Yên tâm giao dịch XM

Bitcoin: Bức tường vững chắc trước lạm phát và sóng gió kinh tế

11 Tháng 10, 2023 15:56

Với tỷ lệ lạm phát gia tăng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, chuyên gia tài chính nổi tiếng và tác giả cuốn sách “Cha giàu cha nghèo” Robert Kiyosaki đã tích cực kêu gọi các cá nhân đánh giá lại chiến lược đầu tư của mình trước thách thức kinh tế toàn cầu này. Kiyosaki đã liên tục quảng bá vàng, bạc và Bitcoin (BTC) như một giải pháp tiềm năng nhằm chống lại tác động của siêu lạm phát.

Bitcoin: Bức tường vững chắc trước lạm phát và sóng gió kinh tế

Sự phát triển của Bitcoin từ một đồng tiền vô danh trở thành một kho lưu trữ giá trị được công nhận là rất đáng chú ý. Bản chất phi tập trung và nguồn cung hạn chế của nó, với mức trần tối đa là 21 triệu xu, giúp nó có khả năng chống lại áp lực lạm phát mà các loại tiền tệ truyền thống phải đối mặt. Sự khan hiếm cố hữu này đã khiến nhiều người coi Bitcoin là “vàng kỹ thuật số”.

Nhưng trước hết chúng ta cần tìm hiểu lạm phát là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn một cách sâu sắc nhé.

Chống chọi với lạm phát và bão táp kinh tế

Bạn đã bao giờ đi mua sắm và cảm thấy giá cả tăng cao hơn so với trước đây chưa? Hay nhớ lại những câu chuyện của ông bà kể về thời gian họ mua một túi gạo với giá chỉ bằng một nửa so với bây giờ? Đó chính là lạm phát, một hiện tượng mà hầu hết mọi người đều từng trải qua.

Lạm phát giống như việc bạn đang thưởng thức ly cà phê sữa đá thơm ngon mỗi sáng của bình. Nhưng cứ mỗi ngày thì bà chủ quán đều bớt đi một ít cà phê và cho thêm một cục đá vào. Mới đầu thì bạn không thấy có gì khác biệt, nhưng ngày qua ngày, bạn thấy ly cà phê có vẻ nhạt hơn lúc ban đầu. 

Với cùng một giá tiền nhưng giờ đây bạn uống được ít cà phê hơn so với trước đó. Sức mua của đồng tiền bạn đã giảm. 

Lạm phát, đơn giản là sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi lạm phát xảy ra, mỗi đồng tiền bạn có sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước.

Vậy nguyên nhân gây ra lạm phát là gì? Có nhiều yếu tố, nhưng có 3 nguyên nhân chính thường được đề cập đến là:

Lạm phát cung:

  • Nguyên nhân: Xuất phát từ việc tăng chi phí sản xuất, như giá nguyên liệu, lương công nhân, giá năng lượng hoặc giá xăng dầu. Khi chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp thường tăng giá sản phẩm để bù đắp.
  • Hậu quả: Giá sản phẩm tăng, dẫn đến giảm mua sắm và tiêu thụ. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.

Lạm phát cầu:

  • Nguyên nhân: Xuất phát từ việc nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn nguồn cung. Điều này có thể do tăng chi tiêu của chính phủ, giảm lãi suất, hoặc tăng thu nhập của người dân.
  • Hậu quả: Giá cả tăng do nhu cầu vượt quá cung cấp. Nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến tình trạng "quá nóng" của nền kinh tế và tạo ra bong bóng tài sản.

Lạm phát tiền tệ:

  • Nguyên nhân: Xuất phát từ việc tăng lượng tiền mặt trong lưu thông mà không có sự gia tăng tương ứng trong sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Điều này thường xảy ra khi chính phủ in thêm tiền.
  • Hậu quả: Giá trị thực của tiền tệ giảm, dẫn đến việc giá cả tăng lên một cách không kiểm soát.

Trong các cuộc phát biển của FED về nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Thì thường nghe nhất là 2 nguyên nhân đầu tiên là “lạm phát cung” và “lạm phát cầu

Covid 19 khiến khiến mọi thứ đình trệ và giá nguyên vật liệu tăng. Điều này khiến giá hàng hoá tăng => Lạm phát cung.

Người dân mải mê mua sắm và chi tiêu quá nhiều. Điều này khiến giá hàng hóa tăng => Lạm phát cầu.

Nhưng có một nguyên nhân lớn dẫn đến lạm phát mà các chính phủ luôn dấu bạn, đó là việc “in thêm tiền của chính phủ”.

FED tạo ra tiền (chủ yếu là một cách số hóa) và sau đó sử dụng số tiền này để mua trái phiếu. Từ ngày 26 tháng 2/2020, số dư của Fed là 4,16 nghìn tỷ đô la. Đến ngày 10 tháng 6/2020, con số này đã tăng lên 7,17 nghìn tỷ đô la. Vậy, trong vòng ba tháng rưỡi, FED đã in và bơm 3 nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế.

Việc FED in tiền nhiều và nhanh như thế này giống với câu chuyện của bà chủ quán nước phía trên, việc in tiền giống như bỏ thêm đá vào ly cà phê, càng ngày ly cà phê càng nhạt và và không còn chất lượng như xưa. 

In tiền giúp kích thích hoạt động kinh tế, nhất là trong những thời điểm khủng hoảng hoặc suy thoái. Tuy nhiên, nếu việc này được thực hiện mà không có sự kiểm soát chặt chẽ, nó có thể dẫn đến lạm phát. Lạm phát làm giảm giá trị thực của tiền tệ, làm mất giá trị tiền tiết kiệm của người dân và có thể ảnh hưởng đến sự tin tưởng vào đồng tiền.

Lạm phát không chỉ làm mất giá trị tiền tiết kiệm của bạn. Nó còn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế:

Người tiêu dùng: Mua sắm trở nên đắt đỏ hơn, và mức sống giảm đi. Bạn có thể phải cắt giảm một số thứ yêu thích, như một bữa tối ngoài trời hoặc một kỳ nghỉ dưỡng.

Doanh nghiệp: Chi phí sản xuất tăng cao, lợi nhuận giảm. Các doanh nghiệp có thể phải cắt giảm nhân viên hoặc tăng giá sản phẩm.

Chính phủ: Lạm phát cao có thể dẫn đến sự mất niềm tin vào đồng tiền quốc gia, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và chính trị.

Thế còn siêu lạm phát là gì và nó nguy hiểm như thế nào?

Siêu lạm phát là một tình trạng mà mức lạm phát của một quốc gia tăng vọt lên một cách không kiểm soát, thường là hàng tháng hoặc thậm chí hàng tuần. Điều này dẫn đến việc giá trị thực của tiền tệ giảm sút nhanh chóng, khiến cho việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ trở nên rất khó khăn cho người dân.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của siêu lạm phát là việc in tiền mà không có sự tăng trưởng kinh tế tương ứng. Khi chính phủ in quá nhiều tiền mà không có sự gia tăng trong sản lượng hàng hóa và dịch vụ, giá cả sẽ tăng lên một cách không kiểm soát.

Zimbabwe (2000-2009): Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Zimbabwe trải qua một trong những tình trạng siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử. Vào tháng 11 năm 2008, lạm phát của quốc gia này đạt đỉnh điểm với tỷ lệ 79.6 tỷ phần trăm mỗi tháng, nghĩa là giá cả gần như gấp đôi mỗi 24.7 giờ.

Venezuela (2016-đến nay): Kinh tế Venezuela đã sụp đổ trong vài năm qua, với siêu lạm phát là một trong những vấn đề lớn nhất. Tính đến năm 2018, lạm phát ước tính đã vượt qua 1.000.000%. Người dân phải mang theo túi đầy tiền chỉ để mua một ổ bánh mì.

Các chiến lược cổ điển đối phó với bão lạm phát

Đối mặt với lạm phát, chính phủ và ngân hàng trung ương thường áp dụng một số biện pháp:

Tăng lãi suất: Khi lãi suất cao, vay tiền trở nên đắt đỏ hơn, giảm bớt chi tiêu và đầu tư, giúp kiểm soát lạm phát.

Giảm chi tiêu công: Chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu để giảm nhu cầu tiêu thụ.

Kiểm soát tiền tệ: Ngân hàng trung ương có thể giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

Lạm phát không phải lúc nào cũng xấu. Lạm phát “tốt”, là kết quả của tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp thấp giúp thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu, khuyến khích đầu tư và thậm chí tăng trưởng kinh tế nhiều hơn.

Tuy nhiên, lạm phát phi mã làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, làm tăng thêm sự bất ổn, phá hủy niềm tin vào các thể chế và có thể dẫn đến sự đổ vỡ trật tự xã hội. Điều này không chỉ xảy ra ở nước Đức thời hậu Thế chiến I. Chúng ta thấy nó ngày nay ở Venezuela, Zimbabwe, Lebanon và Argentina, chỉ kể tên một số nước.

Các chính đã có những giải pháp riêng của họ về việc kiểm soát và phòng ngừa lạm phát. Vậy còn chúng ta, những người dân bình thường. Thì giải pháp nào phù hợp để bảo vệ bản thân trước cơn bão lạm phát. Mà đặt biệt là những người dân sống trong những quốc gia siêu lạm phát. 

Trong thập kỷ qua, Bitcoin đã được công nhận là một hàng rào tiềm năng chống lại lạm phát. Theo truyền thống, vàng là tài sản phù hợp cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm nơi trú ẩn khỏi sự mất giá của các loại tiền tệ truyền thống. Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua. Bitcoin hiện đang nổi lên như một sự thay thế đáng tin cậy.

Chắc hẳn bạn còn nhớ vào cuối năm 2008, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính lớn? Nhiều ngân hàng lớn sụp đổ, hàng triệu người mất việc làm, và tiền tiết kiệm của nhiều người bị mất giá. Đó chính là thời điểm Bitcoin ra đời, như một lời đáp trả cho những bất ổn kinh tế.

Bitcoin: Ngọn hải đăng chiếu sáng trong biển lạm phát

Bạn có bao giờ tưởng tượng ra một thế giới mà tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi quyết định của chính phủ hay ngân hàng trung ương? Một thế giới mà giá trị của tiền tệ không bị mất đi theo thời gian? Đó chính là thế giới của Bitcoin.

Tính chất phi tập trung và hạn chế số lượng của Bitcoin

Khác với đồng tiền truyền thống, Bitcoin hoạt động dựa trên một hệ thống phi tập trung. Điều này có nghĩa là không có một tổ chức nào kiểm soát hoặc quản lý Bitcoin. Mọi giao dịch đều được xác nhận và ghi nhận trên một sổ cái công khai gọi là blockchain.

Điều đặc biệt hơn nữa là số lượng Bitcoin có hạn. Chỉ có tối đa 21 triệu Bitcoin có thể được khai thác. Không giống như tiền giấy, mà chính phủ có thể quyết định in thêm bất cứ lúc nào, Bitcoin có một giới hạn cố định, giúp nó trở thành một công cụ chống lạm phát hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Điều gì xảy ra nếu 21 triệu bitcoin được đào hết? Tác động và triển vọng

Bitcoin là một loại tài sản độc đáo, không giống bất kỳ tài sản nào chúng ta đã từng biết đến. Trong một thế giới đầy biến động và không còn tin tưởng vào các phương pháp truyền thống, Bitcoin xuất hiện như một giải pháp mới, một công cụ phòng ngừa những điều "điên rồ".

Các ví dụ thực tế về việc sử dụng Bitcoin như một công cụ phòng ngừa lạm phát.

Venezuela: Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, nhiều người dân Venezuela đã tìm đến Bitcoin như một cách để bảo vệ giá trị tài sản của mình. Bitcoin không chỉ giúp họ giữ giá trị tiền tiết kiệm, mà còn giúp họ mua sắm hàng hóa từ nước ngoài.

Zimbabwe: Khi đồng tiền quốc gia Zimbabwe dollar mất giá nhanh chóng, Bitcoin trở thành một lựa chọn phổ biến. Một số người dân thậm chí đã sử dụng Bitcoin để mua nhu yếu phẩm như thực phẩm và dược phẩm từ nước ngoài.

Tóm lại, trong một thế giới đầy bất ổn và biến động, Bitcoin đang mở ra một hướng đi mới, giúp mọi người bảo vệ giá trị tài sản của mình. Đó không chỉ là một đồng "tiền ảo" mà mọi người hay gọi, mà còn là một "phao cứu sinh" trong bão táp của lạm phát và bất ổn kinh tế.

Bạn có thắc mắc rằng tại sao vàng và bitcoin là hai loại tài sản được xem là công cụ giúp phòng ngừa lạm phát chứ không phải các loại tài sản khác như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, xe cộ, tranh ảnh nghệ thuật?

Bitcoin, vàng và các tài sản khác: Cuộc đua phòng tránh lạm phát

Vàng và Bitcoin được coi là công cụ phòng ngừa lạm phát chủ yếu vì những đặc điểm riêng biệt của chúng so với các loại tài sản khác. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao:

Khả năng giữ giá trị qua thời gian:

Vàng: Vàng có một lịch sử dài hơn 5.000 năm được sử dụng như một tiền tệ và phương tiện lưu trữ giá trị. Vàng không thể bị "in thêm" như tiền giấy, và nó có giá trị vật lý, không chỉ là một con số trên màn hình.

Bitcoin: Dù mới chỉ xuất hiện từ năm 2009, nhưng Bitcoin đã nhanh chóng trở thành "vàng kỹ thuật số". Số lượng Bitcoin có hạn (chỉ 21 triệu Bitcoin), giúp nó tránh khỏi việc bị pha loãng giá trị.

Độc lập với hệ thống tài chính truyền thống:

Vàng: Không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia hoặc chính phủ nào, vàng là một tài sản quốc tế được chấp nhận rộng rãi.

Bitcoin: Là một loại crypto phi tập trung, không bị kiểm soát bởi bất kỳ chính phủ hoặc tổ chức tài chính nào.

Cả vàng và Bitcoin đều khó bị can thiệp bởi chính phủ. Trong khi chính phủ có thể in thêm tiền giấy, họ không thể tạo thêm vàng hoặc Bitcoin.

Thanh khoản toàn cầu:

Cả vàng và Bitcoin đều có thể được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc tài sản khác một cách nhanh chóng khi cần thiết ở phạm vi toàn cầu.

Khi chiến tranh xảy ra, bạn cần tị nạn sang một khu vực khác thì bạn khó lòng mà mang theo bất động sản, cổ phiếu, tranh ảnh nghệ thuật được. 

Không phụ thuộc vào tình hình kinh tế cụ thể:

Vàng và Bitcoin không phụ thuộc vào một công ty, ngành công nghiệp hoặc nền kinh tế cụ thể nào. Trong khi đó, giá trị của cổ phiếu, trái phiếu phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty hoặc tình hình kinh tế của một quốc gia.

Tuy nhiên, không phải rằng các tài sản khác như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, xe cộ, tranh ảnh nghệ thuật không có giá trị khi phòng ngừa lạm phát. Chúng cũng có thể giữ giá trị hoặc thậm chí tăng giá trong một số trường hợp. Tuy nhiên, sự linh hoạt, tính thanh khoản và khả năng chống can thiệp của vàng và Bitcoin khiến chúng trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều nhà đầu tư khi muốn bảo vệ tài sản khỏi lạm phát.

Dưới đây là một số ví dụ thực tế và so sánh giữa Bitcoin và vàng:

Bitcoin, với sự tăng trưởng vượt trội trong thập kỷ qua, đã chứng minh mình là một công cụ hiệu quả trong việc phòng ngừa lạm phát. Mỗi khi áp lực lạm phát gia tăng, giá Bitcoin lại tăng lên, như một phản ứng tự nhiên trước sự mất giá của tiền tệ. Nhưng khi nói đến khả năng trở thành nơi trú ẩn an toàn, Bitcoin lại cho thấy một bức tranh khác biệt. Trái ngược với vàng, giá Bitcoin lại giảm mạnh mỗi khi thị trường tài chính trở nên không chắc chắn.

Trong khi vàng vẫn là tài sản đáng tin cậy để bảo toàn tài sản thì Bitcoin mang lại những lợi thế độc đáo trong thời đại kỹ thuật số hiện đại. Nó có thể dễ dàng chuyển nhượng xuyên biên giới, bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể truy cập được và cung cấp mức độ minh bạch và bảo mật mà tài sản truyền thống thường thiếu.

Giá Bitcoin và Vàng trong giai đoạn khủng hoảng:

Năm 2020: Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và các biện pháp kích thích kinh tế của các chính phủ, giá Bitcoin đã tăng từ khoảng 7.000 USD vào đầu năm lên hơn 28.000 USD vào cuối năm. Trong cùng khoảng thời gian, giá vàng cũng tăng từ khoảng 1.500 USD/ounce lên khoảng 1.900 USD/ounce.

Lưu trữ và bảo mật:

Vàng: Để lưu trữ vàng an toàn, bạn cần một nơi an toàn như két sắt hoặc ngân hàng. Có những rủi ro như trộm cắp hoặc mất mát.

Bitcoin: Bitcoin được lưu trữ trong ví crypto mà đặt biệt là ví lạnh. Mặc dù có rủi ro về việc bị hack, nhưng nếu được bảo mật đúng cách, việc lưu trữ Bitcoin có thể an toàn hơn nhiều.

Thanh khoản:

Vàng: Để bán vàng, bạn cần tìm một người mua hoặc một cửa hàng chuyên mua bán vàng. Quá trình này có thể mất thời gian và phụ thuộc vào thị trường địa phương.

Bitcoin: Bạn có thể bán Bitcoin trực tuyến thông qua các sàn giao dịch hoặc trực tiếp cho người mua. Quá trình này thường nhanh chóng và có thể thực hiện 24/7.

Sự chấp nhận:

Trong những năm gần đây, nhiều công ty lớn như Tesla, Square và MicroStrategy đã chấp nhận Bitcoin như một phần của dự trữ tài sản của họ. Điều này cho thấy sự tin tưởng và sự chấp nhận ngày càng tăng của Bitcoin so với vàng.

Tóm lại, cả Bitcoin và vàng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế, cả hai đều được coi là những công cụ phòng ngừa lạm phát hiệu quả. Tuy nhiên, sự linh hoạt, tính thanh khoản và sự chấp nhận ngày càng rộng rãi của Bitcoin khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư hiện đại. Còn đối với những nhà đầu tư không hiện đại, mà điển hình là Warren Buffett thì Bitcoin chẳng khác nào thuốc diệt chuột và chẳng đáng một xu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bitcoin vẫn còn rất mới so với vàng và có tính biến động cao. Trong khi vàng có lịch sử hàng ngàn năm như một tài sản trú ẩn, Bitcoin chỉ mới xuất hiện trong khoảng mười năm qua. 

Do đó, việc so sánh trực tiếp giữa chúng có thể không hoàn toàn chính xác và mang tính chất tham khảo. Nhưng về xu hướng lâu dài, bạn có thể sớm nhận ra được Bitcoin hoàn toàn chiếm lợi thế so với vàng, khi mà mỗi đứa trẻ đều lớn lên dưới ánh sáng từ màn hình điện thoại. Khi mà chúng đã quá quen với internet, và thế giới kỹ thuật số. Một thế hệ trẻ sẽ tiếp quản thế giới với tài sản kỹ thuật số chiếm quyền thống trị là Bitcoin.

Bitcoin: Lựa chọn hàng đầu trong bão táp kinh tế

Trong bối cảnh thế giới kinh tế đầy biến động, Bitcoin đã khẳng định vị thế của mình, không chỉ là một loại tiền điện tử mà còn là một tài sản đầu tư tiềm năng.

Bitcoin vượt trội trước các tài sản khác:

Trong năm 2023, Bitcoin đã tăng trưởng ấn tượng lên tới 63,3%. Điều này khiến nó trở thành tài sản có hiệu suất tốt nhất so với 40 loại tài sản khác được xem xét.

Để đặt vào ngữ cảnh, tài sản có hiệu suất cao thứ hai là US large-cap growth chỉ tăng 28,2%. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ tăng 12,2%, hàng hóa tăng 6%, và vàng chỉ tăng 1,1%

*US large-cap growth liên quan đến cổ phiếu của các công ty lớn ở Mỹ có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.


 

Bitcoin có phải là tài sản tốt nhất?

Mặc dù thị trường có nhiều biến động trong thời gian qua, Bitcoin đã duy trì được sự ổn định. Giá của nó dao động từ 25,000 đến 31,000 đô la Mỹ, cho thấy sự kiên định trước những thách thức từ bên ngoài.

So sánh lợi nhuận trong 10 năm qua giữa các loại tài sản 

Cân nhắc giữa cơ hội và rủi ro khi sử dụng Bitcoin trong cuộc chiến chống lạm phát

Khi nói về Bitcoin, nhiều người thường nghĩ ngay đến những câu chuyện về những người trở thành triệu phú sau một đêm nhờ đầu tư vào đồng tiền kỹ thuật số này. Tuy nhiên, đằng sau những câu chuyện thành công đó là những rủi ro và thách thức không hề nhỏ.

Biến động giá của Bitcoin

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một tài sản phòng ngừa lạm phát là độ ổn định. Bitcoin, với sự biến động giá cao, có thể không cung cấp sự ổn định này. Những biến động giá đột ngột có thể làm mất một lượng lớn giá trị trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể khiến nhiều người e ngại đầu tư vào Bitcoin trong những thời điểm kinh tế không ổn định. 

Đây là nhược điểm trong thời điểm hiện tại và cũng là một lợi thế cho những người có tầm nhìn dài hạn, vì Bitcoin là một tài sản đang trong giai đoạn phát triển, như một đứa bé đang lớn dần lên, nên sự dao động sẽ tạo ra cơ hội mang lợi nhuận vô cùng lớn cho những người kiên nhẫn, 

Tìm hiểu thêm: Hiểu về sự biến động của thị trường Crypto để không còn sợ hãi

Lịch sử ngắn ngủi của bitcoin: Bitcoin, dù đã tạo ra những dấu ấn đáng kể, vẫn chỉ mới tồn tại trong khoảng hơn một thập kỷ. Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn còn thiếu dữ liệu lịch sử để đánh giá đầy đủ và chính xác về tiềm năng và tính ổn định của nó như một hình thức đầu tư.

Bitcoin và lạm phát: Mặc dù có những bằng chứng ban đầu cho thấy Bitcoin có thể hoạt động như một biện pháp bảo vệ trước lạm phát, nhưng chúng ta vẫn cần nhiều thời gian và nghiên cứu hơn nữa để xác nhận tính hiệu quả của nó trong vai trò này.

Kết luận

Bitcoin, với tính chất phi tập trung, số lượng có hạn và khả năng giao dịch toàn cầu, đã trở thành một công cụ hấp dẫn cho những ai muốn bảo vệ tài sản của mình khỏi sự mất giá do lạm phát. Trong những giai đoạn kinh tế không ổn định, nhiều người đã tìm đến Bitcoin như một nơi trú ẩn an toàn, giống như cách họ tìm đến vàng trong quá khứ. Bitcoin như một bản nâng cấp hoàn hảo của vàng cho thời đại kỹ thuật số. Khiến việc di chuyển, lưu thông, lưu trữ trở nên dễ dàng và minh bạch hơn rất nhiều. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
11 Tháng 10, 2023 15:56