Yên tâm giao dịch XM

MOONBEAM (GLMR) là gì?- Tương lai của đa chuỗi

04 Tháng 10, 2022 18:46

Moonbeam là một blockchain layer 1. Với sứ mệnh trở thành một blockchain đa chuỗi. Một blockchain mang tính kết nối cao.

MOONBEAM (GLMR) là gì?- Tương lai của đa chuỗi

Moonbeam là một blockchain layer 1 được xây dựng trên Polkadot. Polkadot được ví như một quốc gia có 100 tỉnh thành bên trong. 100 tỉnh thành đó sẽ được đấu giá cho thuê. Sau khi thuê thì bạn có thể tự tuỳ chỉnh lại cơ sở hạ tầng bên trong khu đất đó cho vừa ý với mục đích sử dụng của bạn. 

Cùng với đó là bạn sẽ nhận được sử bảo vệ an ninh từ quốc gia mẹ là Polkadot. Và cũng có thể kết nối một cách dễ dàng với 99 tỉnh thành còn lại bên trong. 

Moonbeam là một trong những dự án đấu giá và thắng thầu lô đất đầu tiên trên Polkadot. 

Thuật ngữ chuyên môn mà Polkadot sử dụng là Parachains. Nó có 100 Parachains như vậy để cho thuê. Nhưng trong bài viết này chúng ta chỉ gọi Parachain là một tỉnh thành cho dễ hiểu. 

Moonbeam Network là gì?

Moonbeam là một blockchain layer 1. Với sứ mệnh trở thành một blockchain đa chuỗi. Một blockchain mang tính kết nối cao.

Nghe thì hơi trừu tượng và khó hiểu đúng không?

Nhưng thật ra lại rất đơn giản. Đa chuỗi là một blockchain có thể kết nối và giao du với nhiều blockchain khác. Khi trở thành một tỉnh thành trên Polkadot. Thì Moonbeam có khả năng kết nối với 99 tỉnh thành còn lại. 

moonbeam trêm polkadotTrên hình là 100 parachains trên Polkadot được kết nối qua lại với nhau. 

Nhưng chưa hết. Ngoài việc kết nối nội bộ bên trong Polkadot. Moonbeam còn sử dụng ngôn ngữ lập trình solidity. Có nghĩa là nó hoàn toàn tương thích với máy ảo Ethereum (EVM). 

Giúp đem các dApps từ Ethereum sang Moonbeam một cách dễ dàng mà không cần sửa đổi gì nhiều. 

Đã có rất nhiều blockchain ngoài kia đã làm việc này và tương thích vô cùng tốt với Ethereum như Polygon, BNB Chain, Fantom, Near…  Nhưng để một blockchain có thể kết nối với cả hai hệ sinh thái lớn là Ethereum và Polkadot. Thì Moonbeam là một ví dụ điển hình. Đây cũng là điều đặc biệt và nổi bật của dự án này. 

Lịch sử hình thành Moonbeam

Moonbeam được thành lập vào tháng 1 năm 2020 bởi Derek Yoo. Một doanh nhân công nghệ. Giám đốc điều hành của PureStake và là người đồng sáng lập nền tảng truyền thông Fuze. 

Cho đến tháng 7 năm 2020. Moonbeam nhận được khoản tài trợ từ Web3 Foundation (là tổ chức đứng sau Polkadot).

Moonbeam khởi chạy testnet vào tháng 9 năm 2020. 

Để đầu giá thành công một tỉnh thành (parachain) trên Polkadot. Thì các dự án phải dùng đồng tiền bản địa là DOT để đấu giá. Ai nhiều DOT hơn, người đó sẽ thắng.

Có hai cách để đấu giá. Một là bạn dùng tiền của bạn. Hai là bạn dùng tiền của cộng đồng bằng cách kêu gọi người khác hùng DOT lại để đấu giá. Đổi lại họ sẽ nhận lại token của Moonbeam là GLMR.

Kết quả là có 200.000 người ủng hộ Moonbeam. Đã uỷ thác số lượng DOT trị giá 1 tỷ USD để đưa Moonbeam thắng cuộc đấu giá cho 1 vị trí trên Polkadot. (Polkadot có 100 vị trí như thế, và mỗi vị trí sau 2 năm phải đấu giá lại).

Ngày 11 tháng 1 năm, 2022. Moonbeam chính thức hoạt động trên Polkadot. Là một trong những tỉnh thành đầu tiên khởi công xây dựng trên quốc gia này. 

Curve Finance là một trong những giao thức DeFi quan trọng trong hệ sinh thái Ethereum. Đã được ra mắt trên Moonbeam.

Sau khi đã hoạt động trên Polkadot. Mục tiêu tiếp theo của Moonbeam là thu hút nhiều hơn các dApps phát triển bên trên blockchain của Moonbeam. Giống như việc giờ bạn thuê đất được rồi. Cơ sở hạ tầng cũng đã có. Công việc tiếp theo là mời gọi các công ty lại xây dựng và làm ăn kinh doanh trên mảnh đất đó. 

Điểm đặt biệt

Moonbeam không những tương tác qua lại các tỉnh thành khác trong hệ sinh thái Polkadot. Mà còn có thể tương thích với cả Ethereum. Đây cũng có thể được xem là điểm đặc biệt của dự án này. 

Moonbeam tương tác polkadot ethereum

Máy ảo Ethereum (EVM): nhờ sự tương thích với Ethereum mà các dApps sẵn có trên Ethereum có thể mở rộng dễ dàng trên Moonbeam. Như đơn giản là bạn có thể sử dụng ví Metamask để thao tác trên Curve Finance bằng mạng Moonbeam thay vì Ethereum. 

Tương đồng về ngôn ngữ lập trình: các nhà lập trình không cần học thêm một ngôn ngữ lập trình mới khi tham gia vào hệ sinh thái Moonbeam. Vì Moonbeam sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity giống với Ethereum. Ngoài ngôn ngữ chính là Solidity. Moonbeam còn hỗ trợ các ngôn ngữ khác như Vyper, Flint và Javascript. 

hệ sinh thái moonbeam

Hệ sinh thái Moonbeam - Nguồn: Moonbeam.network 

Quan hệ cộng sinh với Polkadot: người dùng Moonbeam có thể truy cập ví, sử dụng cầu nối và các tiện ích khác bên trọng hệ sinh thái Polkadot. Polkadot càng phát triển thì Moonbeam cũng hưởng lợi theo. 

Polkadot cũng có các cây cầu nối sang các blockchain khác như Ethereum và Bitcoin. Polkadot bắt thêm cầu đến các quốc gia khác thì Moonbeam cũng có khả năng kết nối tương tự. Vì Moonbeam là một phần bên trong Polkadot. 

Quản trị trong chuỗi (On-Chain Governance): để cho phép các bên liên quan phát triển giao thức cơ sở một cách nhanh chóng và liên tục theo nhu cầu của nhà phát triển và cộng đồng.

Một điều thú vị khác mà Moonbeam có, là nó có thêm một người anh em cùng tên khác họ là Moonriver. Tại sao dự án này lại rườm rà làm ra tận 2 blockchain khá giống nhau? Giống từ cái tên tới cách hoạt động. 

Chúng ta sẽ tiếp tục khám phá ở phần tiếp kế tiếp nhé!

Moonriver 

Moonriver (MOVR) là một người anh em của Moonbeam. Mục đích của nó là một blockchain thử nghiệm cho những sai lầm không đáng có trước khi được đưa lên một cách chính thức ở Moonbeam.

Để hiểu về Moonriver thì chúng ta cùng khám phá qua cơ chế hoạt động theo kiểu chim hoàng yến của Polkadot nhé.

Polkadot lấy cái tên “chim hoàng yến” để mô tả cho một câu chuyện từ thời xa xưa. Những người thợ lúc vào mỏ than. Họ đều đem theo bên mình một con chim hoàng yến. Nhiệm vụ của con chim như “một máy dò khí gas”. 

Nếu phát hiện các loại khí độc. Chim hoàng yến sẽ ngừng hót, báo hiệu cho những người thợ mỏ rời khỏi đường hầm ngay lập tức. Nếu gặp phải nồng độ cao. Chim hoàng yến có thể thiệt mạng.

Kusama là một blockchain “chim hoàng yến” của Polkadot. 

Kusama là một blockchain độc lập, có đồng coin quản trị và có ít rào cản gia nhập vào như chi phí, thời gian so với Polkadot, nơi các nhà phát triển có thể thử các tính năng mới trước khi chúng được giới thiệu với Polkadot.

Tìm hiểu thêm: POLKADOT - Kết nối những dấu “chấm“ blockchain riêng biệt thành một hệ sinh thái khổng lồ

moonbeam vs moonriver

Qua câu chuyện trên thì chúng ta cũng có thể hiểu được Moonriver là một con “chim hoàng yến” thử độc cho Moonbeam. Moonbeam được xây dựng trên Polkadot. Còn Moonriver được xây dựng trên Kusama. 

Đây là một cách phát triển hay, bền vững và kỹ càng. Bạn sẽ rất ít thấy các dự án khác xây dựng theo cách này.

Mục đích của phương pháp này là để Moonriver ngăn chặn lại hết các sai sót của các bản cập nhật, lỗi hoặc vấn đề không đáng có của các hợp đồng thông minh lên blockchain chính thức là Moonbeam. 

Glimmer (GLMR) Token là gì?

Glimmer là đồng tiền gốc của mạng Moonbeam. Giống như người ta hay gọi ether (ETH) là đồng tiền gốc của Ethereum vậy.

GLMR phục vụ một số chức năng quan trọng, bao gồm: thanh toán phí giao dịch, quản trị, là đồng tiền chính cho các dự án bên trong Moonbeam sử dụng. 

GLMR Token Allocation 

Tổng nguồn cung: 1,037,424,065

Nguồn cung lưu hàng: 397,422,796 

  • Bán vòng hạt giống (seed sale): 14%

  • Tài trợ chiến lược: 12% 

  • 2021 Moonbeam crowd loan: 15%

  • Sự kiện cộng đồng: 10%

  • Phát triển hệ sinh thái: 15%

  • Chương trình thanh khoản: 5%

  • Chương trình cho nhà phát triển: 4.5%

  • Đối tác, cố vấn & người ủng hộ sớm: 5,9%

  • Đối tác & cố vấn chính: 4,5%

  • Những người ủng hộ sớm PureStake: 1,4%

  • Người sáng lập & nhân viên: 14,6%

  • Người sáng lập & nhân viên ban đầu: 10%

  • Khuyến khích nhân viên trong tương lai: 4,6%

  • Khác: 4%

Nhà sáng lập Moonbeam Network 

Moonbeam và Moonriver được xây dựng bởi PureStake.

PureStake là một ứng dụng cơ sở hạ tầng như một dịch vụ cho tiền điện tử. Và là dịch vụ xác thực cho PoS của Polkadot và Algorand. Cả hai đều được phát triển bởi cùng một nhóm và một nền tảng.

CEO & Founder - Derek Yoo: Anh từng làm CTO và CPO tại Fuse. Nền tảng phần mềm cộng tác và truyền thông đám mây toàn cầu dành cho doanh nghiệp. Cũng là CEO của PureStake.

COO - Stefan Mehlhorn: Thạc sĩ Khoa học Máy tính. Trước đây, Stefan là Giám đốc hoạt động công nghệ của Samsung Pay.

Kỹ sư trưởng - Alan Sapède: Alan có hai năm kinh nghiệm trong Kỹ sư Phần mềm tại Google

Nhà đầu tư

Quý 3 năm 2020. Moonbeam đã huy động được 1,4 triệu trong vòng hạt giống do Hypersphere Ventures dẫn đầu. Một công ty liên doanh tập trung vào Polkadot do người đồng sáng lập Polkadot, Robert Habermeier thành lập.

Những quỹ đầu tư đáng chú ý khác bao gồm Arrington XRP Capital, HashKey, KR1, Bitcoin.com Exchange và Du Capital.

Ngày 3 tháng 3 năm 2021. Moonbeam được tài trợ 6 triệu trong một vòng chiến lược. Nhà đầu tư chính là CoinFund. Nhưng nó cũng bao gồm sự tham gia của Binance Labs, ParaFi, Coinbase Ventures, Fenbushi Capital và IOSG Ventures.

Kết luận 

Moonbeam Network là trong những dự án đầu tiên trên hệ sinh thái Polkadot. Và cũng được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng thông qua việc cộng đồng đã quyên góp hơn 1 tỷ USD.  

Moonbeam có lợi thế đặc biệt khi đang có thể tương tác với 2 hệ sinh thái lớn trên thị trường là Polkadot và Ethereum. 

Sự phát triển của Moonbeam vẫn còn phải phụ thuộc khá nhiều vào sự phát triển của Polkadot. Và lợi thế độc tôn của Moonbeam sẽ vẫn còn giữ vững khi những tỉnh thành khác của Polkadot sẽ xây nên những dự án giống Moonbeam. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
04 Tháng 10, 2022 18:46