Yên tâm giao dịch XM

Tất cả những gì bạn cần biết về vốn hoá thị trường Crypto

31 Tháng 12, 2023 16:07

Vốn hoá thị trường giống như một chiếc cân đo lường trọng lượng của giá trị thị trường, nó cho chúng ta biết một công ty, một loại crypto hay một bất động sản đang được thị trường đánh giá cao đến mức nào.

Tất cả những gì bạn cần biết về vốn hoá thị trường Crypto

Market cap là gì?

Trong tài chính truyền thống, vốn hóa thị trường cho phép bạn đánh giá quy mô, giá trị và tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty. 

Trong crypto cũng vậy, số liệu này giúp người dùng hiểu được quy mô tương đối và tiềm năng tăng trưởng của các loại crypto như BTC và ETH.

Nếu crypto A có 400.000 coins đang lưu hành và mỗi coin trị giá 1 đô la thì vốn hóa thị trường của nó là 400.000 USD.

Nếu crypto B có 100.000 coins đang lưu hành và mỗi coin trị giá 2 đô la thì vốn hóa thị trường của nó là 200.000 USD.

Mặc dù giá tiền riêng lẻ của coin B cao hơn coin A, nhưng vốn hoá của coin A lại gấp đôi coin B. 

Và trên các bảng xếp hạng vị trí các đồng coin, thì dự án nào có số vốn hoá lớn hơn thì nằm vị trí càng cao hơn. Dự án nào có số vốn hoá cao đồng nghĩa với sự phổ biến và niềm tin mà cộng đồng dành cho nó. 

Phương pháp tính vốn hoá thị trường

Vốn hoá thị trường được tính bằng cách lấy giá trị hiện tại của một đơn vị tài sản nhân với tổng số lượng đơn vị đó đang lưu hành. 

Ví dụ như, nếu một công ty có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, và mỗi cổ phiếu có giá 50 đô la, vốn hoá thị trường của công ty đó là 50 triệu đô la (1 triệu cổ phiếu nhân cho 50 đô la). Thật dễ hiểu phải không nào.

Ở thị trường crypto, công thức tương tự được áp dụng. Nhưng thay vì cổ phiếu, chúng ta nhân số lượng coin lưu hành với giá trị của nó trên thị trường.

Vốn hóa thị trường = Giá hiện tại của mỗi coin x nguồn cung đang lưu hành.

Chẳng hạn, nếu Bitcoin có 19,582,062 triệu BTC đang lưu hành và giá mỗi Bitcoin là 42,689 USD, vốn hoá thị trường của nó sẽ là 896 tỷ USD.

Mua và bán một số lượng lớn ảnh hưởng đến vốn hoá crypto như thế nào?

Nhìn vào cách tính phía trên ta có thể thấy được, giá của các đồng coin/token ảnh hưởng rất lớn đến vốn hoá thị trường. 

Khi có sự mua và bán số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến giá cả coin/token từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của vốn hoá thị trường của toàn bộ dự án đó. 

vốn hoá thị trường crypto - market cap

Sự biến động của vốn hoá toàn bộ thị trường crypto theo thời gian - Nguồn: coinmarketcap 

Gần đây chúng ta đã nghe khá nhiều về việc nếu spot ETF Bitcoin được phê duyệt thì sẽ khiến một lượng tiền mới và lớn đi vào thị trường crypto mà đặt biệt là Bitcoin, từ đó khiến vốn hóa tăng lên nhanh chóng. 

Theo thông tin từ CryptoQuant, việc phê duyệt spot ETF Bitcoin dự kiến sẽ thu hút khoảng 155 tỷ USD vào thị trường, một mức đáng kể so với vốn hoá hiện tại của Bitcoin. 

Kỳ vọng này dựa trên giả định rằng các công ty quản lý quỹ sẽ chuyển 1% tài sản từ quỹ của họ vào Bitcoin thông qua ETF. 

Trong lịch sử, trong các thị trường tăng giá trước đây, mỗi đồng tiền mới đầu tư vào Bitcoin đã làm tăng vốn hoá thị trường của nó thêm 3-5 lần. Điều này phản ánh tác động mạnh mẽ của việc tăng cầu đối với giá và vốn hoá thị trường.

Khả năng phê duyệt Bitcoin ETF giao ngay có thể kéo theo một luồng nhu cầu mới đáng kể từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 

Dựa trên câu chuyện trước đó về việc vàng ETF ra đời. Phần nào chúng ta cũng có thể thấy được tiềm năng của ETF Bitcoin tác động đến giá cả trong dài hạn. 

Điều này dự kiến sẽ thúc đẩy giá Bitcoin tăng, tương tự như cách ETF vàng đã thúc đẩy giá vàng tăng trước đây.

Sau khi ETF vàng được phê duyệt, giá vàng đã tăng đáng kể. Trong thập kỷ sau khi quỹ ETF vàng đầu tiên ra mắt vào năm 2003, giá vàng đã tăng từ khoảng 350 USD/ounce lên mức cao nhất khoảng 1.815,50 USD vào năm 2012. Điều này đại diện cho mức tăng trung bình hàng năm hơn 15% và tổng mức tăng giá hơn 400%. Sự tăng giá này có thể phản ánh một phần do sự ra đời của ETF vàng, khiến vàng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư

 


 

Chuyện gì đã xảy ra sau khi Vàng ETF được thông qua 18/11/2004 

Sự tăng giá này phản ánh sự ra đời của ETF vàng, khiến vàng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư.

Vốn hoá có phải là tổng số tiền thực tế của loại tài sản nào đó? 

Không, vốn hoá thị trường không phải là tổng số tiền thực tế của loại tài sản đó. Vốn hoá thị trường chỉ là một ước lượng giá trị thị trường dựa trên giá hiện tại của tài sản nhân với tổng số lượng lưu hành. Đây chỉ là giá trị lý thuyết và không phản ánh số tiền mà bạn có thể thu được nếu bán tất cả tài sản đó trên thị trường.

Vốn hoá thị trường (Market Capitalization) của Bitcoin hoặc bất kỳ tài sản tài chính nào khác thực chất là một con số ước lượng, không phản ánh số tiền mặt có thể thu được nếu bán toàn bộ tài sản. 

Vốn hoá thị trường được tính bằng cách nhân giá hiện tại của tài sản với tổng số lượng lưu hành. Khi có một lượng lớn mua vào hoặc bán ra, giá của tài sản sẽ biến động, do đó vốn hoá thị trường cũng thay đổi. 

Tuy nhiên, sự biến động này không phải là đơn giản và tuyến tính

Một khoản đầu tư 10 tỷ USD không nhất thiết làm tăng vốn hoá thị trường lên 510 tỷ USD từ vốn hoá ban đầu là 500 tỷ USD, và ngược lại khi bán ra. 

Giá trị thực tế thu được có thể nhiều hơn do ảnh hưởng của cung cầu lên giá trị thị trường.

*"Tuyến tính" trong toán học nghĩa là mối quan hệ giữa hai thứ diễn ra một cách đơn giản và dễ đoán. Ví dụ: nếu bạn thêm một lượng xăng cố định vào xe, quãng đường xe có thể đi tăng thêm một cách đều đặn. Đó là mối quan hệ tuyến tính, khi một thứ tăng lên, thứ kia cũng tăng theo một tỷ lệ cố định.

Khi nói về tăng trưởng không tuyến tính, đó là trường hợp mà sự thay đổi không diễn ra một cách dự đoán được hoặc đều đặn với sự thay đổi của biến số khác. 

Trong thị trường tài chính, giá cả và vốn hoá thường biến động theo cách không tuyến tính do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cung cầu, tâm lý nhà đầu tư, và sự kiện thế giới.

Vốn hoá thị trường không tăng giảm một cách tuyến tính với số tiền đầu tư. 

Điều này có nghĩa là nếu đầu tư thêm 10 tỷ USD vào Bitcoin có vốn hoá 500 tỷ USD, vốn hoá không tự động tăng lên 510 tỷ USD mà có thể là tăng lên gấp nhiều lần con số 10 tỷ thêm vào thị trường. 

Biến động giá cả và vốn hoá thị trường phụ thuộc vào cung cầu và tâm lý nhà đầu tư, nên thay đổi không theo quy luật cố định. 

Dựa vào lịch sử người ta mới nhận định là 1 đồng tiền mới vào thị trường sẽ khiến vốn hoá tăng 3-5 đồng. 

Nếu vốn hoá Bitcoin ở mức 836 tỷ USD và giá mỗi BTC ở mức 42k. Thì nếu ai đó muốn bán ra tất cả số Bitcoin đang lưu thông trên thị trường là 19,6 triệu BTC để thu về số tiền 836 tỷ USD thì đồng nghĩa với việc có rất nhiều người khác vào mua lại số Bitcoin đó và phải giữa nguyên giá BTC ở mức 42k.

Nếu có số người mua ít hơn số người bán ra thì giá BTC sẽ giảm xuống và vốn hoá sẽ hạ thấp xuống từ đó nếu có bán tất cả BTC ra thì vẫn không có đủ 836 tỷ USD. 

Vậy số hoá đó có phải thể hiện niềm tin mà có rất nhiều người đang nắm giữ BTC không bán ra, vì nếu họ bán ra thì số vốn hoá sẽ tụt xuống nhanh chóng. 

Nếu nhiều người không bán ra, mà có nhiều người mua hơn thì giá BTC tăng vọt và vốn hóa cũng tăng vọt không theo một cách tuyến tính. 

Nếu tất cả Bitcoin đang lưu hành được bán cùng một lúc, sự cân bằng giữa cung và cầu sẽ bị phá vỡ. 

Nếu nhu cầu mua không đủ mạnh để hấp thụ lượng cung lớn, giá Bitcoin sẽ giảm, từ đó làm giảm vốn hoá thị trường. 

Vốn hoá thị trường là một chỉ số phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào giá trị của Bitcoin, và nó sẽ biến động không tuyến tính tùy thuộc vào hành động của nhà đầu tư trên thị trường.

Và điều này cũng đúng ở những loại tài sản truyền thống khác. 

Trong crypto người ta thường hay chia sẻ về các thuật ngữ vốn hoá khác nhau như: 

Large-Cap (vốn hóa lớn): Các loại crypto có vốn hóa lớn, bao gồm Bitcoin và Ethereum, có vốn hóa thị trường hơn 10 tỷ USD. Các nhà đầu tư coi chúng là những khoản đầu tư có rủi ro thấp hơn vì chúng có thành tích tăng trưởng đã được chứng minh và thường có tính thanh khoản cao hơn. Nghĩa là chúng có thể chịu được lượng người rút tiền cao hơn mà giá không bị ảnh hưởng đáng kể.

Mid-Cap (vốn hóa trung bình): crypto có vốn hóa trung bình có vốn hóa thị trường từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD. Chúng thường được coi là có tiềm năng tăng trưởng nhưng cũng có rủi ro cao hơn và ít thanh khoản hơn. 

Small-Cap (vốn hóa nhỏ): crypto vốn hóa nhỏ có vốn hóa thị trường dưới 1 tỷ USD và dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những biến động mạnh mẽ dựa trên tâm lý thị trường. 

Những câu hỏi thường gặp và quan niệm sai lầm về vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường so với giá trị cơ bản

Giá trị cơ bản của crypto hoặc bất kỳ tài sản nào được đánh giá dựa trên các yếu tố như tiềm năng công nghệ, hiệu quả tài chính, sự chấp nhận và sử dụng rộng rãi từ cộng đồng, và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. 

Điều này khác biệt với vốn hoá thị trường, chỉ phản ánh một cách tương đối giá trị thị trường dựa trên giá và số lượng lưu hành. Đánh giá giá trị cơ bản đòi hỏi phân tích sâu hơn, xem xét đến mô hình kinh doanh, chiến lược phát triển, và tiềm năng phát triển trong dài hạn của loại tài sản đó.

Vốn hoá thị trường phản ánh giá trị thực tế của một tài sản

Đây không phải là số tiền có thể thu được nếu bán tất cả tài sản, đều này đúng với tất cả các loại tài sản chứ không chỉ riêng crypto. 

Thực tế, vốn hoá chỉ là giá trị lý thuyết dựa trên giá hiện tại và số lượng tài sản lưu hành. Nếu bạn bán tất cả tài sản, thị trường có thể phản ứng bằng cách giảm giá do cung vượt cầu, do đó, tổng số tiền thu được sẽ ít hơn vốn hoá thị trường ban đầu. Vì vậy, vốn hoá không phải là số tiền bạn sẽ thu về thực tế.

Kết Luận

Khi nhìn lại hành trình mà thị trường crypto đã trải qua và nhìn về tương lai, có thể thấy rằng chúng ta đang ở giữa một chương mới trong lịch sử tài chính.

So với các thị trường tài chính truyền thống như chứng khoán và vàng, crypto còn non trẻ nhưng đã thể hiện sức mạnh và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn bất kỳ loại tài sản nào trong hơn một thập kỷ qua. 

Trong tương lai, vốn hoá thị trường của crypto có thể vượt qua cả thị trường vàng, một biểu tượng của sự ổn định và an toàn, nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ sự ổn định của hệ thống kinh tế toàn cầu đến chính sách quản lý của các quốc gia.

Quy định và pháp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tương lai của crypto, với khả năng làm giảm biến động và tăng cường niềm tin của nhà đầu tư.
 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
31 Tháng 12, 2023 16:07