Yên tâm giao dịch XM

Sự khác nhau giữa private, public và consortium blockchain

12 Tháng 02, 2023 11:56

Nhắc đến blockchain là hẳn bạn sẽ nghĩ đến sự phi tập trung, tự do, không bị bất cứ thực thể nào kiểm soát và kiểm duyệt.

Sự khác nhau giữa private, public và consortium blockchain

Ngày nay nhu cầu sử dụng blockchain phổ biến hơn. Không còn gói gọn trong việc dùng blockchain để có thể chuyển các đồng coin một cách ẩn danh và tự do như sứ mệnh ban đầu của nó được tạo ra. Giờ đây có nhiều doanh nghiệp, tổ chức cũng muốn sử dụng những lợi thế của blockchain để lưu trữ và truyền dữ liệu một cách nhanh chóng. Nhưng lại không muốn lộ những thông tin đó ra cho những người không liên quan biết đến. Vì đặc tính của blockchain như một cuốn sổ công cộng mà bất cứ ai cũng có thể cầm lên và tra cứu. Và các công ty không muốn công chúng tra cứu những thông tin được họ ghi vào cuốn sổ đó.

Từ đó những blockchain riêng tư ra đời. Chúng có các tên gọi như private blockchain, consortium blockchain. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua phần sau của bài viết này.

Public blockchain là gì?

Gọi là public blockchain (chuỗi khối công cộng) là vì ai cũng có thể nhìn thấy cuốn sổ cái đó. Thể hiện sự minh bạch cho tất cả những ai tham gia vào mạng lưới đó có thể quan sát cũng như theo dõi các giao dịch diễn ra bên trong nó.

Nó không có người gác cổng để kiểm tra chứng minh nhân dân hay tuổi tác của bạn, ai muốn vào thì sẽ được chào đón. 

Phần lớn chúng ta hiện nay vẫn đang sử dụng public blockchain. Các hoạt động của bạn như di chuyển coin, sử dụng các sàn phi tập trung, mua bán NFT. Đó là những hoạt động được diễn ra trên các public blockchain phổ biến như Bitcoin, Ethereum, BNB chain… 

Đã gọi là công cộng thì nó là của chung. Mà của chung thì ai sẽ là người bảo vệ, nâng cấp, phát triển cho nó. Và hẳn sẽ rất lỏng lẻo trong bảo mật?

Public blockchain có giá trị cao bởi vị các nền tảng này sử dụng mô hình khuyến khích qua việc dùng đồng coin gốc của mạng lưới để trả thưởng cho bất cứ ai ngoài kia cung cấp giá trị cho mạng lưới. Như việc bạn tự nguyện mua máy móc về đào BTC nhằm bảo vệ mạng lưới và xử lý giao dịch. Đổi lại, mạng lưới sẽ thưởng cho bạn một số BTC tương ứng cho hành động của bạn. 

Và khi có càng nhiều người tham gia vào blockchain công đó thì nó càng trở nên giá trị và được sự bảo mật cao hơn. 

Từ đó phản ánh qua giá trị của coin gốc mà dự án đó phát hành. 

Các public blockchain có giá trị vì chúng có thể đóng vai trò là xương sống cho hầu hết mọi giải pháp phi tập trung. Ngoài ra, số lượng lớn người tham gia mạng tham gia một public blockchain được bảo mật. Càng nhiều người tham gia, blockchain càng an toàn.

Các vấn đề khác bao gồm việc thiếu sự riêng tư và ẩn danh hoàn toàn. Các public blockchain cho phép mọi người xem số tiền giao dịch và các địa chỉ liên quan. Nếu chủ sở hữu địa chỉ được biết đến, người dùng sẽ mất danh tính.

Mất danh tính ở đây là khi người khác đã biết địa chỉ ví đó là của ai. Còn nếu chưa bị ai phát hiện ra địa chỉ ví thì bạn vẫn được ẩn danh trên môi trường blockchain. Đó là lý do các nhà phân tích on-chain rất thích theo dõi các ví cá voi lớn để quan sát các hành động của cá voi đó.         

Private blockchain là gì?

Nếu public blockchain là một cuốn sổ mà ai cũng có thể mở ra đọc. Thì private blockchain là một cuốn sổ riêng tư được thiết lập các quy tắc để quy định ai có thể được xem và ghi vào cuốn sổ đó. 

Vì thế nên nó mang tính chất tập trung. Có một hệ thống phân cấp rõ ràng kiểm soát. Tuy nhiên, chúng được phân phối trong đó đó nhiều nút vẫn duy trì một bản sao của blockchain trên máy tính của họ. 

Private blockchain (chuỗi khối riêng tư) phù hợp hơn với môi trường doanh nghiệp, nơi một tổ chức muốn tận hưởng các thuộc tính của blockchain mà không làm cho blockchain của họ có thể truy cập được từ bên ngoài.

Private blockchain được kiểm soát bởi một tổ chức duy nhất chỉ cho phép các thành viên đã được xác minh tham gia mạng của tổ chức đó. Những thành viên đó có thể nhận được các mức truy cập khác nhau vào blockchain.

Chuỗi khối riêng tư được quản lý bởi quản trị viên mạng và người tham gia cần có sự đồng ý để tham gia mạng. Có một hoặc nhiều thực thể kiểm soát mạng và điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào các bên thứ ba để giao dịch. 

Bản chất riêng tư của nó có thể kiểm soát người dùng nào có thể thực thi giao thức đồng thuận quyết định quyền khai thác và phần thưởng. Ngoài ra, chỉ những người dùng được chọn mới có thể duy trì sổ cái dùng chung. Chủ sở hữu hoặc nhà điều hành có quyền ghi đè, chỉnh sửa hoặc xóa các mục cần thiết trên chuỗi khối theo yêu cầu hoặc khi họ thấy phù hợp.

sự khác nhau giữa cơ sở dữ liệu tập trung và private blockchainSự khác nhau giữa dữ liệu tập trung và private blockchain. Thay vì chỉ có một sổ cái lưu trữ tập trung rồi từ đó truyền tải thông tin đến các đối tác. Thì nay mỗi đối tác sẽ giữ một bản sao của sổ cái đó. Nhưng họ phải được cấp quyền mới có thể tải bản sao sổ cái đó xuống. 

Private blockchain là một sổ cái phân tán hoạt động như một cơ sở dữ liệu đóng được bảo mật bằng các khái niệm mật mã và nhu cầu của tổ chức. Chỉ những người có quyền mới có thể chạy một nút đầy đủ. Thực hiện giao dịch hoặc xác thực các thay đổi chuỗi khối.

Ai cũng có thể tải xuống một node đầy đủ của Bitcoin hoặc Ethereum để chạy node. Giống như bạn giữ một bản sao của toàn bộ lịch sử của Bitcoin. 

Bằng cách giảm trọng tâm vào việc bảo vệ danh tính người dùng và thúc đẩy tính minh bạch. Các private blockchain ưu tiên tính hiệu quả và tính bất biến trạng thái không thể thay đổi.

Đây là những tính năng quan trọng trong chuỗi cung ứng, hậu cần, bảng lương, tài chính, kế toán và nhiều lĩnh vực kinh doanh và doanh nghiệp khác.

Trong một private blockchain, có thể không có sự đồng thuận mà chỉ có tính bất biến của dữ liệu đã nhập trừ khi người điều hành hoặc quản trị viên có thể thực hiện thay đổi. Điều này trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp muốn giữ một số hoặc tất cả thông tin giao dịch của họ ở chế độ riêng tư.

Các thuật toán đồng thuận: Proof of Elapsed Time (PoET), Raft và Istanbul BFT chỉ có thể được sử dụng trong các private blockchain.

Tác dụng : Giảm chi phí giao dịch và dư thừa dữ liệu, đồng thời thay thế các hệ thống cũ, đơn giản hóa việc xử lý tài liệu và loại bỏ các cơ chế tuân thủ bán thủ công.

Tại sao các công ty không sử dụng hệ thống tập trung như hiện tại mà lại sử dụng private blockchain. Vì private blockchain cũng có các thuộc tính cốt lõi giống như bất kỳ loại blockchain nào. Nó sử dụng sổ cái kỹ thuật số để lưu trữ nội dung trong các khối tạo thành chuỗi. 

Nhưng private blockchain yêu cầu người dùng trên hệ thống phải được xác minh. Đây là điểm khác biệt chính so với public blockchain. Giống như một hệ thống private blockchain dành cho bệnh viện. Nơi mà chỉ các bệnh viện được xác minh trên toàn thế giới mới có thể tham gia vào mạng lưới. Khiến việc tra cứu thông tin nhanh chóng và minh bạch. 

Vì mang tính tập trung. Nên private blockchain thường có tốc độ cao khi xử lý giao dịch. 

Sự an toàn của các public blockchain như Bitcoin, Ethereum là rất cao. Vì càng nhiều người tham gia vào mạng lưới, càng nhiều người chạy node thì sẽ tăng tính phi tập trung và khó tấn công hơn. Còn private blockchain sẽ kém an toàn hơn do là một hệ thống tập trung với ít node hơn. 

Consortium blockchain 

Thay vì private blockchain được sở hữu bởi một thực thể độc lập. Thì consortium blockchain là một blockchain được sở hữu riêng tư. Nhưng không phải được sở hữu bởi một thực thể hoặc cá nhân nào. Thay vào đó là một nhóm công ty hoặc một nhóm cá nhân từ những lĩnh vực khác nhau sở hữu và vận hành. Consortium blockchain được sử dụng để cộng tác dữ liệu từ nhiều nguồn. 

Consortium blockchain là sự kết hợp giữa public và private và kết hợp các yếu tố từ cả hai. 

Consortium blockchain hoạt động với một nhóm người tham gia cụ thể kiểm soát blockchain. Thay vì một thực thể duy nhất như private blockchain. Nhóm này đặt ra các quy tắc, chỉnh sửa hoặc hủy bỏ các giao dịch không chính xác và thu hút sự hợp tác giữa các thành viên.

Một consortium blockchain sẽ có lợi nhất trong môi trường có nhiều tổ chức hoạt động trong cùng một ngành và yêu cầu một nền tảng chung để thực hiện các giao dịch hoặc để chuyển tiếp thông tin.

Hyperledger là một ví dụ về consortium blockchain. Trái ngược với public blockchain. Chỉ những người tham gia được chọn trước mới được chấp nhận. Do đó, loại blockchain này không mở cho tất cả mọi người, mà là bán riêng tư. Điều quan trọng là mỗi bên tham gia đều có quyền lực như nhau.

Tương lai của những private blockchain

Việc xây dựng một private blockchain có một sự khó khăn phải đối mặt là tạo ra một hệ sinh thái xung quanh blockchain đó. 

Có rất nhiều ngành nghề có thể hưởng lợi từ blockchain. 

Thay vì đối phó với sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp gửi tin nhắn qua lại và đối chiếu thông tin thông qua các phương tiện khác như hóa đơn, biên lai hoặc bảng tính, sẽ hiệu quả hơn nếu có chế độ xem chung và quyền truy cập giao dịch qua chuỗi khối để xác minh dữ liệu và đảm bảo an toàn và an toàn.

Một vài ví dụ cho việc sử dụng private blockchain là các chính phủ sẽ phát hành CBDC trên các blockchain này. Vừa hưởng được các đặc tính giao dịch ngang hàng xuyên biên giới và thời gian mà vừa có thể kiểm soát chặt chẽ đồng tiền phát hành trên đó. 

Kết luận 

Public blockchain vẫn chiếm lấy một giá trị to lớn trong tương lai. Vì nó là sự khởi đầu, là sự phổ cập và mang tính tự do đến đại chúng. Bất cứ ai cũng có thể tiếp cận với nó một cách dễ dàng qua internet mà không bị giới hạn bởi một bên thứ ba nào. Giá trị của một blockchain tỷ lệ thuận với độ lớn của cộng đồng xung quanh blockchain đó. 

Private và consortium blockchain sẽ phù hợp hơn cho những doanh nghiệp muốn tận dụng công nghệ blockchain nhưng không muốn dữ liệu của mình bị công khai. Nó sẽ là cơ hội cho nhiều ngành nghề khác nhau trong tương lai như chuỗi cung ứng, giáo dục, y tế và đặc biệt là tài chính. 

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
12 Tháng 02, 2023 11:56