Yên tâm giao dịch XM

Các thuyết âm mưu gây cấn, phổ biến về Bitcoin và sự thật là gì?

15 Tháng 12, 2023 18:20

Bitcoin không chỉ là một đồng crypto nổi tiếng, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho vô số thuyết âm mưu thú vị. Mọi người đều có một câu chuyện hay một giả thuyết nào đó về Bitcoin.

Các thuyết âm mưu gây cấn,  phổ biến về Bitcoin và sự thật là gì?

Có người nói rằng Bitcoin là sản phẩm của một cơ quan tình báo bí mật nào đó, trong khi người khác lại tin rằng đó là một phần của kế hoạch theo dõi và kiểm soát dòng chảy tài chính toàn cầu. 

Quả là thiếu sót nếu không nhắc đến những câu chuyện về những “cá voi, cá mập”, những người được cho là có khả năng làm nên những biến động giá lớn trên thị trường, nhằm trục lợi vào bản thân. 

Dù như thế nào đi nữa. Từ rày về sau, bitcoin không chỉ là một phương tiện giao dịch hay lưu trữ giá trị mà còn là một nguồn cảm hứng bất tận để dệt nên các thuyết âm mưu huyền bí và hấp dẫn người nghe. 

Các thuyết âm mưu phổ biến về Bitcoin 

Bitcoin là dự án của chính phủ hoặc tình báo

Một số người tin rằng Bitcoin có thể đã được tạo ra bởi một cơ quan chính phủ, như Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hoặc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ/Cục An ninh Trung ương (NSA), với mục đích kiểm soát hoặc theo dõi dòng tiền trên toàn cầu.

Danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto, người được cho là đã tạo ra Bitcoin, vẫn là một bí ẩn. Sự bí ẩn này tạo ra môi trường màu mỡ cho các thuyết âm mưu, trong đó một số người tin rằng Nakamoto có thể là cái tên đại diện cho một tổ chức lớn hơn phía sau.

Blockchain bitcoin hoạt động chặt chẽ, có chính sách khuyến khích thợ đào hấp dẫn và ngăn chặn các cuộc tấn công bằng cách dựa trên xung đột lợi ích độc đáo (có nghĩa là nếu làm đúng sẽ được nhiều phần thưởng hơn là hack vào hệ thống, nên người ta sẽ có xu hướng làm đúng để nhận phần thưởng) và blockchain Bitcoin cũng giải quyết được vấn đề khá hóc búa khi di chuyển tài sản trên môi trường online là vấn đề chi tiêu gấp đôi (có 1 đồng tiền nhưng lấy nó đi mua hàng ở nhiều nơi khác nhau).

Với những sự phúc tạp được kể trên, thì đây quả là một kỳ quan công nghệ, và đòi hỏi rất nhiều nguồn lực cũng như kiến thức sâu rộng. 

Điều này khiến một số người tin rằng chỉ có một tổ chức có nguồn lực và kiến thức sâu rộng như CIA mới có thể phát triển được công nghệ này.

Chính phủ Mỹ có lịch sử trong việc phát triển công nghệ mới, như Internet từ dự án ARPANET của DARPA. Điều này củng cố niềm tin rằng họ cũng có thể đứng sau sự ra đời của Bitcoin.

Để phản bác thuyết âm mưu cho rằng Bitcoin là dự án của chính phủ hoặc tình báo như CIA hoặc NSA, chúng ta có thể xem xét một số lập luận và bằng chứng sau:

Bản chất phi tập trung của Bitcoin làm suy yếu giả thuyết về sự kiểm soát của chính phủ hoặc tình báo, vì không có tổ chức nào có thể kiểm soát toàn bộ mạng lưới.

Sự minh bạch của blockchain Bitcoin, với mọi giao dịch đều có thể được xem và kiểm tra công khai, làm giảm khả năng sử dụng nó như một công cụ bí mật của chính phủ.

Không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh Bitcoin là sản phẩm của một cơ quan chính phủ hoặc tình báo.

Sự độc lập và đa dạng của cộng đồng phát triển Bitcoin chứng tỏ rằng nó không phải là sản phẩm của một tổ chức trung ương.

Và triết lý của bitcoin là tạo ra một hệ thống tài chính phi tập trung. Nơi tiền có thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà không cần sự cho phép của bất cứ ai. Và cho tới này thì điều này vẫn đúng và đang diễn ra trên mạng lưới blockchain. 

Và triết lý này đi ngược lại hoàn toàn với mong muốn của bất kỳ quốc gia nào. Nên chính phủ tự tạo ra một thứ gây khó khăn cho chính họ là điều ngược lại logic thông thường. 

Bitcoin là một công cụ để rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố

Một số thuyết âm mưu cho rằng Bitcoin được tạo ra như một phương tiện để rửa tiền hoặc tài trợ cho các hoạt động phi pháp, bao gồm cả khủng bố.

Bitcoin được tạo ra với mục đích cung cấp một hệ thống tài chính phi tập trung và minh bạch, nó tạo ra một con đường mà ai cũng có thể đi qua được và sẽ không có bất kỳ trạm kiểm soát nào chặn bạn lại để hỏi xem bạn đến từ quốc gia nào, giàu hay nghèo, tài sản của bạn là bao nhiêu, lớn hay nhỏ, ai cũng có thể đi ngang qua con đường tự do này. 

Và cũng chính vì sự tự do này mà tội phạm cũng đi ngang qua, nhưng với cách thiết kế mọi thứ công khai và minh bạch và ai cũng có thể nhìn vào thì có lẽ đây không phải con đường hấp dẫn cho tội phạm sử dụng. 

Và sự thật là USD mới chính là đồng tiền được nhiều tổ chức tội phạm yêu thích nhất, chúng được rửa qua tiền mặt và thậm chí là có sự hỗ trợ đặt biệt từ các tổ chức tài chính lớn. 

"FinCEN files", một bộ tài liệu bị rò rỉ từ Financial Crimes Enforcement Network, đã tiết lộ cách mà một số ngân hàng hàng đầu thế giới di chuyển hơn 2 nghìn tỷ đô la trong các giao dịch đáng ngờ từ năm 1999 đến 2017. Những giao dịch này không chỉ liên quan đến các nghi phạm khủng bố mà còn bao gồm các nhà lãnh đạo quốc gia và các ông trùm ma túy.

Tìm hiểu thêm: Định kiến và sự thật trong việc dùng crypto để rửa tiền và tài trợ khủng bố

Công ty tether dùng USDT để thao túng giá Bitcoin

Có giả thuyết cho rằng công ty Tether sử dụng USDT do họ phát hành để thao túng thị trường Bitcoin. 

Giả thuyết này cho rằng Tether phát hành USDT không dựa trên đủ dự trữ tiền tệ thực tế và sau đó sử dụng USDT này để mua Bitcoin, từ đó tạo ra áp lực tăng giá.

Có một số lo ngại và nghiên cứu về mối quan hệ giữa Tether và biến động giá của Bitcoin, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh rằng Tether được sử dụng một cách có hệ thống để thao túng giá Bitcoin.

Sự mập mờ về kiểm toán của Tether mức độ dự trữ tài sản của họ so với số lượng USDT họ phát hành ra thị trường cũng bí ẩn giống như cái cách mà Satoshi Nakamoto biến mất. 

Điều này càng làm dấy lên những nghi ngờ đồn thổi xung quanh việc Tether không có đủ dự trữ tiền mặt hoặc tài sản tương đương để hỗ trợ giá trị của USDT đang lưu hành.

Nhưng bao nhiêu năm qua vẫn chưa có ai chứng minh được việc Tether in khống USDT mà không có đủ dự trữ, thậm chí đến cả chính quyền New York cũng không thể luận tội Tether. 

Sau gần 3 năm giữa cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa hai bên thì Tổng chưởng lý bang New York đã đạt được thỏa thuận dàn xếp với Bitfinex và Tether với tổng số tiền là 18,5 triệu đô la (02/2021) và Tether không bị luận tội, nghĩa là sau nhiều năm điều tra, cũng không có bằng chứng để kết tội Tether. Tether đồng ý báo cáo tài liệu kiểm toán mỗi quý và vẫn tiếp tục in thêm USDT sau đó. 

Mọi chuyện có vẻ tươi sáng hơn. Khi nào năm sau (2024) Tether sẽ công bố số tiền dự trữ theo thời gian thật. 

Và dù có bao nhiêu phong ba bão táp của thị trường đi qua thì USDT vẫn đứng vững cho tới hiện tại. Điều này dần làm suy yếu đi những giả thuyết kể trên.

Máy tính lượng tử phá huỷ Bitcoin 

Blockchain của Bitcoin dựa trên nguyên tắc mã hóa và sự an toàn của nó phụ thuộc vào việc không thể giải mã các khóa bảo mật. 

Khi máy tính lượng tử xuất hiện. Nó có thể phá vỡ nguyên tắc này, đe dọa đến sự an toàn của toàn bộ mạng lưới.

Chúng có thể được sử dụng để thao túng thị trường, ví dụ như thông qua việc tạo ra các giao dịch giả mạo hoặc thay đổi số dư của các tài khoản.

Thuyết âm mưu này phản ánh lo ngại rằng sự phát triển của máy tính lượng tử có thể làm mất đi giá trị và tính an toàn của Bitcoin, từ đó phá hủy cơ sở của hệ thống blockchain.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

Máy tính lượng tử hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai và chưa đủ mạnh để thách thức các hệ thống mã hóa hiện tại của Bitcoin.

Cộng đồng Bitcoin và các chuyên gia bảo mật đang nghiên cứu và phát triển các giải pháp để đối phó với nguy cơ từ máy tính lượng tử, bao gồm việc cập nhật và tăng cường các thuật toán mã hóa.

Một ví dụ dễ hiểu về việc mức độ phát triển của tấn công và phòng thủ trong cuộc đua vũ trang trong lịch sử quân sự. 

Khi một bên phát triển vũ khí mới mạnh mẽ hơn, bên kia cũng phải phát triển phương tiện phòng thủ hoặc vũ khí đối phó tương đương. 

Ví dụ, trong Thế chiến II, sự phát triển của máy bay ném bom yêu cầu phải có hệ thống phòng không và radar hiệu quả hơn để phát hiện và ngăn chặn chúng.

Áp dụng nguyên tắc này vào lĩnh vực công nghệ thông tin và an ninh mạng, sự phát triển của máy tính lượng tử đặt ra mối đe dọa tiềm tàng không chỉ cho blockchain Bitcoin mà còn cho các hệ thống dữ liệu quan trọng khác, bao gồm cả các trung tâm dữ liệu của chính phủ và các tập đoàn lớn. 

Máy tính lượng tử có khả năng giải quyết các thuật toán mã hóa hiện tại nhanh chóng hơn nhiều so với máy tính cổ điển, điều này có thể làm lộ thông tin bảo mật và dữ liệu quan trọng.

Tuy nhiên, giống như trong cuộc đua vũ trang, sự phát triển của công nghệ tấn công cũng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ phòng thủ. 

Trong trường hợp của máy tính lượng tử, điều này dẫn đến nghiên cứu và phát triển các thuật toán mã hóa lượng tử an toàn, có khả năng chống lại sự tấn công của máy tính lượng tử. 

Điều này bao gồm việc phát triển các hệ thống bảo mật mới và cập nhật các hệ thống hiện tại để chúng có thể chống chọi với sức mạnh tính toán của máy tính lượng tử.

 


 

Máy tính lượng tử sẽ phá huỷ Bitcoin?

Có nhiều thuyết âm mưu về việc Bitcoin là một money game, zero sum game? 

Money game: Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một hoạt động đầu tư mà trong đó lợi nhuận chủ yếu đến từ việc thu hút người chơi mới thay vì từ bất kỳ hoạt động kinh doanh cụ thể nào. 

Trong một số trường hợp, "money game" có thể liên quan đến các hoạt động lừa đảo hoặc Ponzi. Một số người chỉ trích Bitcoin bằng cách gọi nó là "money game", ám chỉ rằng giá trị của nó chỉ tăng lên do sự gia tăng nhu cầu từ những người đầu tư mới, chứ không phải do giá trị cơ bản hoặc ứng dụng thực tế.

Zero sum game: Trong một "zero sum game", lợi nhuận của người này là mất mát của người khác. 

Tổng lợi nhuận và tổng thua lỗ trong hệ thống cân nhau, tạo ra tổng kết quả bằng không. 

Một số người xem thị trường crypto như một "zero sum game", nơi mà những người kiếm lời khi mà người khác mất tiền. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác vì thị trường crypto cũng có thể tạo ra giá trị thông qua sự đổi mới, sự chấp nhận rộng rãi, và sự phát triển của công nghệ.

Và làm sao bạn biết được bạn kiếm được tiền là người khác sẽ mất tiền? 

Bạn bán BTC giá 50k và kiếm lời. Thì trên thị trường có một ai đó bỏ ra 50k để mua BTC của bạn?

Làm sao bạn biết người đó mất tiền? 

Trái ngược với trò chơi có tổng bằng không (zero sum game), thị trường tài chính thường tạo ra giá trị. Điều này có nghĩa là không phải mọi giao dịch đều dẫn đến việc người này thắng và người kia thua. Trong nhiều trường hợp, cả người mua và người bán có thể hưởng lợi từ giao dịch dựa trên mục tiêu và chiến lược đầu tư của họ.

Để vượt qua 2 tư duy tiêu cực này, thì bạn cần biết giá trị của crypto đang giải quyết các vấn đề quan trọng nào cho xã hội. Từ đó càng nhiều vấn đề được giải quyết thì giá cả của loại tài sản đó càng cao theo thời gian dài hạn. Tôi dùng chữ “dài hạn” ở đây vì sẽ có người vào bắt bẻ là BTC sập 70% kìa. 

Trong ngắn hạn mọi thứ có thể dao động lên xuống, nhưng về dài hạn. Một thứ gì đó có giá trị thật sự sẽ luôn có xu hướng đi lên. 

Thuyết âm mưu liên quan đến sự ra đời của internet. Có tương đồng với Bitcoin 

Internet, một trong những phát minh định hình thế kỷ 20, bắt nguồn từ một dự án quân sự của Hoa Kỳ - ARPANET, do Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) phát triển. Ban đầu, ARPANET không phải là công cụ giám sát hay kiểm soát, mà là một mạng lưới thông tin được thiết kế để duy trì liên lạc trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Khi Internet mới nhen nhóm, nó không chỉ mang lại cách mạng trong truyền thông số, mà còn kích thích sự ra đời của hàng loạt thuyết âm mưu và lo ngại. Người ta lo sợ rằng chính phủ có thể sử dụng Internet như một công cụ giám sát, bày tỏ quan ngại về an ninh mạng và quyền riêng tư, và e ngại về sự phá vỡ các hệ thống truyền thống.

Có những suy đoán rằng Internet là bước đệm cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy tính lượng tử, điều này có thể dẫn đến viễn cảnh máy móc kiểm soát hoặc thậm chí hủy diệt nhân loại.

Tuy nhiên, giống như trong trường hợp của Bitcoin, nhiều trong số những thuyết âm mưu này thiếu bằng chứng cụ thể và thường dựa trên suy đoán hơn là sự thật. Internet từ khi ra đời, đã phát triển thành một công cụ toàn cầu với nhiều ứng dụng và tác động sâu rộng tới từng ngóc ngách của đời sống con người. 

Vậy tôi nên làm gì trước những thuyết âm mưu này 

Danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto vẫn là một bí ẩn, và mặc dù việc suy đoán có thể thú vị, nhưng quan trọng là phải phân biệt giữa sự thật đã được xác minh và suy đoán.

Khi đối mặt với các thuyết âm mưu liên quan đến Bitcoin hoặc bất kỳ chủ đề nào khác, đây là một số bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận thông tin một cách cẩn thận và có chọn lọc. 

Phân tích cơ bản để bắt được những thông tin quan trọng: Tìm hiểu về Bitcoin, cách hoạt động của nó, lịch sử, và những ứng dụng thực tế. Hiểu biết cơ bản về công nghệ blockchain và crypto sẽ giúp bạn phân biệt giữa thông tin chính xác và thông tin đồn thổi. 

Tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy: Đọc từ các nguồn tin cậy và uy tín. Nguồn tin chất lượng thường cung cấp thông tin dựa trên nghiên cứu và phân tích chuyên sâu, không chỉ dựa trên suy đoán hoặc ý kiến cá nhân.

Phân biệt sự kiện và ý kiến: Hãy nhận biết sự khác biệt giữa sự kiện được chứng minh và ý kiến hoặc suy đoán. Điều này giúp bạn không bị cuốn theo những lập luận không có cơ sở.

Sử dụng tư duy phản biện: Đặt câu hỏi và phân tích thông tin một cách phản biện. Hỏi bản thân về nguồn gốc, mục đích, và bằng chứng hỗ trợ cho bất kỳ thông tin nào bạn nhận được.

Tránh lan truyền thông tin sai lệch: Nếu bạn tiếp nhận một thông tin được gọi là “thuyết âm mưu” hay các giả thuyết thì nếu chưa có chứng minh một cách có cơ sở thì hãy tránh lan truyền nó. Thay vào đó, hãy chia sẻ kiến thức và thông tin chính xác mà bạn đã học được.

Nhìn vào giá trị cốt lõi 

Nhìn lại internet sau hơn 2 thập kỷ phát triển, giờ đây internet đã mang lại những giá trị khổng lồ cho nhân loại và thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác và làm việc. 

Tuy nhiên sự thật đúng là internet là một mạng lưới không biên giới và mang tính kết nối nhưng hầu như chỉ có một vài công ty lớn kinh doanh và bành trước trên môi trường internet và thu hút phần lớn người dùng. 

Nhưng điều đó là một quy luật tự nhiên của thị trường tự do khi mà luôn luôn sẽ có một số nhỏ chiếm lấy phần lớn thị phần, phần lớn tài sản của cả thế giới. Nhưng về bản chất cốt lõi của internet thì vẫn không thay đổi, vẫn giúp cho việc kết nối, giao tiếp, làm việc trở nên dễ dàng hơn với không biên giới và không cần đến không gian vật lý.

Điều này cũng tương tự như bitcoin, bản chất cốt lõi của bitcoin mang lại sự tự do di chuyển tiền từ mọi nơi trên thế giới mà không cần ngân hàng hoặc tin vào đơn vị thứ ba đứng giữa, tạo ra một cuộc cách mạng mới về quyền tự do sử dụng tài sản. 

Mặc dù phần lớn số lượng BTC đều tập trung vào một số nhỏ người lưu giữ. Điều này phản ánh một xu hướng chung trong phân phối tài sản. Nơi mà tài sản thường tập trung vào tay số ít. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi bản chất cốt lõi của Bitcoin.

Bitcoin giúp giảm bớt sự tập trung quyền lực tài chính từ các chính phủ, ngân hàng và tổ chức tài chính sang cho người dùng cá nhân. Nó cung cấp một lựa chọn thay thế cho những người muốn thoát khỏi sự kiểm soát và hạn chế của hệ thống tài chính truyền thống.

Bitcoin và các loại crypto khác đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực tài chính, nơi công nghệ blockchain và crypto cung cấp các giải pháp mới cho giao dịch và lưu trữ giá trị.

Khi nhận ra được những giá trị của crypto mang lại cho thế giới. Thì phần nào đó bạn sẽ tự tin hơn trong quyết định đầu tư của mình và giảm tối thiểu sự lo lắng đối với các thuyết âm mưu chưa được chứng minh. 

Tập trung vào mục đích bạn đầu tư vào thị trường này

Bạn đến với crypto vì hiểu giá trị của nó, và nhìn được xu hướng crypto đang trên đường trở thành một loài tài sản mới cho nhân loại.

Nhận thức được xu hướng này giúp bạn định hình chiến lược đầu tư dài hạn.

Thay vì bị chi phối bởi cảm xúc hoặc những thông tin không chắc chắn, quyết định đầu tư của bạn nên dựa trên nền tảng kiến thức vững chắc và phân tích kỹ lưỡng.

Và bạn đầu tư vào crypto để bắt được xu hướng này, và tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân, từ lợi nhuận này sẽ giúp thay đổi cuộc sống của bạn một cách tích cực hơn. Đây chính là giá trị mà crypto mang lại cho cho bạn. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
15 Tháng 12, 2023 18:20