Tất Cả Thị Trường Lại Tiếp Tục Đỏ | Điều gì đã xảy ra?
Chứng khoán Hoa Kỳ cũng như BTC tiếp tục giảm, riêng BTC đã giảm khá. Các nhà đầu tư đang rất lo lắng và điều gì đã khiến họ phản ứng như vậy?
Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ thứ sáu (19/12) có chỉ số DOW tăng nhẹ nhưng hai chỉ số còn lại vẫn tiếp tục giảm. Hợp đồng tương lai của chứng khoán vẫn đi theo xu hướng giảm. Hợp đồng vàng và dầu ở quanh 2618 USD/ounce và 68.6 USD/thùng.
Bitcoin cũng có nhịp giảm về mức thấp nhất 92,000 USD sau đó hồi về quanh 95,000 USD. Hầu hết altcoin giảm nhiều hơn so với BTC. Vốn hóa thị trường crypto giảm còn 3.39 nghìn tỷ USD.
So với đỉnh gần nhất BTC giảm khoảng 12% và đây chưa phải mức giảm lớn so với những đợt điều chỉnh đáng kể của BTC trong mùa tăng trưởng. Mức giá quanh 95,000 USD là mức thị trường đã chứng kiến cách đây khoảng 10 ngày nhưng tâm lý các nhà đầu tư đã thay đổi và phản ứng rất khác nhau.
Trong quá khứ, tất cả các đợt điều chỉnh Bitcoin (trừ cú sập do COVID) trong chu kỳ 2020-2021, tất cả đều diễn ra trong khoảng thời gian 16 tháng. Trong chu kỳ đó, chúng ta chưa chứng kiến nhiều đợt điều chỉnh đáng kể trong khoảng 15% đến hơn 58%. Cho nên, đợt điều chỉnh này của BTC chưa là điều thị trường cần lo lắng.
Nhìn vào chỉ số Tham lam và Sợ hãi (Fear and Greed Index) của BTC vẫn ở mức cực kỳ tham lam. Nhưng chỉ số này ở chứng khoán Hoa Kỳ lại cực kỳ sợ hãi. Nếu nhìn rộng ra, chứng khoán Hoa Kỳ đã tăng một mức cao hơn 20% trong năm qua.
Trong vòng 24 giờ quanh thời điểm giá BTC, đã có đến hơn 1 tỷ USD lệnh đòn bẩy bị thanh lý. Trong đó, có đến 925 triệu USD lệnh LONG. Lượng lớn lệnh đòn bẩy bị thanh lý dẫn tới hiện tượng Long squeeze khiến giá giảm càng nhanh và mạnh hơn trong thời gian ngắn.
Các quỹ BTC spot ETF Hoa Kỳ cũng kết thúc phiên với dòng tiền rời khỏi 671 triệu USD. Riêng IBIT của BlackRock có dòng tiền bằng 0. Còn ETH spot ETF tương tự với dòng tiền rời khỏi là 60 triệu USD.
Chính phủ Hoa Kỳ có nguy cơ tạm đóng cửa
Có một thông tin liên quan đến chính quyền Trump ảnh hưởng đến thị trường ngày qua. Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa chính phủ có thể bắt đầu vào lúc 12:01 sáng thứ Bảy, ngày 21 tháng 12 (giờ US), khi nguồn tài trợ hiện tại hết hạn.
Nguy cơ đóng cửa bắt nguồn từ tranh cãi về dự luật chi tiêu, vốn sẽ gia hạn tài trợ đến ngày 14 tháng 3, nhưng đã bị Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson hủy bỏ sau khi một số thành viên Đảng Cộng hòa, bao gồm Tổng thống đắc cử Donald Trump và Elon Musk, phản đối hàng tỷ USD chi tiêu được thêm vào dự luật này.
Việc nguy cơ chính phủ Hoa Kỳ ngưng hoạt động đã xảy ra nhiều lần trước đây. Ngay như khoảng giữa năm ngoái, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã chạm đến mức trần chi tiêu và chính phủ có thể phải tạm ngưng hoạt động nếu không nâng mức nợ trần.
Tổng thống đắc cử Trump đã kêu gọi hủy bỏ trần nợ công Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với NBC News, Trump cho rằng việc loại bỏ hoàn toàn trần nợ công sẽ là "điều thông minh nhất mà [Quốc hội] có thể làm. Tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ điều đó".
Trên toàn thế giới, chỉ có 2 quốc gia, Đan Mạch và Hoa Kỳ, có trần nợ công được đặt ở một mức tuyệt đối thay vì là một tỷ lệ phần trăm của GDP. Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phải vay mượn để chi tiêu bởi nguồn thu của thuế không đủ để đáp ứng nhu cầu ngân sách. Nếu chính phủ đóng cửa tạm thời sẽ khiến các công việc hành chính bị đình trệ và không được xử lý trong những thời điểm đó.
Tuy nhiên, với việc đặt ra trần nợ công nhưng sau đó lại nâng lên thì con số trần này không có ý nghĩa và tổng thống Trump đề nghỉ bỏ. Với cá nhân Thuận, điều này là hợp lý bởi nó không giúp chính phủ chi tiêu ít hơn mà gây ra sự ảnh hưởng không tốt khi mức trần này được nâng lên trễ.
Bên cạnh đó, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông đã nói với Liên minh châu Âu rằng họ phải giảm thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ thông qua việc mua dầu và khí đốt hoặc phải đối mặt với thuế quan.
Enrico Letta, cựu thủ tướng Ý, đã nói với "Squawk Box Europe" của CNBC vào thứ Sáu rằng EU cần phải chuẩn bị để trả đũa mối đe dọa của Trump.
Donald Trump đã đưa ra lời đe dọa áp thuế toàn diện đối với các đối tác thương mại của Hoa Kỳ như một phần quan trọng trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Những thông tin này gây căng thẳng cho thị trường và nguy cơ chiến tranh hàng hóa. Các nhà đầu tư lo lắng khiến chứng khoán Hoa Kỳ cũng như crypto điều chỉnh.
Các thông tin khác:
-
Công ty hạ tầng Bitcoin, Marathon Holdings, đã mua 15.574 BTC (~ 1,53 tỷ USD) bằng nguồn vốn từ việc bán trái phiếu chuyển đổi trị giá 2 tỷ USD với lãi suất 0% vào tháng 11 và tháng 12.
-
World Liberty Finance đã chi 2,5 triệu USDT để mua thêm 722 ETH khi giá giảm.
-
El Salvador mua 1 BTC mỗi ngày kể từ ngày tổng thống nước này thông báo cho đến nay. Tuy nhiên, khi giá BTC điều chỉnh ngày qua, họ đã mua thêm đến 11 BTC chỉ trong ngày.
-
El Salvador đạt thỏa thuận vay 3,5 tỷ USD từ IMF, bao gồm 1,4 tỷ USD ngay lập tức, với điều kiện nới lỏng một số chính sách Bitcoin: chấp nhận Bitcoin làm phương thức thanh toán trở thành tự nguyện, thuế chỉ thanh toán bằng USD, và tư nhân hóa ví Chivo. Dù có điều chỉnh, El Salvador vẫn coi Bitcoin là tài sản quốc gia, tiếp tục ủng hộ và sử dụng Bitcoin, đồng thời thúc đẩy dự án Bitcoin City.
-
SEC đã phê duyệt Spot ETF hỗn hợp Bitcoin và Ethereum của Hashdex và Franklin Templeton.
-
Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis cho biết bà muốn Quốc hội trao quyền cho Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve) sở hữu Bitcoin.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital