XM - Đối tác Xuất sắc

Các sự kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến Bitcoin như thế nào?

15 Tháng 07, 2024 16:25

Kể từ sau đại dịch COVID-19, lạm phát đã bùng nổ tại nhiều nơi, khiến người dân phải tìm kiếm những giải pháp mới để bảo vệ giá trị tài sản của mình. Bitcoin, với tính phi tập trung và nguồn cung giới hạn, trở thành một lựa chọn hấp dẫn để chống lại lạm phát.

Các sự kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến Bitcoin như thế nào?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách các sự kiện kinh tế vĩ mô, từ lạm phát, thay đổi lãi suất đến các chính sách tiền tệ và quy định, ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Bitcoin. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và hợp lý hơn trong bối cảnh kinh tế đầy biến động hiện nay.

Các sự kiện kinh tế vĩ mô là gì? 

Các sự kiện kinh tế vĩ mô là những thay đổi lớn trong các yếu tố kinh tế tổng thể như lạm phát, suy thoái kinh tế, lãi suất, và chính sách tiền tệ. Những yếu tố này có tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thu nhập của người dân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, và cả thị trường tài chính toàn cầu. Và dĩ nhiên không thể thiếu Bitcoin rồi, một loại tài sản đang nổi lên nhanh chóng và được mệnh danh là “vàng điện tử

Mặc dù Bitcoin được coi là một tài sản kỹ thuật số phi tập trung, nó vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các biến động kinh tế và chính trị toàn cầu. 

Bitcoin thường được nhận định là một loại tài sản biến động cao, vì còn non trẻ và vốn hoá nhỏ, vậy trước các sự kiện kinh tế vĩ mô Bitcoin lại càng “nhạy cảm hơn” so với các loại tài sản truyền thống khác.

Đây cũng chỉ là một hiện tượng bình thường, thuyền nhỏ thì sẽ dễ bị dao động hơn trước những cơn sóng to, tuy Bitcoin được kể với câu chuyện là một kho lưu trữ giá trị vì những đặc tính vốn có của nó.

Nhưng điều đó được đo trong dài hạn, nó cũng không có nghĩa là Bitcoin có thể miễn nhiễm với mọi loại tác động từ bên ngoài. Vì những sự kiện kinh tế vĩ mô tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư và tâm lý nhà đầu tư sẽ tác động mạnh đến từng loại tài sản khác nhau, ngay cả ổn định như vàng cũng có lúc dao động rất mạnh trong những sự kiện kinh tế diễn ra. 

Không giống như cổ phiếu, được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư của tổ chức và giảm bớt sự biến động nghiêm trọng, hoặc vàng, được gắn với giá trị hữu hình và sự ổn định lịch sử, thị trường Bitcoin non nớt hơn và chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư bán lẻ. 

Mặt khác, các tài sản truyền thống như vàng và chứng khoán thường được quản lý trong các khuôn khổ rõ ràng và ổn định, giúp chúng tránh được phần lớn sự không chắc chắn và các rủi ro từ cá nhân. Những biến động kinh tế như lạm phát hoặc thay đổi lãi suất có thể ảnh hưởng khác nhau đến các loại tài sản này. Trong khi đó, Bitcoin phản ứng thất thường hơn, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tâm lý nhà đầu tư và các giao dịch mang tính đầu cơ.

Nhiều bài báo nghiên cứu tập trung vào vai trò của Bitcoin như một hàng rào hoặc nơi trú ẩn an toàn từ góc độ danh mục đầu tư. Do không có mối tương quan, Bitcoin có thể được sử dụng một cách có giá trị như một công cụ đa dạng hóa. 

Do đó, mặc dù Bitcoin có thể mang lại lợi ích như một công cụ đa dạng hóa trong danh mục đầu tư, nó vẫn rất nhạy cảm với các sự kiện kinh tế vĩ mô và có thể có mức độ biến động cao hơn các tài sản truyền thống như vàng và chứng khoán.

Dưới đây sẽ là các tác động của các sự kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu tác động đến Bitcoin.

Lạm phát và Bitcoin

Lạm phát là sự tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ, làm giảm sức mua theo thời gian. 

Khi lạm phát xảy ra, sức mua của đồng tiền giảm, nghĩa là người tiêu dùng cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ so với trước đây. Lạm phát thường được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), phản ánh mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu.

Khi lạm phát xảy ra, giá trị của tiền pháp định giảm. Điều này làm cho các tài sản không bị lạm phát như Bitcoin trở nên hấp dẫn hơn. Người dân có xu hướng đầu tư vào Bitcoin và các loại tài sản khác để bảo vệ giá trị tài sản của mình khỏi sự mất giá của tiền tệ.

 


 

Lạm phát khắp nơi, nhiều người đổ xô tìm kiếm tài sản để lưu trữ.

Trong thời điểm lạm phát cao ở một số quốc gia, nhiều người đã mua Bitcoin hơn với hy vọng nó sẽ giữ giá trị tốt hơn đồng tiền địa phương. Điều này đôi khi khiến giá Bitcoin tăng lên vì ngày càng có nhiều người muốn nó là nơi an toàn cho tiền của họ.

Các nhà đầu tư lớn và quỹ đầu tư có thể tăng tỷ trọng Bitcoin trong danh mục đầu tư của họ như một biện pháp phòng ngừa lạm phát vì hiệu suất vượt trội của nó. 

Venezuela đã trải qua một giai đoạn lạm phát nghiêm trọng, với tỷ lệ lạm phát hàng năm lên đến hàng ngàn phần trăm. Đồng tiền Bolivar của Venezuela mất giá mạnh.

Trong bối cảnh này, nhiều người dân Venezuela đã chuyển sang sử dụng Bitcoin như một phương tiện để bảo vệ tài sản của họ khỏi sự mất giá của tiền tệ quốc gia.

Người dân sử dụng Bitcoin để thực hiện các giao dịch hàng ngày, chuyển tiền quốc tế, và lưu trữ giá trị.

Suy thoái kinh tế và Bitcoin 

Suy thoái kinh tế là giai đoạn mà nền kinh tế quốc gia hoặc toàn cầu trải qua sự suy giảm trong hoạt động kinh tế, được đo lường bằng giảm GDP, tăng tỷ lệ thất nghiệp, và suy giảm sản xuất và tiêu dùng. Suy thoái thường kéo dài ít nhất sáu tháng và có thể có tác động sâu rộng đến đời sống của người dân và hoạt động kinh doanh.

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, hầu hết các loại tài sản đều giảm giá trị. Ví dụ, thị trường chứng khoán thường trải qua sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư bán cổ phiếu để chuyển sang tiền mặt hoặc các tài sản an toàn hơn. Bất động sản cũng có thể bị ảnh hưởng, với giá nhà và tài sản thương mại giảm do nhu cầu mua bán giảm và khả năng chi trả thấp hơn.

 


 

Thị trường sẽ ra sao nếu suy thoái tài chính xảy ra. 

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chỉ số Dow Jones giảm khoảng 50% từ đỉnh cao của nó vào năm 2007.

Các nhà đầu tư mất niềm tin vào cổ phiếu và chuyển sang các tài sản an toàn hơn như trái phiếu chính phủ.

Vàng thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, ngay cả vàng cũng không tránh khỏi sự biến động giá trong ngắn hạn khi các nhà đầu tư bán vàng để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản khác.

Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng năm 2008, giá vàng giảm trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng nhưng sau đó tăng mạnh khi lo ngại về nền kinh tế toàn cầu tiếp tục gia tăng.

Giá bất động sản có xu hướng giảm trong thời kỳ suy thoái do nhu cầu mua nhà giảm và khả năng chi trả của người mua thấp hơn.

Nhưng thật ra thì Bitcoin chỉ mới được sinh ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, và hầu như từ đó cho tới nay (2024) chúng ta chưa chứng kiến đợt suy thoái kinh tế nào thật sự nghiêm trọng để có thể nhận thấy phản ứng của Bitcoin.

Vào tháng 3 năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu, giá Bitcoin giảm mạnh từ khoảng 10,000 USD xuống còn khoảng 4,000 USD trong vài tuần do lo ngại về nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó, giá Bitcoin phục hồi mạnh mẽ và đạt mức cao kỷ lục mới vào cuối năm 2020 và năm 2021. Điều này cho thấy rằng Bitcoin vẫn bị chịu ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế toàn cầu, nhưng cũng có khả năng phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng sau đó, thậm chí còn là loại tài sản phục hồi nhanh nhất.

Mặc dù Bitcoin chưa trải qua một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng để có thể đánh giá đầy đủ, việc theo dõi phản ứng của Bitcoin trong các sự kiện kinh tế vĩ mô gần đây cho thấy rằng loại tài sản này vẫn còn khá nhạy cảm với các biến động kinh tế. 

Tuy nhiên, với những đặc tính vốn có, Bitcoin vẫn được coi là một lựa chọn tiềm năng cho việc bảo vệ tài sản trước lạm phát và các biến động kinh tế, dù rằng không phải là hoàn toàn miễn nhiễm với các tác động từ bên ngoài.

Dĩ nhiên là Bitcoin không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào, làm chính sách tiền tệ của Bitcoin hoạt động độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế và chính trị không ổn định. 

Tổng lợi nhuận của loại tài sản kể từ năm 2011

Nhưng điều này không đồng nghĩa là giá Bitcoin không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế toàn cầu.

Nguồn cung giới hạn của Bitcoin có thể giúp bảo vệ giá trị của nó trước lạm phát trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn, giá Bitcoin vẫn có thể biến động mạnh theo các sự kiện vĩ mô của thị trường.

Thay đổi lãi suất và Bitcoin

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm mà người vay phải trả cho người cho vay để sử dụng tiền của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất có thể được áp dụng cho các khoản vay, như vay mua nhà hoặc vay tiêu dùng, hoặc cho các khoản tiết kiệm, khi ngân hàng trả lãi cho tiền gửi của khách hàng.

Lãi suất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh, bao gồm:

Tiêu dùng và đầu tư: Khi lãi suất thấp, chi phí vay mượn giảm, khuyến khích tiêu dùng và đầu tư. Ngược lại, khi lãi suất cao, tiêu dùng và đầu tư có xu hướng giảm.

Kiểm soát lạm phát: Ngân hàng trung ương sử dụng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để giảm bớt áp lực lạm phát.

Ngân hàng trung ương sử dụng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để giảm bớt áp lực lạm phát.

Lãi suất thấp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi lãi suất cao có thể làm nền kinh tế chậm lại.

Ngân hàng trung ương, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thường xuyên điều chỉnh lãi suất để điều tiết nền kinh tế. Các quyết định này có thể ảnh hưởng đến nhiều loại tài sản, bao gồm cả Bitcoin.

Khi lãi suất tăng

  • Chi phí vay mượn tăng lên, làm giảm lượng tiền có sẵn trong nền kinh tế.
  • Điều này có thể làm giảm nhu cầu đầu tư vào các tài sản rủi ro như Bitcoin, do các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản an toàn hơn như trái phiếu chính phủ.

Khi lãi suất giảm 

  • Chi phí vay mượn giảm, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư.
  • Điều này có thể làm tăng nhu cầu đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn như Bitcoin, do lợi nhuận kỳ vọng cao hơn.

Năm 2017: Khi giá Bitcoin tăng mạnh, Fed đã duy trì lãi suất thấp (1-1.25%), tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các tài sản rủi ro. Sự gia tăng của Bitcoin vào cuối năm 2017 là một ví dụ điển hình về cách mà môi trường lãi suất thấp có thể kích thích đầu tư vào các loại tài sản mới và rủi ro.

Năm 2020-2021: Trong đại dịch COVID-19, Fed đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh mẽ bằng cách giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục “gần bằng 0” và triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ kinh tế khác. Điều này đã góp phần vào sự gia tăng mạnh mẽ của các loại tài sản mà trong đó có Bitcoin. 

Năm 2022-2023: Khi lạm phát tăng cao, Fed đã liên tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Điều này đã gây áp lực lên giá Bitcoin và các tài sản khác, khiến giá trị của chúng giảm mạnh.

Thay đổi lãi suất của ngân hàng trung ương có tác động mạnh mẽ đến giá trị của Bitcoin. Khi lãi suất giảm, Bitcoin thường trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư do lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. Ngược lại, khi lãi suất tăng, Bitcoin có thể mất đi một phần sức hấp dẫn khi các nhà đầu tư chuyển sang các tài sản an toàn hơn. Việc hiểu rõ mối quan hệ này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh trong việc phân bổ tài sản và tối ưu hóa lợi nhuận.

Tương lai của Bitcoin trong bối cảnh kinh tế vĩ mô

Bitcoin đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu. Trong tương lai, Bitcoin có tiềm năng trở thành một tài sản bảo vệ giá trị tương tự như vàng, nhờ vào tính chất khan hiếm và tính bảo mật cao. Với sự phát triển của công nghệ và sự chấp nhận ngày càng rộng rãi, Bitcoin có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Chính phủ và các cơ quan quản lý trên toàn thế giới đang dần thiết lập các quy định để quản lý Bitcoin và các loại crypto khác. Sự rõ ràng về quy định có thể tạo ra một môi trường ổn định và an toàn hơn cho việc sử dụng và đầu tư Bitcoin, từ đó thúc đẩy sự phát triển và chấp nhận rộng rãi hơn.

Sự ảnh hưởng của Bitcoin đến toàn bộ xu hướng của thị trường crypto 

Bitcoin thường được xem là "vàng kỹ thuật số" và là đồng tiền điện tử tiên phong. Xu hướng giá của Bitcoin dẫn dắt toàn bộ thị trường crypto. 

Khi Bitcoin tăng giá mạnh, nó thường kéo theo sự tăng giá của các altcoin khác. Ngược lại, khi Bitcoin giảm giá, các altcoin cũng thường chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Bitcoin thường được sử dụng như một tiêu chuẩn để so sánh giá trị của các đồng tiền điện tử khác. Sự ổn định và uy tín của Bitcoin giúp nó duy trì vai trò này trong thị trường crypto.

Các tin tức và sự kiện liên quan đến Bitcoin, chẳng hạn như các phát biểu của các nhà lãnh đạo tài chính hoặc các quyết định quy định, thường có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường crypto.

Đó là lý do bạn cần quan tâm đến các tin tức vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến biến động giá của Bitcoin như thế nào, từ đó có cái nhìn chung cho toàn thị trường crypto. 

Tìm hiểu thêm: Hiểu về sự ảnh hưởng của Bitcoin đến toàn bộ thị trường Crypto

Nhận định về tác động dài hạn

Dù các sự kiện kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến giá trị và biến động của Bitcoin trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, xu hướng giá trị của Bitcoin và các tài sản khác vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này là do lạm phát và sự mất giá của tiền pháp định theo thời gian, dẫn đến sự gia tăng giá trị của các tài sản thực.

 


 

Bạn có nghĩa một ngày nào đó thị trường sẽ sụp đổ?

Bitcoin, với tính chất giảm phát và nguồn cung hạn chế, thường được coi là một kho lưu trữ giá trị dài hạn, giống như vàng. Khi lượng tiền in ra ngày càng nhiều, giá trị của tiền giảm, làm tăng giá trị của các tài sản như Bitcoin. Điều này giải thích tại sao, bất chấp những biến động ngắn hạn do các sự kiện kinh tế vĩ mô, Bitcoin và các tài sản tương tự thường có xu hướng tăng giá trong dài hạn.

Dù Bitcoin có tiềm năng tăng giá dài hạn. Việc theo dõi và hiểu rõ các sự kiện kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố khác có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh hơn khi đầu tư vào Bitcoin. Mặc dù trong dài hạn Bitcoin có xu hướng tăng, nhưng việc hiểu rõ những tác động ngắn hạn và trung hạn từ các yếu tố vĩ mô có thể giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
15 Tháng 07, 2024 16:25