũng được dùng để trả thưởng cho những nhà sáng tạo chọn duy trì tiền bản quyền của người sáng tạo sẽ được thưởng nhiều token hơn. 

Tokenomics

3 tỷ Token $BLUR sẽ được phân phối như sau:

  • Cộng đồng: 51%
  • Người đóng góp: 29%
  • Nhà đầu tư: 18,8%
  • Cố vấn: 1,2%

phân bổ token BLURthời gian trả token BLURLộ trình phát hành token $BLUR

Blur Airdrop 

Ngày 15/02/2023 vào lúc 0 giờ sáng theo giờ Việt Nam. $BLUR được niêm yết trên một số sàn tập giao dịch trung như Bitget, Houbi, Coinbase, Gate, Kucoin.

Đợt Airdrop thứ nhất: với điều kiện là người dùng tham gia mua bán NFT trên các nền tảng nằm trên mạng lưới Ethereum trong vòng 6 tháng trước khi Blur ra mắt. Sẽ được nhận các gói Care Packages chứa token $BLUR. 

Đợt Airdrop thứ nhì: với quy mô lớn hơn và lên đến 12% tổng cung (360 triệu $BLUR) sẽ được airdrop đến toàn bộ những người dùng đã có hoạt động đấu thầu và niêm yết NFT trên Blur trong khoản thời gian từ 19/10/2022 - 14/2/2023.

Những đợt Airdrop trên nằm trong mùa 1. Sắp tới Blur ra mắt đợt Airdrop mùa 2 với số lượng lên đến 300 triệu $BLUR.

 

 

Với các điều kiện khắt khe hơn để nhận Airdrop ở mùa 2. Yêu cầu cao về độ trung thành của người dùng. 

  • Niêm yết NFT lên Blur càng nhiều thì cơ hội nhận airdrop càng lớn

  • Niêm yết các bộ sưu tập NFT giá trị cao và thịnh hành.

  • Đạt sự trung thành tuyệt đối bằng cách chỉ niêm yết trên Blur mà không niêm yết trên các chợ giao dịch NFT khác. 

 

 

Bạn sẽ dành được 100% điểm trung thành nếu bạn không niêm yết NFT của bạn ở những nơi khác ngoài Blur. 

Cuộc chiến trong thế giới NFT Marketplace  

Sau những đợt Airdrop rầm rộ và các chức năng mạnh mẽ dành cho các pro trader. Thì sức nóng của Blur đã tăng nhanh cao khi khối lượng giao dịch 24h của Blur vào ngày 19/02 vượt mốc 100 triệu USD. Cao gấp 5 lần OpenSea. 

Trước khi có sự xuất hiện của Blur. Thì đối thủ đáng gờm của OpenSea là Looksrare. Tuy nhiên sau khi đã hết các đợt trả thưởng khuyến khích bằng token LOOKS thì lượt người dùng cũng đi xuống. Và OpenSea lại quay về vị thế dẫn đầu cho đến sự sự xuất hiện của Blur lại một lần nữa làm OpenSea lo lắng. 

Trong bài đăng trên blog ngày 15/02. Blur đã khuyên người dùng chặn OpenSea. Bởi vì người sáng tạo không thể kiếm được toàn bộ tiền bản quyền trên cả Blur và OpenSea. Thay vào đó. Họ cần chọn một nơi để kiếm được toàn bộ tiền bản quyền. Người dùng có thể chọn bán NFT trên OpenSea hoặc Blur. Chứ không phải là cả hai. 

Có nghĩa là các tác giả của các bộ sưu tập NFT phải niêm yết bộ sưu tập NFT của họ hoàn toàn trên Blur và chặn OpenSea thì mới có thể nhận được tiền bản quyền từ Blur. Còn nếu không thì họ phải chặn Blur và niêm yết chúng hoàn toàn trên OpenSea. 

Blur cho phép những nhà sáng tạo tùy chọn tiền bản quyền cho tác phẩm của họ. Mức phí bản quyền tối thiểu là 0.5%

“Ưu tiên của chúng tôi là những người sáng tạo có thể kiếm được tiền bản quyền trên tất cả các thị trường mà họ đưa vào danh sách trắng, thay vì bị buộc phải chọn.”

Chính sách của OpenSea là họ chỉ trả phí bản quyền cho một bộ sưu tập NFT nếu NFT đó được giao dịch trên OpenSea. Đó là chính sách thu hút các dự án NFT lớn kéo về OpenSea. Năm 2022, OpenSea đã trả đến 1,1 tỷ USD tiền bản quyền cho các chủ bộ sưu tập NFT.

Từ tháng 10 năm 2022. OpenSea nhận thấy khối lượng giao dịch NFT giảm và người dùng dần chuyển sang sử dụng các sàn giao dịch NFT khác không áp đặt phí bản quyền. Việc này diễn ra nhanh hơn vào đầu năm 2023 khiến OpenSea cũng sẽ loại bỏ bộ lọc chặn các sàn giao dịch NFT cho phép tự điều chỉnh phí bản quyền.

OpenSea đã buộc phải nhanh chóng bỏ phí giao dịch và cho phép tùy chỉnh phí bản quyền với hy vọng giữ chân cả nhà sưu tầm NFT lẫn nhà sáng tạo NFT.

Dưới hơi nóng từ Blur. Chính sách lớn thay đổi tiếp theo đến từ OpenSea là phí giao dịch khi bán NFT trên OpenSea sẽ giảm từ 2.5% xuống 0% trong một khoản thời gian giới hạn. 

 

 

Đương nhiên việc này sẽ làm giảm nghiêm trọng doanh thu của OpeanSea trong thời gian này, vì nguồn doanh thu của công ty đang đến từ phí bản quyền 2.5%.

Nhưng vì giảm phí xuống 0% sẽ gây nên tình trạng gian lận bằng wash trading nên OpenSea sẽ áp dụng khoản phí 0.5% trong một số trường hợp nhất định.

Kết luận 

Tuy mới chỉ ra đời trong một thời gian ngắn nhưng với những gì Blur đã làm thì rất ấn tượng. 

Chúng ta cũng chưa thật sự đánh giá được sức hút thật sự của Blur trong giai đoạn này. Vì đây vẫn đang trong giai đoạn airdrop rất nhiều token và tạo sự khuyến khích sử dụng Blur.

Khối lượng giao dịch cao trên Blur cũng có thể đến từ việc “wash trading” nhằm hưởng được Airdrop (mặc dù Blur đã cảnh báo trường hợp wash trading sẽ không được nhận airdrop.

*Wash trading là khi người mua và người bán trong một giao dịch là cùng một người hoặc hai người thông đồng với nhau. Nó bị cấm ở các thị trường tài chính thông thường vì nó đánh lừa phần còn lại của thị trường về mức độ nhu cầu thực sự, bóp méo giá cả và lôi kéo người khác giao dịch trên thông tin giả mạo.

Yếu tố tiếp theo cần xem xét là việc miễn phí phí giao dịch khi bán NFT trên Blur. Đây là một chiến lược tốt để thu hút người dùng. Nhưng về dài hạn thì Blur cần một nguồn tiền để có thể nuôi sống dự án trong dài hạn. 

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
28 Tháng 02, 2023 21:03