FED Giảm 0.5% Lãi Suất Và Mọi Thứ Vẫn Ổn, Liệu Điều Này Có Đáng tin?
Ngày lịch sử khi FED lần đầu giảm lãi suất sau bốn năm và giảm đến 0.5% như thị trường mong đợi. FED vẫn nhấn mạnh kinh tế vẫn ổn nhưng thị trường lo ngại có thực sự ổn như vậy hay không?
Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ thứ tư (180/09) đã tăng mạnh sau khi FED thông báo giảm lãi suất, nhưng kết thúc phiên vẫn giảm điểm ở cả ba chỉ số. Hợp đồng tương lai của chứng khoán đều tăng. Giá vàng và đầu giảm nhẹ về quanh 2589 USD/ounce và 70 USD/thùng.
Bitcoin tăng lên 62,000 USD. Các altcoin đa số tăng. Vốn hóa thị trường crypto là 2.239 nghìn tỷ USD.
Tỷ lệ BTC có lời cũng tăng lên 83% sau khi giá BTC tăng.
Sau những phiên đầu tuần có dòng tiền vào dương, trong thứ năm khi FED công bố cắt giảm lãi suất thì các quỹ BTC và ETH ETF Hoa Kỳ đã có dòng tiền vào âm. Trong đó, BTC spot ETF có dòng tiền vào âm 52.7 triệu USD, còn ETH là âm 9.8 triệu USD dù ETHA của BlackRock có dòng tiền vào dương.
FED giảm lãi suất 0.5% như mong đợi
Như mong đợi của thị trường, FED đã quyết định hạ lãi suất 0.5% trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm bớt và thị trường lao động đang suy yếu. Cuộc họp của FED đã kết thúc, và dưới đây là những suy nghĩ ban đầu:
Thị trường đã nhận được kết quả như kỳ vọng, từ việc cắt giảm lãi suất 0.5% đến những thông điệp của FED như "điều chỉnh chính sách" và "chu kỳ cắt giảm lãi suất". Nhìn chung, Chủ tịch FED đã có thái độ khá ôn hòa, dường như nhằm trấn an và làm hài lòng các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là liệu thị trường có tin tưởng vào những gì FED vừa công bố?
Phản ứng hiện tại của thị trường sau khi có thông báo từ FED phản ánh phần nào đó. Các chỉ số DOW, S&P 500 và NASDAQ đều biến động, ban đầu tăng rồi giảm, và hiện đang tăng nhẹ. Bitcoin cũng tương tự, dao động giữa xanh và đỏ, hiện ở mức 60,500 USD và sau đó đã tăng lên 62,000 USD. Vàng đang trong xu hướng giảm.
Điều này cho thấy sự không chắc chắn trong tâm lý thị trường về việc có nên tin tưởng vào cam kết của FED rằng sẽ không xảy ra suy thoái. Một số tuyên bố của Chủ tịch FED gây ra sự lo lắng, chẳng hạn như việc ông nói đã trao đổi với các công ty lớn và hiện tại không có kế hoạch sa thải hàng loạt. Và FED giảm lãi suất để ngăn ngừa điều đó xảy ra. Ông cũng nhấn mạnh rằng nếu FED có đầy đủ dữ liệu vào cuộc họp tháng 7 thì họ có thể đã bắt đầu chu kỳ cắt giảm sớm hơn. Thực tế, nhiều dữ liệu chỉ được công bố sau khi quyết định lãi suất được đưa ra, khiến người ta nghi ngờ liệu FED đã hành động quá chậm và liệu việc giảm lãi suất có đủ nhanh để tác động tích cực lên nền kinh tế hay không.
Như Thuận đã chia sẻ, nếu chúng ta nghĩ tích cực thì việc FED giảm 0.5% lãi suất là tốt, điều này dẫn tới dòng tiền đổ vào các mảng đầu tư. Ngược lại, với suy nghĩ tiêu cực sẽ cho rằng FED giảm lãi suất mạnh quá và họ đang lo ngại về suy thoái.
Hai luồng suy nghĩ này đang đấu với nhau trên thị trường và chúng ta phải chờ ít nhất một đến hai ngày tiếp theo để biết xu hướng thị trường thực sự như thế nào.
Nhìn chung, FED cũng nhận định tình hình kinh tế chậm lại và lạm phát đã giảm đến gần mục tiêu của họ đề ra. FED tự tin là mọi thứ đang đi đúng hướng. Thất nghiệp tăng nhưng vẫn ở mức % thấp. Hiện giờ FED quan tâm đến lạm phát và thất nghiệp như nhau. Sau cuộc họp, báo cáo sơ bộ Dot plot cho thấy, nếu mọi thứ diễn ra như mong đợi thì năm nay lãi suất sẽ giảm về 4.4% và 3.4% vào năm 2025.
Chi tiết phỏng vấn của chủ tịch FED với báo chí
Dưới đây là một số câu hỏi và trả lời đáng chú ý của chủ tịch FED Powell với báo chí sau cuộc họp.
CNBC: Làm thế nào mà FED quyết định cắt giảm 0.5%, liệu chúng ta có thể kỳ vọng mức giảm 0.5% trong các cuộc họp sắp tới không?
FED: Kể từ cuộc họp FED lần trước, chúng tôi đã nhận được rất nhiều dữ liệu kinh tế, bao gồm CPI, tỷ lệ thất nghiệp, v.v... và chúng tôi quyết định 0.5% là hướng đi đúng cho cuộc họp lần này. Đây là sự điều chỉnh lại kế hoạch của chúng tôi, những gì tôi vừa nói về lãi suất trong tương lai chỉ là dự đoán dựa trên các giả định.
Reuters: Liệu hầu hết mọi người đều đồng ý với việc cắt giảm 0.5% hay đây là một quyết định chia rẽ sát sao?
FED: Nếu bạn nhìn vào dữ liệu, cả 19 thành viên đều đồng ý về việc cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay. 17 trong số 19 người đồng ý về 3 lần cắt giảm trong năm nay, và 10 trong số 19 người đồng ý về 4 lần cắt giảm trong năm nay. Đúng là có một số quan chức của FED công khai không đồng tình với việc cắt giảm 0.5% hôm nay, nhưng đa số vẫn đồng ý.
New York Times: Điều gì khiến ông nghĩ rằng thị trường lao động sẽ tiếp tục tốt?
FED: Chúng tôi sẽ giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức hiện tại, thị trường Mỹ vẫn đang hoạt động tốt và ý định của chúng tôi là tiếp tục duy trì hiện trạng.
NYT: Ông có nghĩ rằng FED đang chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất không?
FED: Chúng tôi không nghĩ rằng mình đang chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất và chúng tôi cam kết sẽ không cắt giảm lãi suất quá muộn (điều này có nghĩa là FED sẽ cắt giảm nhanh hơn nếu cần).
Chủ tịch FED liên tục sử dụng cụm từ "điều chỉnh lại chính sách," đây là điều chúng ta muốn nghe, không phải là một lần cắt giảm lãi suất rồi chờ đợi, mà là một sự thay đổi trong chính sách của FED.
Tại sao ông không lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp?
FED: Kế hoạch của chúng tôi là điều chỉnh lại chính sách, chúng tôi không nghe thấy bất kỳ kế hoạch lớn nào về việc sa thải hàng loạt từ các công ty, đó là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất để ngăn điều đó xảy ra.
Washington Post: Vì ông tin rằng mình không chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất để bảo vệ thị trường lao động, vậy điều gì khiến ông tự tin như vậy?
FED: Chắc chắn rồi, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 4.3%, cao hơn so với năm ngoái nhưng vẫn rất tốt, nhiều người có việc làm, mức tăng lương chỉ cao hơn một chút so với mức cần thiết để duy trì mục tiêu lạm phát 2%. Tôi có thể nói nhiều hơn, nhưng kết luận là thị trường lao động vẫn ổn.
Chúng ta đang ở vị thế tốt vì chúng tôi đã giữ lãi suất cao ổn định đến giờ để đảm bảo lạm phát đang giảm xuống.
Fox Business: Chúng ta có đang quay trở lại thời kỳ lãi suất cực thấp, thời kỳ 0% không?
FED: Chúng tôi có lẽ sẽ không quay lại thời kỳ lãi suất cực thấp, nhưng tất cả còn tùy thuộc vào tình hình. Tại thời điểm này, tôi không thể chắc chắn, nhưng theo quan điểm của tôi, lãi suất sẽ ổn định ở mức cao hơn so với trước đây.
Fox Business: Việc cắt giảm lãi suất hôm nay có liên quan đến động cơ chính trị không, vì chúng ta đang rất gần cuộc bầu cử?
FED: Đây là kỳ bầu cử tổng thống thứ tư của tôi, và câu hỏi này luôn được đặt ra. Nhưng câu hỏi duy nhất chúng tôi tự hỏi là cần phải làm gì để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ và người dân. Chúng tôi không có bất kỳ bộ lọc chính trị nào trong quyết định của mình.
Thông điệp mà ông muốn gửi đến người dân với việc cắt giảm lãi suất lớn bất thường hôm nay là gì?
FED: Thông điệp của tôi là nền kinh tế vẫn đang ổn, chúng tôi đã tăng lãi suất để chống lạm phát, và bây giờ khi lạm phát đang giảm, chúng tôi đang đưa lãi suất trở lại mức bình thường. Mục tiêu là đưa lạm phát về khoảng 2% một cách ổn định. Chúng tôi chưa coi đây là một chiến thắng trước lạm phát ở thời điểm này, nhưng chúng tôi rất tự hào về những tiến bộ đã đạt được.
Chính sách tiền tệ có độ trễ dài, ông có xem việc cắt giảm 0.5% hôm nay như một động thái bắt kịp vì ông đã không cắt giảm vào tháng 7?
FED: Nếu bạn nói chuyện với các doanh nghiệp, hầu hết họ sẽ nói rằng nền kinh tế vẫn ổn, vì vậy việc cắt giảm của chúng tôi là kịp thời.
Quay lại tháng 7, một số dữ liệu đã được công bố sau cuộc họp của chúng tôi. Nếu chúng tôi có những dữ liệu đó trước, liệu chúng tôi có cắt giảm vào tháng 7 không? Có thể, nhưng tình hình đã không diễn ra như vậy.
Với những người dân đang tức giận vì giá nhà cao mà họ không thể mua nổi, ông muốn nói gì với họ?
FED: Điều tôi có thể nói là nền kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt với lạm phát cao, và chúng tôi phải làm những gì có thể để khôi phục niềm tin của người dân vào giá cả ổn định. Làm sao chúng ta biết được đã đạt được mục tiêu? Khi mọi người không còn phải nghĩ về lạm phát trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thế giới đó sẽ tốt cho tất cả mọi người.
Trước hôm nay, nhiều quan chức FED đã đề cập đến việc cắt giảm lãi suất một cách từ từ và có hệ thống, vậy tại sao lại cắt giảm 0.5% hôm nay?
FED: 0.5% chính là một cách tiếp cận từ từ và có hệ thống để cắt giảm lãi suất
CNN: Ông luôn nói rằng FED chỉ làm những gì tốt cho nền kinh tế và cho người dân, không gì khác? Cựu Tổng thống Trump tin rằng Tổng thống Mỹ phải có tiếng nói trong các quyết định của FED?
FED: Sự tách biệt giữa ngân hàng trung ương và chính quyền tổng thống đương nhiệm là một ý tưởng quan trọng. Khi bạn kết hợp chính quyền tổng thống với ngân hàng trung ương, thì các quyết định có thể sẽ tốt cho tổng thống đương nhiệm nhưng không tốt cho nền kinh tế Mỹ.
Hiện tại ông lo ngại về lạm phát hay thất nghiệp hơn?
FED: Hiện tại, chúng tôi xem cả hai vấn đề đều cân bằng. Trong 14 tháng qua, trọng tâm của chúng tôi là giảm lạm phát, và để làm được điều đó là cần làm dịu nền kinh tế. Và hôm nay, chúng tôi đang chuyển sang điều chỉnh lại chính sách để hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển. Tại thời điểm này, tôi không thấy dữ liệu nào cho thấy rủi ro suy thoái đang gia tăng.
Mặc dù FED giảm lãi suất nhưng họ vẫn đang trong chu kỳ bán công trái phiếu để thu tiền về. Điều này có nghĩa rằng, họ chưa bắt đầu in tiền đẩy vào thị trường. Lãi suất giảm cũng cần thời gian ngấm vào thị trường hoặc sẽ có người chờ FED giảm sâu hơn, họ mới vay tiền để phục vụ mục đích như mua nhà, xe,... Việc giảm lãi suất cũng là một cách để các ngân hàng in tiền đẩy vào thị trường, nó sẽ phụ thuộc vào nhu cầu đi vay của người dân. Cho nên, tác dụng kích thích kinh tế của giảm lãi suất đợt này sẽ có độ trì hoãn nhất định.
Các thông tin khác:
-
Dựa theo Cointelegraph, Tether báo cáo lợi nhuận kỷ lục 5.2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, trong khi cả năm 2023 lợi nhuận là 6.2 tỷ USD (cao hơn cả BlackRock). Với 97.6 tỷ USD đầu tư vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, Tether hiện nằm trong số những tổ chức nắm giữ công trái phiếu của Mỹ hàng đầu thế giới, vượt qua cả các quốc gia như Đức và Úc.
-
Công ty fintech Revolut chuẩn bị ra mắt stablecoin. Sau khi Tether công bố lợi nhuận nhiều hơn cả BlackRock, nhiều tổ chức muốn phát hành stablecoin.
-
Cựu Tổng thống Trump đã thanh toán cho một cái bánh cheeseburger bằng Bitcoin ở New York qua mạng Lightning, đánh dấu lần đầu tiên tổng thống Mỹ dùng Bitcoin.
-
Tiểu Bang Louisiana trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ chấp nhận Bitcoin qua mạng Lightning và USDC từ người dân. Khoản thanh toán đầu tiên là cho Sở Động vật Hoang dã và Thủy sản qua mạng Lightning của Bitcoin.
-
Cách đây hai ngày, MicroStrategy thông báo phát hành trái phiếu trị giá 700 triệu USD, nhưng hôm nay lại tăng lên 875 triệu USD. Lý do là bởiì nhu cầu đăng ký mua quá cao, họ phải tăng số tiền lên. Các nhà đầu tư đang xếp hàng để đưa tiền cho Michael Saylor.
-
BitGo sẽ ra mắt stablecoin USDS vào tháng 1/2025, được bảo chứng bằng trái phiếu ngắn hạn và tiền mặt. Điểm nổi bật là USDS là mỗi tháng, một phần lợi nhuận từ quỹ dự trữ sẽ được phân chia cho các tổ chức cung cấp thanh khoản theo tỷ lệ tài sản mà họ nắm giữ. BitGo kỳ vọng niêm yết USDS trên các sàn giao dịch lớn và đạt 10 tỷ USD tài sản trong năm tới.
-
Sàn giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ đang xem xét việc ra mắt 1 sàn giao dịch Crypto tại châu Âu, nhằm mục đích thâm nhập vào thị trường, vốn bị các công ty lâu đời như Binance, OKX và Coinbase thống trị. Họ đang cân nhắc sử dụng danh tiếng của mình và những luật tốt cho nghành của Thụy Sĩ làm điểm thu hút các nhà đầu tư truyền thống lớn đang ngày càng quan tâm đến Crypto.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital