BingX hoàn 20% phí giao dịch

CRONOS (CRO) là gì - Khi sàn tập trung lấn sân sang phi tập trung

07 Tháng 04, 2022 23:03

Khi càng cạnh tranh họ sẽ càng trở nên giống nhau. Có phải Cronos là nước cờ mà Crypto.com đánh theo Binance để phủ rộng thêm sự ảnh hưởng đến phân khúc blockchain EVM.

CRONOS (CRO) là gì - Khi sàn tập trung lấn sân sang phi tập trung

Trước thềm sự chuyển giao gần đến của Ethereum. Từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang Proof of Stake. Nhằm tăng cao tốc độ xử lý giao dịch trên giây và giảm phí gas xuống. 

Thì ở một diễn biến khác. Các blockchain có khả năng tương thích với Ethereum sinh ra ngày một nhiều để hỗ trợ và tận dụng sự phổ biến và giàu có từ Ethereum. Có thể kể đến vài cái tên lớn như Polygon, Avalanche, Fantom, BSC… 

Tân bình mới nhất trong cuộc đua này là Cronos. Một blockchain mới ra mắt vào tháng 11 năm 2021 của sàn giao dịch Crypto.com với mong muốn tương thích với Ethereum và tương thích với cả Cosmos. 

Crypto.com là một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Singapore. Được thành lập vào năm 2017 bởi giám đốc điều hành Kris Marszalek. Crypto.com là một trong những sàn giao dịch lớn và lâu đời tại Châu Á. 

 

Cronos (CRO) là gì?

Cronos là một chuỗi tương thích với EVM đã ra mắt vào ngày 8 tháng 11 năm 2021. Là một phần của hệ sinh thái sản phẩm Crypto.com đang phát triển. 

Khởi đầu là một công ty phát hành thẻ ghi nợ tiền mã hoá dưới tên Monaco. Vào năm 2017 họ đổi tên thành Crypto.com và tung ra một ứng dụng tất cả trong một. Công ty trước đó đã ra mắt blockchain của riêng mình có tên Crypto.org Chain.

Vậy tại sao Cronos lại được khởi chạy nếu Crypto.org Chain đã tồn tại? 

Crypto.org Chain là một chuỗi khối được xây dựng trên Cosmos SDK. 

Sử dụng ngôn ngữ lập trình Rust và Go. Điều này có nghĩa là nó không tương thích với Ethereum. Chính vì thế họ tạo ra thêm Cronos là một blockchain được xây dựng trên Ethermint (một công cụ của Cosmos) giúp Cronos tương thích được với Ethereum.

Cả hai blockchain này chạy song song với nhau. Có thể tương tác với nhau và cũng đều cho phép xây dựng dApps lên trên. 

Khi càng cạnh tranh họ sẽ càng trở nên giống nhau. Crypto.com có những bước đi khá giống Binance.com.

Binance có chuỗi gốc của nó là Binance Chain, trong khi Crypto.com có ​​Crypto.org Chain. Cả hai blockchain này đều được xây dựng trên Cosmos SDK, hỗ trợ bởi Comos. 

Để xem mối quan hệ giữa Crypto.org Chain và Cronos, hãy xem so sánh đơn giản sau:

Nếu Binance có Binance Chain và Binance Smart Chain được tạo ra sau đó để tương thích với Ethereum.

Thì Crypto.com có Crypto.org Chain và Cronos được tạo ra sau đó để tương thích với Ethereum.

  • Crypto.com: Tên công ty sàn giao dịch tiền mã hoá.

  • Crypto.org Chain: Blockchain thứ nhất hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Rust và Go

  • Cronos: Blockchain thứ hai tương thích với Ethereum và chạy song song với Crypto.org Chain.

  • CRO: Token chính cho cả 2 blockchain trên. 

 

Cách hoạt động của Cronos

Để xây dựng blockchain từ con số 0 thì phải trải qua rất nhiều công đoạn và ngốn nhiều thời gian lẫn công sức.

Thành phần quan trọng của một blockchain là cơ chế đồng thuận. Cronos đã chọn giải pháp sử dụng bộ công cụ hỗ trợ xây dựng blockchain có sẵn từ Cosmos. 

Lấy ví dụ Vinfast muốn chế tạo một chiếc xe thì việc khó phải làm là chế tạo động cơ và khung gầm. Nên Vinfast sẽ hợp tác với BMW để có thể sử dụng công nghệ động cơ và khung gầm của những mẫu xe BMW.

Từ đó giúp rút ngắn thời gian sản xuất và nghiên cứu. Mà cho dù có tự nghiên cứu cũng rất khó mà trong một thời gian ngắn có thể làm ra một cái động cơ tốt hơn của BMW được.

Khi Vinfast có được 2 thành phần quan trọng đó rồi thì họ mới “custom” lại chiếc xe bằng thiết kế khác, thương hiệu khác, nội thất khác. Nhưng cái lõi bên trong là động cơ sẵn có của BMW.

Cronos cũng hoạt động với cơ chế giống như vậy. Họ sử dụng khung phát triển có sẵn từ Cosmos là Ethermint, cùng cơ chế đồng thuận Tendermint’s Core BFT Proof of Stake. 

Để làm phần lõi cho blockchain của họ nhằm giảm thiểu thời gian xây dựng blockchain và tận dụng được lợi thế công nghệ cùng sự đảm bảo tốc độ cao từ công nghệ của Cosmos cung cấp. Từ đó họ tinh chỉnh lại và tạo ra blockchain tùy chỉnh theo ý họ muốn.

Ethermint như một bản sao của Ethereum trên Cosmos. 

Giúp các bạn dễ dàng “bê” các dApps từ Ethereum qua Cosmos một cách nhanh và dễ. 

Thêm đó là tận dụng được tốc độ cao cùng mức phí thấp và khả năng tương tác cao với các blockchain khác trong mạng lưới Cosmos. 

Ethermint là một blockchain bằng chứng cổ phần (PoS). Được xây dựng trên Cosmos SDK, tương thích với EVM (Máy ảo Ethereum). 

Ethermint cũng tương thích và được kết nối với các blockchain khác trong hệ sinh thái Cosmos thông qua giao thức Inter Blockchain Communication (IBC).

Chỗ này hơi nhiều thuật ngữ và gây khó hiểu. Nếu các bạn không muốn quá sa đà vào công nghệ thì có thể tạm hiểu là Cronos được xây dựng trên những công cụ được hỗ trợ bởi Cosmos.

Từ đó có được lợi thế là vừa tương tác được với các blockchain khác trong hệ sinh thái Cosmos và vừa tương tác được với Ethereum và các blockchain EVM khác như FantomAvalanche, BSC… 

Bạn có thể dành vài phút đọc qua bài viết Cosmos tại đây để có thể giúp bạn dễ hiểu hơn 69 lần khi tìm hiểu nền tảng Cronos 😄

Cosmos SDK là một công cụ hỗ trợ xây dựng các blockchain

Cosmos SDK giúp xây dựng blockchain một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhiều tiền bạc cho các nhà phát triển.

Binance Chain, Terra và Crypto.org Chain là những blockchain nổi tiếng được xây dựng bằng Cosmos SDK.

Trước đó sàn Crypto.com đã tạo ra một blockchain riêng của họ trên Cosmos có tên là Crypto.org Chain.

Nhưng đây là một Blockchain hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Rust và Go.

Trước sức ép và sự phổ biến quá lớn của Ethereum nên họ tạo ra thêm một blockchain khác có tên là Cronos để tương thích với Ethereum. Dự án Cronos vẫn được xây dựng trên Cosmos, nhưng sử dụng công cụ hỗ trợ là Ethermint. 

Cronos sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Authority. Proof of Authority (PoA) là một thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng.

Có nhiều coin thôi thì chưa đủ. Bạn phải nổi tiếng và được cộng đồng tín nhiệm và đánh giá cao thì bạn mới có thể trở thành một Masternode để bảo mật mạng lưới và đương nhiên là nó sẽ tập trung hơn rồi. 

 

Crypto.org Chain vs Cronos 

Crypto.org Chain ra mắt vào tháng 3 năm 2021, còn Cronos ra mắt vào tháng 11 năm 2021. 

Cả hai blockchain Crypto.org Chain và Cronos đều được xây dựng trên Comos.

Cả hai cho phép xây dựng các dApps bên trên. Điểm khác là Crypto.org Chain sẽ thực thi hợp đồng thông minh CosmWasm trong tương lai.

Nhắm mục tiêu đến các nhà phát triển ngôn ngữ lập trình Rust và Go. Còn Cronos tương thích với EVM và hỗ trợ thực thi hợp đồng thông minh Solidity. 

Câu hỏi đặt ra là tại sao từ đầu Crypto.com lại không tạo ra luôn một blockchain tương thích với Ethereum?. Mà phải tạo ra một blockchain khác là Crypto.org Chain với ngôn ngữ lập trình Rust và Go? 

 

 

Có phải chăng sức ép cùng sự lớn mạnh của cộng đồng lập trình viên sử dụng Solidity đã thúc đẩy Crypto.com phải phát triển một chain riêng để phục vụ thị trường này. 

 

Khả năng tương tác của Cronos

IBC là một giao thức của Comos cho phép các blockchains xây dựng bên trong Cosmos nói chuyện với nhau.

Nó có thể chuyển giá trị, trao đổi tài sản, dịch vụ và kết nối mà không gặp phải các vấn đề về quy mô vốn có trong một số blockchain lớn nhất hiện nay.

 

crypto.com coin

IBC sẽ giúp kết nối các blockchain bên trong hệ sinh thái Cosmos lại với nhau. Mà Cronos là một blockchain bên trong hệ sinh thái đó. 

 

Vào tháng 12 năm 2021. Cronos thông báo ra mắt kênh IBC giữa Cronos và Cosmos Hub

Tạo điều kiện cho việc chuyển mã thông báo ATOM xuyên chuỗi theo cách phi tập trung.

Vào tháng 1 năm 2022. Một kênh IBC bổ sung đã được thiết lập để cho phép chuyển mã thông báo LUNA giữa Terra và Cronos.

Có khả năng giao tiếp giữa các chuỗi khối (IBC). Có nghĩa là nó có thể giao tiếp với các chuỗi dựa trên Cosmos khác như Crypto.org Chain, cũng như Terra, Kava, Cosmos… Là một chuỗi EVM, Cronos cũng có thể triển khai các giao thức gốc Ethereum như Curve, Aave, Compound… 

 

Cronos là một trong số ít các chuỗi tồn tại ở giao điểm của Ethereum và Cosmos.

 

Tokenomic

Tổng cung: 30.263.013.692 CRO

Nguồn cung lưu hành: 25.263.013.692 CRO

CRO được phân phối ra thị trường thứ cấp (không kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài). Nó có nghĩa là CRO không có bán trước, không có bán công khai.

CRO là một mã thông báo tiện ích của Crypto.org Chain, Cronos và sàn giao dịch Crypto.com. Crypto.com sử dụng CRO trong tất cả các khía cạnh của hệ sinh thái của họ, bao gồm:

Thanh toán : Crypto.com Pay, Crypto.org Chain và Thẻ Visa.

Giao dịch : Ứng dụng & Sàn giao dịch Crypto.com.

Dịch vụ tài chính : Crypto.com Earn, Crypto.com Credit & Crypto.com DeFi Swap.

Có thể nói rằng CRO được sử dụng rộng rãi trong hệ sinh thái Crypto.com. Và nó tiếp tục phát triển tiện ích bằng cách trở thành một mã thông báo gốc trên Cronos.

 

Kết luận 

Sức mạnh của Cronos đến từ hệ sinh thái sẵn có. Ở đây không phải là số lượng dApps được xây trên nền tảng, mà là một hệ thống kinh doanh sẵn có từ sàn Crypto.com với 10 triệu khách hàng tiềm năng. Mang lại một lượng lớn người dùng mới vào hệ sinh thái DeFi trong tương lai. 

Crypto.com đã ra mắt quỹ kích thích hỗ trợ hệ sinh thái đến 100 triệu đô la bằng ngân khố của mình. 

Sẵn sàng tài trợ tới 1 triệu đô la cho các dự án cam kết xây dựng trên Cronos. Quỹ này sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển của các dự án mới, cũng như lôi kéo các giao thức hiện có mở rộng sang Cronos.

Quý 2 năm 2022, Cronos mong đợi sự ra mắt của Gravity Bridge.

Một cầu nối phi tập trung cho phép chuyển giao an toàn bất kỳ tài sản tiền điện tử ERC20 nào từ và đến mạng chính Ethereum. Đây là một thỏa thuận lớn sẽ cho phép người dùng Ethereum chuyển tài sản tiền điện tử của họ sang Cronos và tận dụng tối đa phí giao dịch thấp và hệ sinh thái Dapp sôi động.

Giống như những gì Binance đã làm với BNB. Sàn Crypto.com sẽ làm mọi cách để tăng tính ứng dụng và nhu cầu của người dùng đến CRO. Hiện nay các nền tảng blockchain EVM hỗ trợ cho Ethereum đã quá đa dạng nên cần sự khác biệt và sáng tạo rất cao để thu hút người dùng đến với Cronos, những cơn sốt ban đầu đến từ các dApps DEX và Lending & Borrowing sẽ giữ chân người dùng một thời gian đầu bởi vì họ được hưởng lợi nhuận từ việc trả thưởng một cách hào phóng, nhưng sau đó, điều gì sẽ giữ người dùng ở lại sau khi phần thưởng đã giảm dần, chính sự sáng tạo và đổi mới liên tục cộng với một cộng đồng lớn sẽ giúp nền tảng đó tồn tại lâu dài. 

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


PrimeXBT - Giao dịch thị trường crypto, FX
07 Tháng 04, 2022 23:03