Khủng Hoảng Mất Peg USDC, UPDATE Mới Nhất! Những Gì Bạn Cần Biết
Đồng ổn định từng được coi là an toàn nhất trong các đồng ổn định, USDC hiện có đã xảy ra khủng hoảng mất peg trong ngày qua. Sự khủng hoảng này lan rộng do sự ảnh hưởng của vụ sụp đổ ngân hàng Silicon Valley.
Sự ảnh hưởng tiếp tục lan rộng từ SVB
Sau khi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) phá sản, công ty Circle đã thông báo trên Twitter rằng họ đang bị kẹt 3.3 tỷ USD tại ngân hàng này, trong số tổng hơn 40 tỷ USD dự trữ cho USDC của họ. Vẫn chưa có thông tin liệu Circle có thể thu hồi bao nhiêu tiền từ ngân hàng SVB.
Thông tin này đã khiến cho thị trường lo sợ và USDC mất peg giảm xuống 0.87 USD và sau đó có hồi phục trở lại. Nếu những người nắm giữ USDC hoảng sợ hoặc lo lắng rằng không có đủ tiền dự trữ, họ cũng có thể vội vàng bán hoặc trao đổi tiền của mình.
Trước tình hình này, các sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu như Binance và Coinbase đều cho biết họ sẽ tạm thời đình chỉ chuyển đổi sang USDC khi sự lây lan từ sự sụp đổ của SVB đang diễn ra.
Sự ảnh hưởng của SVB không chỉ ở USDC mà còn lan đến các dự án khác. Cộng đồng MakerDAO năm ngoái đã quyết định lưu trữ một phần đồng USDC với Coinbase Prime để nhận lại 1.5% lợi nhuận nhằm đảm bảo giá trị cho đồng ổn định DAI. Vì vậy, USDC mất peg cũng ảnh hưởng khiến đồng DAI mất peg tạm thời trong ngày qua. Ngày qua, lượng đồng DAI đốt đi đã tăng mạnh bởi các nhà đầu tư lo sợ ảnh hưởng lớn hơn và không muốn lưu trữ đồng này.
Đồng ổn định USDD cũng chịu chung sự lo sợ này khiến nó bị mất peg trong một thời gian ngắn. Sau đó, peg của USDD cũng đã hồi phục lại.
Theo hồ sơ phá sản nộp vào ngày 10/3, BlockFi đang mắc kẹt 227 triệu USD không được bảo hiểm bởi FDIC cho số tiền đầu tư vào quỹ tương hỗ tại ngân hàng vừa đóng cửa là Silicon Valley Bank. Các khoản tiền đầu tư của BlockFi tại Silicon Valley Bank không thuộc diện được FDIC bảo hiểm, không được bảo vệ bởi bất kỳ cơ quan chính phủ liên bang nào và không được ngân hàng nào bảo lãnh.
Bảo hiểm tiền gửi liên bang của FDIC chi trả 250,000 USD cho mỗi người gửi tiền nhưng không bao gồm phạm vi của các quỹ thị trường tiền tệ (trường hợp đầu tư tiền vào quỹ tương hỗ của BlockFi). BlockFi là một công cho vay trong thị trường crypto và cũng đã phá sản vào tháng 11/2022. Sự kiện của SVB sẽ khiến số tiền của BlockFi đang gửi ở ngân hàng này chờ trả cho các nạn nhân cũng không biết sẽ được xử lý như thế nào.
Thuận chuyển đổi toàn bộ USDC sang BTC
Nhiều đồng stablecoin bị ảnh hưởng nhưng USDT không bị ảnh hưởng gì cho đến ngày hôm qua. Đồng USDT của Tether vẫn giữ peg 1 USD trong khi nhiều stablecoin khác mất peg. Tuy nhiên, USDT vẫn có rất nhiều tin đồn xấu nhiều năm qua, nó không bị ảnh hưởng trong sự kiện này không có nghĩa hoàn toàn có thể được tin tưởng. Vì vậy, Thuận đã quyết định chuyển toàn bộ USDC mình đang nắm giữ sang BTC để tránh những rủi ro lớn hơn liên quan đến các stablecoin ở thời điểm hiện tại.
Có rất nhiều bạn hỏi sao mỗi lần có biến thì Thuận lại có thể ra quyết định nhanh như vậy. Một phần là mình phải tính trước các trường hợp như mất peg, có thể mình sẽ không biết vì sao stablecoin lại bị mất peg nhưng nếu xảy ra thì mình có những lựa chọn gì.
Khi nói tới quản lý rủi ro thì sẽ không có lựa chọn hoàn hảo, tuỳ theo là bạn muốn "quản lý" bao nhiêu, và chấp nhận "rủi ro" bao nhiêu, đó là một sự đánh đổi. Nếu quá chú tâm tìm kiếm một sự lựa chọn hoàn hảo thì khả năng là mình sẽ bị động.
Trong trường hợp tối qua liên quan đến USDC, Thuận xem lỗ 10% như phí mua bảo hiểm và tương lai BTC, và lựa chọn chuyển nhượng rủi ro của USDC cho người khác với mức giá bảo hiểm là 10%. Có thể USDC sẽ không sao, hoặc tiếp tục mất peg, không có đúng hay sai, đó là rủi ro và lợi nhuận mà 2 bên sẽ chấp nhận.
Đối với Thuận, bốn từ đắt giá nhất trong đầu tư là "Lần này sẽ khác", tiếp đến là từ "Sẽ không bao giờ", và bốn từ đắt giá thứ ba là "thu nhập thụ động".
Chúng ta có thể thấy, các ngân hàng như SVB cũng đã lặp lại sai lầm của những ngân hàng khác trong quá khứ. Họ cho vay và đầu tư quá đà và không quản lý rủi ro tốt. Thị trường cho rằng qua các sai lầm của các ngân hàng hay bất cứ sự kiện nào sẽ có luật tốt hơn, quản lý tốt hơn và kết quả “lần này sẽ khác”. Nhưng lịch sử vẫn tiếp tục lặp lại.
Hay công ty Circle được kiểm toán bởi công ty Deloitte, một trong những công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới. Họ gửi tiền ở các ngân hàng an toàn hay quỹ đầu tư lớn. Khiến cho nhiều người nghĩ rằng, USDC của Circle gần như là đồng ổn định an toàn nhất và sẽ “không bao giờ” mất peg. Tuy nhiên, sự sụp đổ của SVB đã cho chúng ta thấy điều ngược lại, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Cuối cùng, "thu nhập thụ động" là một từ được rút ra trong vòng hai năm qua. Khi bước vào thị trường crypto, rất nhiều người quên đi những nguyên tắc hay quản lý rủi ro ở thị trường tài chính truyền thống. Những staking kiếm lời, gửi tiền lấy lãi,... gặp phải sự sụp đổ của rất nhiều công ty khiến rất nhiều người mất tiền thời gian qua. Trong thị trường truyền thống, việc kiếm thu nhập thụ động thường bị lấy phí rất cao khiến thu nhập còn lại không đáng kể, hay những sự kiện lừa đảo.
Khi nghĩ lại, bạn sẽ thấy chúng ta không theo đuổi "thụ động" trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Bạn có thích bác sĩ thụ động? Kinh doanh với đối tác thụ động? Tập thể dục thụ động? Làm tình thụ động?... nhưng chúng ta lại rất thích đầu tư thụ động... người chủ động sẽ lấy tiền từ người thụ động.
Circle trấn an cộng đồng
Sau khi sự kiện SVB xảy ra và có những ảnh hưởng đến USD, công ty Circle đã nhanh chóng cập nhật thông tin để cộng đồng có thể yên tâm hơn. Họ cam kết giao tiếp rõ ràng và minh bạch. Họ nói rằng, hoạt động thanh khoản của USDC sẽ tiếp tục bình thường khi các ngân hàng mở cửa vào sáng thứ hai tại Hoa Kỳ.
Về cấu trúc tài sản đảm bảo, USDC được thế chấp 100% bằng sự kết hợp giữa tiền mặt và Kho bạc Hoa Kỳ, theo thông báo của Circle.
Cụ thể, USDC hiện được thế chấp 77% (32.4 tỷ USD) bằng Tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ (có thời hạn đáo hạn từ ba tháng trở xuống) và 23% (9.7 tỷ USD) bằng tiền mặt được giữ tại nhiều tổ chức, trong đó SVB chỉ là một. Tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới và là nghĩa vụ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ. Các khoản dự trữ này được lưu giữ bởi BNY Mellon, và quản lý tài sản và thanh khoản tích cực được quản lý bởi BlackRock. Bất kỳ ai cũng có thể xem toàn bộ thang thanh khoản cho đến số CUSIP trên T-Bills thông qua biểu ngữ USDXX.
Còn 23% còn lại (9.7 tỷ USD) là tiền mặt. Circle đã hành động để giảm rủi ro ngân hàng và ký gửi 5.4 tỷ USD với BNY Mellon trong tuần vừa qua, đây là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất và ổn định nhất trên thế giới, được biết đến với sức mạnh của bảng cân đối kế toán và với tư cách là người giám sát. Còn con số 3.3 tỷ USD của Circle đang mắc kẹt tại SVB sẽ chờ các cơ quan chính phủ xử lý và ra quyết định.
Nhiều nhà đầu tư đang kêu gọi sự hỗ trợ và can thiệp từ Fed. Fed cần cung cấp tiền để thu hút các ngân hàng khác tham gia hỗ trợ. Phần lớn các khách hàng của SVB đang có khoản tiền gửi tại ngân hàng này lớn hơn rất nhiều số tiền được bảo hiểm bởi FDIC. Vì vậy, các nhà đầu tư kêu gọi Fed có một gói cứu trợ để hỗ trợ các bạn nhân của SVB. Sự kiện này cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của Fed về lãi suất trong cuộc họp tới đây.
Sự kiện của SVB nhắc chúng ta về lý do mà năm 2009, Satoshi Nakamoto đã cho ra đời Bitcoin. Ông nói rằng Bitcoin ra đời giúp giải quyết vấn đề gốc rễ của tiền tệ thông thường chính là Lòng tin.
“2009-02-11
Tôi đã phát triển một hệ thống tiền điện tử P2P nguồn mở mới có tên là Bitcoin. Nó hoàn toàn phi tập trung, không có máy chủ trung tâm hoặc các bên đáng tin cậy, bởi vì mọi thứ đều dựa trên bằng chứng về tiền điện tử thay vì sự tin cậy.
Vấn đề gốc rễ với tiền tệ thông thường là tất cả sự tin tưởng cần thiết để làm cho nó hoạt động. Ngân hàng trung ương phải được tin tưởng để không làm giảm giá trị của tiền tệ, nhưng lịch sử của các loại tiền tệ fiat đầy những vi phạm niềm tin đó. Các ngân hàng phải được tin tưởng để giữ tiền của chúng tôi và chuyển tiền điện tử, nhưng họ cho vay trong làn sóng bong bóng tín dụng với hầu như không có một phần dự trữ nào. Chúng ta phải tin tưởng họ về quyền riêng tư của mình, tin tưởng họ sẽ không để những kẻ trộm danh tính bòn rút tài khoản của chúng ta. Chi phí chung khổng lồ của họ làm cho các khoản thanh toán vi mô không thể thực hiện được.”
Sự hỗn loạn xảy ra với hệ thống tài chính, ngân hàng vẫn đúng với những gì mà Satoshi nói. Chúng ta càng thấy được giá trị của Bitcoin ra đời để giải quyết các vấn đề hiện có. Nó càng củng cố niềm tin về tương lai của Bitcoin sẽ tiếp tục phát triển.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital