Sao chép giao dịch XM

Luật về crypto | Sự giành quyền quản lý | Loại tài sản mới sở hữu nhiều đặc tính

13 Tháng 04, 2023 02:17

Khi miếng bánh ngon chưa được người cha chia đều thì các đứa con sẽ tranh giành phần to hơn. Đây là câu chuyện đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Khi mà miếng bánh ngon mang tên crypto đang bị xâu xé bởi SEC và CFTC.

Luật về crypto | Sự giành quyền quản lý | Loại tài sản mới sở hữu nhiều đặc tính

Từ một thị trường nhỏ lẻ không ai quan tâm

Ra đời từ cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2009. Bitcoin dần lớn lên với sự ngờ vực và hoài nghi liệu đây có phải là một trò lửa đảo tinh vi hay là một cuộc cách mạng tài chính nào đó?

Nhưng sau hơn một thập kỷ phát triển thì nay Bitcoin đã trở thành một thứ quá lớn để có thể thất bại. Nó bắt đầu chiếm lấy sự chú ý từ nhiều người, và cả sự chú ý đến từ các chính phủ. 

Hiện tại hiện trạng pháp lý về Crypto tại các quốc gia vẫn là đang là một đề tài nóng. Và chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có rất nhiều cơ quan chính phủ đưa ra những nhận định khác nhau về thị trường crypto. Và giành quyền quản lý nó. Trong bài viết ngày hôm nay. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem tình hình pháp lý của crypto đang diễn ra như thế nào tại các quốc gia khác nhau trên thế giới và ở Hoa Kỳ hiện tại, ai mới có quyền thật sự được phép kiểm soát thị trường đầy tiềm năng này. 

Những vụ kiện dồn dập từ SEC

SEC đã cho thấy sự sốt sắng mong muốn quản lý thị trường crypto lên cao độ thông qua những lần kiện tụng dày đặc của mình. Đặc biệt là sau sự kiện sàn FTX phá sản kéo theo hàng loạt công ty khác liên đới. 

Từ đó thời thế tạo ra anh hùng, và Gary Gensler đang là một anh hùng nhiệt tình trong làng kiện tụng. Khi mà ông đã kiện rất nhiều công ty, dự án trong suốt thời gian qua về việc họ phát hành chứng khoán nhưng không đăng ký với SEC. 

Mà trước tiên chúng ta cần giới thiệu đôi chút về SEC. SEC là tên viết tắt của “Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ” 

Đây là cơ quan quản lý chứng khoán tại Hoa Kỳ. Vậy SEC dùng định nghĩa nào để có thể nói đâu mà một “chứng khoán”?

SEC định nghĩa chứng khoán là một “hợp đồng đầu tư” dựa trên bài kiểm tra Howey đã có lịch sử cả trăm năm. 

Tòa án Tối cao đã thiết lập bốn tiêu chí để xác định liệu một hợp đồng đầu tư: 

  • Tiền được đầu tư.
  • Khoản đầu tư là vào một doanh nghiệp chung.
  • Với kỳ vọng lợi nhuận.
  • Lợi nhuận được tạo ra thông qua những nỗ lực của người khác.

Tìm hiểu thêm về khái niệm Howey Test

Điểm qua một số vụ kiện nổi bật giữa SEC và thị trường crypto.

SEC vs Ripple 

Vào năm 2020. SEC đã kiện Ripple Labs Inc. Và hai giám đốc điều hành của công ty. Cáo buộc Ripple đã vi phạm luật chứng khoán vì họ đã huy động được hơn 1,3 tỷ đô la bằng cách bán mã thông báo gốc của mình là XRP, trong các giao dịch chứng khoán chưa đăng ký. 

Sau hơn 2 năm kiện tụng, thì cho tới nay sự việc vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Và có vẻ tình hình khó khăn hơn là SEC nghĩ. 

Trước đó đã có nhiều tổ chức phát hành ICO bị phạt nhưng đã chọn phương án giải quyết bên ngoài tòa án và đóng một số tiền phạt cho SEC. 

SEC vs LBRY

LBRY là một ứng dụng truyền thông và nội dung kỹ thuật số phi tập trung. Giao thức cho phép sử dụng đồng $LBRY để nhà xuất bản và người xem tạo, xuất bản và phân phối nội dung kỹ thuật số mà không cần bên thứ ba. Blockchain LBRY sử dụng thuật toán đồng thuận PoW tương tự như Bitcoin.

SEC cũng đã kiện LBRY với cáo buộc phát hành chứng khoán là token $LBRY chưa đăng ký vào năm 2021. Vừa qua, tòa đã đưa ra phán quyết đồng ý với SEC rằng LBRY là chứng khoán. Thẩm phán đã đưa ra ba lý do giải thích cho quyết định của mình. 

Cuối cùng Thẩm phán đã kết luật LBRY phát hành chứng khoán không đăng ký. Công ty này sẽ phải đóng phạt và có thể cần bồi thường cho những người đang sở hữu token theo quy định. Đồng thời, họ cũng sẽ phải đăng ký token này là chứng khoán với SEC.

SEC vs Nexo

Vào đầu năm 2023. Nền tảng cho vay Nexo đã nộp phạt 45 triệu USD cho SEC với cáo buộc là Nexo đã chào bán sản phẩm kiếm lãi suất (earn Interest) hồi tháng 09/2022.

Đây là thỏa thuận đóng phạt riêng giữa SEC và Nexo. Nexo không thừa nhận hay phủ nhận những cáo buộc của SEC. Họ sẽ ngừng sản phẩm kiếm lãi suất tại Mỹ. 

Và nhà đồng sáng lập của Nexo là Kosta Kantchev phát biểu rằng sẽ quay lại Mỹ để tạo ra các sản phẩm giá trị một cách tuân thủ khi bối cảnh pháp lý rõ ràng hơn. 

SEC vs Gemini, Genesis

Giống với lý do phía trên khi kiện Nexo. SEC buộc tội Gemini và Genesis chào bán chứng khoán trái phép. Thông qua chương trình cho vay crypto Gemini. 

SEC vs Kraken

Việc tấn công qua các sàn giao dịch gia tăng khi SEC phạt sàn Kraken 30 triệu USD cùng việc cấm cung cấp dịch vụ staking mãi mãi. 

Bộ Dịch vụ Tài chính New York cho biết họ đã yêu cầu Paxos ngừng phát hành BUSD. Một loại tiền ổn định phổ biến được liên kết với Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Cùng ngày hôm đó, Paxos cho biết họ đã nhận được một lá thư từ SEC. cảnh báo rằng công ty có thể sớm bị buộc tội vi phạm chứng khoán đối với BUSD.

SEC vs Justin Sun

Ngày 23/03/2023. SEC đã cáo buộc Justin Sun và 3 công ty có liên hệ với Justin Sun là Tron Foundation Limited, BitTorrent Foundation Ltd., và Rainberry Inc tội danh mở bán chứng khoán trái phép.

Loại chứng khoán mà SEC chỉ đích danh là hai đồng tiền TRON (TRX) và BitTorrent (BTT) của hệ TRON.

SEC muốn kiện Coinbase

Vào ngày 23/3/2023. Theo như dòng tweet từ CEO của Coinbase là Brian Armstrong thì công ty Coinbase vừa nhận được một “Wells notice” từ SEC về việc Coinbase đang cung cấp dịch vụ staking và niêm yết tài sản crypto. 

Wells notice là một tuyên bố chính thức rằng SEC dự định đề xuất một vụ kiện với Coinbase.

Tuy nhiên. SEC không nói cụ thể tài sản nào trên sàn Coinbase là chứng khoán hay vi phạm cụ thể ra sao. 

Coinbase cũng chia sẻ quan điểm của họ về vấn đề này. “Wells notice không cung cấp nhiều thông tin để Coinbase phản hồi. Nhân viên của SEC nói với chúng tôi rằng họ đã xác định được những vi phạm tiềm ẩn đối với luật chứng khoán nhưng không nêu cụ thể. Coinbase đã yêu cầu SEC xác định cụ thể tài sản nào trên nền tảng của họ mà SEC tin rằng có thể là chứng khoán và cơ quan này đã từ chối”. 

Trước khi Well notice được gửi đến. Giám đốc pháp lý của Coinbase là Paul Grewal đã đến gặp các đại diện của cơ quan SEC hơn 30 lần trong 9 tháng nhưng phần lớn không nhận được phản hồi về các đề xuất của họ. 

Paul Grewal, giám đốc pháp lý của Coinbase. Sàn giao dịch hàng đầu Hoa Kỳ cho biết. “Những gì đang xảy ra ngày hôm nay là một nỗ lực phối hợp giữa nhiều cơ quan và dường như phản ánh quan điểm thống nhất rằng toàn bộ ngành công nghiệp crypto cần phải được hạn chế. Điều quan trọng đối với ngành công nghiệp tiền điện tử là chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài.”

Đại diện cho SEC và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), cơ quan quản lý ngân hàng, từ chối bình luận. 

Sự không rõ ràng về quy định trong ngành công nghiệp tiền điện tử đang trở nên tồi tệ hơn. Thay vì phát triển một khung pháp lý cho tiền điện tử. SEC chỉ tiếp tục điều chỉnh bằng cách đi kiện các công ty trong thị trường này.

Quan điểm Gary Gensler về crypto

Dưới thời Gary Gensler, SEC đã đàn áp thị trường crypto vô cùng khốc liệt. Trước khi Gary Gensler nhận chức chủ tịch của SEC. Cộng đồng crypto vô cùng hy vọng về viễn cảnh Gary Gensler với sự hiểu biết về công nghệ blockchain khi từng giảng dạy tại đại học MIT sẽ nâng đỡ và chấp cánh bay cao cho thị trường này. Nhưng mọi thứ dần trở nên xấu đi. Khi liên tiếp ngày càng nhiều vụ kiện xảy ra với tần suất dày đặc hơn. 

Không cần luật mới cho Crypto.

Gary Gensler cho rằng các quy định chứng khoán hiện tại là đủ để quản lý thị trường crypto. 

Cụ thể, ở điều trần trước Hạ viện Mỹ vào cuối tháng 03/2023. Ông Gensler trả lời chất vấn rằng các quy định chứng khoán đang được SEC áp dụng “đã đủ bao phủ phần lớn các hoạt động đang diễn ra trong lĩnh vực crypto.”

Ngoài Bitcoin ra. Thì ông cho rằng phần lớn các đồng coin/token trên thị trường đều là chứng khoán. 

Lần mới nhất là việc ông phát biểu với phóng viên vào ngày 15/03. Chủ tịch SEC Gary Gensler nhắc lại một lần nữa rằng các token của mạng lưới proof-of-stake là chứng khoán theo định nghĩa của Howey Test. Và chúng cần đăng ký với SEC theo luật pháp Hoa Kỳ. 

CFTC tham gia cuộc chiến

CFTC là tên viết tắt của “Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai” 

CFTC là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tài chính của thị trường phái sinh, bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, và các loại quyền chọn khác đối với hàng hoá. 

Từ năm 2015. CFTC đã cho rằng Bitcoin và các loại crypto khác được định nghĩa là hàng hoá. 

Mặc dù điều này đã có tác động đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc tăng thêm sức nặng đáng kể cho lập luận rằng crypto là hàng hóa chứ không phải chứng khoán. 

CFTC đã tích cực tìm cách mở rộng quyền tài phán của mình đối với thị trường crypto. Với việc Chủ tịch CFTC, ông Rostin Behnam kêu gọi Quốc hội mở rộng thẩm quyền của CFTC.

Không kiện tụng triền miên như SEC. CFTC thực hiện ít vụ kiện hơn. Nhưng một khi họ kiện, thì thường các công ty thường chịu các mức phạt lớn. 

CFTC vs Tether, Bitfinex 

Vào tháng 10/2021. CFTC đã phạt Bitfinex và Tether hơn 42 triệu đô la với cáo buộc rằng stablecoin USDT không được hỗ trợ đầy đủ mọi lúc và Bitfinex đã vi phạm lệnh của cơ quan trước đó.

Cấm hai công ty Bitfinex và Tether không vi phạm bất kỳ hành vi nào nữa đối với đạo luật trao đổi hàng hoá (CEA) và các quy định của CFTC”.

cftc kiện tether bitfinex

Theo thông cáo báo chí từ CFTC. Đồng USDT của Tether chỉ được hỗ trợ 1/4 bởi các khoản dự trữ trong khoảng thời gian 26 tháng. Giữa 2016 đến 2018. 

Về phía công ty Tether. Họ đã đưa ra một tuyên bố bác bỏ cáo buộc trên. Khẳng định Tether vẫn luôn duy trì một dự trữ bắt buộc.

Nhưng mọi chuyện bắt đầu trở nên gây cấn khi CFTC chính thức khởi kiện sàn Binance và cá nhân CEO Changpeng Zhao (CZ). 

CFTC kiện Binance

Vào cuối tháng 03/2023. Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC) đã kiện sàn giao dịch tiền điện tử Binance và người sáng lập Changpeng Zhao về cáo buộc công ty cố tình cung cấp các sản phẩm phái sinh crypto chưa đăng ký tại Hoa Kỳ trái với luật liên bang.

CFTC có rất nhiều cáo cuộc về sàn Binance và cá nhân của CZ. như việc Binance vẫn cho người Mỹ giao dịch. Nhân viên của Binance hướng dẫn người Mỹ đăng nhập vào Binance thông qua VPN. CFTC tố cáo Binance dùng 300 tài khoản để trade ngược lại người dùng để kiếm lời. 

Nhưng đáng chú ý đến trong vụ kiện này là.

CFTC nói họ kiện Binance vì cho giao dịch các hàng hóa là BTC, ETH và LTC chưa đăng ký.

Một điều đáng chú ý CFTC gọi BTC, ETH và cả LTC là hàng hóa trong khi SEC chỉ coi BTC là hàng hóa. 

Với vụ kiện này sẽ có hai hướng có thể xảy ra. Nếu vụ kiện bị bác bỏ vì BTC, ETH và LTC không phải là hàng hoá, mà là chứng khoán nên CFTC không thể kiện. Hoặc ngược lại, cả CFTC và Binance ra toà thì có phải thẩm phán chấp nhận BTC, ETH và LTC là hàng hoá. Các bạn cũng biết CFTC và SEC đang giành quyền quản lý crypto. Đây cũng là một  bước đi thú vị của CFTC. 

Ngay sau đó CZ cũng đã có một bài viết phản hồi lại vụ kiện từ CFTC. Bạn có thể xem chi tiết bài viết đã được dịch lại tại đây

IRS 

Sở Thuế vụ (IRS) là cơ quan liên bang chịu trách nhiệm thu thuế. IRS định nghĩa crypto theo quan điểm là một “tài sản” (không phải tiền tệ). Vì chỉ có tài sản mới thu thuế được, còn tiền tệ thì không.

Đối với IRS. Crypto có thể được xem là tài sản chịu thuế lãi vốn. Bạn sẽ đóng thuế khi tài sản của bạn sinh ra lợi nhuận theo thời gian. 

Nhưng tại sao trong thị trường crypto bạn lại nghe nhiều đến thuật ngữ KYC (xác minh thân phận) và AML (chống rửa tiền). 

Ai đặt ra những quy định này và ai là người sẽ kiểm soát chúng?

Theo Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (BSA), Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN) điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ. Khi các cổ chức phát hành crypto và các tác nhân khác được coi là “người chuyển tiền” (theo hướng dẫn của FinCEN, điều này đại diện cho cả sàn giao dịch crypto và ví kỹ thuật số)

FinCEN yêu cầu các tổ chức đó tiến hành các quy trình chống rửa tiền (AML) và KYC nghiêm ngặt. 

Dựa trên quan điểm của các cơ quan quản lý trên thì bạn có thể thấy rằng thị trường crypto như một chiếc bánh ngon mà ai cũng muốn đưa nĩa vào. Và đây là một loại tài sản đầu tiên cùng lúc sở hữu nhiều đặc tính cùng một lúc. Và mỗi cơ quan đều muốn dự phần của mình qua những tuyên bố về những đặt tính mà họ muốn gán cho nó. 

Chưa có một bộ luật rõ ràng về crypto 

Rất ít quốc gia đã xuất sắc trong việc soạn thảo và thực thi các quy định rõ ràng để quản lý thị trường crypto. Crypto đang được các cơ quan quản lý thực thi theo một tiêu chuẩn và quy định rất mơ hồ và không rõ ràng về định nghĩa. 

Một vài quốc gia thẳng tay với crypto như Trung Quốc, một vài quốc gia khác lại ôm crypto vào lòng như El Salvador. Và rất nhiều các quốc gia đang chưa biết làm gì và làm thế nào với mớ tài sản mới mang tên crypto này. 

Sức ép đang đè nặng lên cơ quan quản lý để họ có thể hành động. Đã từ lâu, thị trường crypto đã và đang tồn tại trong một “vùng xám” hợp pháp. 

Trong khi các nhà lập pháp và cơ quan chính phủ đang tranh luận về các loại crypto nên được phân loại và quản lý như thế nào. Thì tốc độ phát triển của ngành crypto đã vượt khá xa sự chậm chạp về sự đổi mới trong luật lệ của các nhà lập pháp nói riêng và ngành tài chính nói chung. 

Chính quyền tổng thống Biden đã làm việc trong những tháng gần đây để phát triển các quy định về thị trường crypto. Có thể họ đang bị mắc kẹt giữa hai thái cực. Không muốn chủ động ngăn chặn các giao dịch crypto vì sợ hạn chế một ngành đang phát triển và có khả năng sinh lợi. Nhưng cũng quyết tâm không từ bỏ hoàn toàn việc kiểm soát thanh toán crypto bất hợp pháp và theo đuổi vai trò của chúng trong hệ sinh thái tội phạm mạng.

Chính quyền Biden đã nói rõ trong mệnh lệnh hành pháp của họ rằng chính phủ Hoa Kỳ muốn có được nó theo cả hai cách. Chào đón những lợi ích tiềm năng của crypto đối với sự đổi mới tài chính có trách nhiệm. Cũng những rủi ro mà chúng gây ra cho người tiêu dùng, nhà đầu tư và cộng đồng. “Ổn định tài chính và toàn vẹn hệ thống tài chính”. Việc này không những áp dụng cho crypto mà còn cả NFT và các dạng tài sản kỹ thuật số khác. 

Tình hình pháp lý về Crypto tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã công bố một khuôn khổ mới vào năm 2022. Mở ra cơ hội cho các quy định tiếp theo. Chỉ thị mới đã trao quyền cho các cơ quan quản lý thị trường hiện tại như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).

Khuôn khổ mới của chính quyền Biden cũng nhận thấy “những lợi ích đáng kể” từ việc tạo ra một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) hoặc một dạng kỹ thuật số của đồng đô la Mỹ.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã nhận xét rằng lý do chính để phát hành CBDC là để loại bỏ nhu cầu sử dụng các đồng tiền thay thế trong nước.

“Bạn sẽ không cần stablecoin; bạn sẽ không cần crypto nếu bạn có một loại tiền kỹ thuật số của Hoa Kỳ,” Powell nói trong lời khai trước quốc hội. “Tôi nghĩ đó là một trong những lập luận mạnh mẽ hơn ủng hộ nó.”

Trung Quốc 

Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đào bitcoin vào tháng 5 năm 2021. Buộc nhiều người tham gia vào hoạt động này phải đóng cửa hoàn toàn hoặc chuyển đến các khu vực pháp lý có môi trường pháp lý thuận lợi hơn như Mỹ. 

Và vào tháng 9 năm 2021, crypto đã bị cấm hoàn toàn.

trung quốc cấm crypto

Tuy nhiên, quốc gia này đang nỗ lực phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY). Vào tháng 8 năm 2022, nó chính thức bắt đầu triển khai vòng tiếp theo của chương trình thử nghiệm tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Trung Quốc là quốc gia khá nhạy cảm về quyền tự do. Nếu Crypto là công cụ để phục vụ cho mục đích đó thì họ sẽ làm bằng mọi giá để ngăn cản nó. 

Canada 

Mặc dù crypto không được coi là đấu thầu hợp pháp (legal tender - đồng tiền pháp định) ở Canada. Nhưng họ này đã chủ động hơn các quốc gia khác về quy định tiền điện tử. Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt Bitcoin ETF, với một số trong số họ hiện đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Toronto.

Đối với các nền tảng giao dịch tiền điện tử. Cơ quan quản lý chứng khoán Canada (CSA) và Tổ chức quản lý ngành đầu tư Canada (IIROC) yêu cầu các nền tảng và đại lý giao dịch tiền điện tử trong nước phải đăng ký với cơ quan quản lý cấp tỉnh.

Canada phân loại tất cả các công ty đầu tư crypto là doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ (MSB) và yêu cầu họ phải đăng ký với Trung tâm phân tích báo cáo và giao dịch tài chính của Canada (FINTRAC).

Từ quan điểm về thuế, Canada đối xử với crypto tương tự như các mặt hàng khác.

Vương Quốc Anh 

Mặc dù không có luật dành riêng cho crypto ở Vương quốc Anh, nhưng quốc gia này coi crypto là tài sản (không phải đấu thầu hợp pháp) và các sàn giao dịch crypto phải đăng ký với Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh (FCA). 

Giao dịch phái sinh crypto cũng bị cấm ở Vương quốc Anh. 

Có các yêu cầu báo cáo dành riêng cho crypto liên quan đến các tiêu chuẩn để biết khách hàng của bạn (KYC), cũng như chống rửa tiền (AML) và Chống tài trợ khủng bố (CFT).

Mặc dù các nhà đầu tư vẫn phải trả thuế lãi vốn đối với lợi nhuận giao dịch crypto. 

Kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2022, các nhà cung cấp dịch vụ trao đổi crypto và ví giám sát bắt buộc phải tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo do Văn phòng Thực thi Lệnh trừng phạt Tài chính (OFSI) thực hiện. Các công ty crypto hiện được yêu cầu thông báo cho OFSI càng sớm càng tốt nếu họ biết hoặc có sự nghi ngờ hợp lý rằng một người đang bị trừng phạt hoặc đã vi phạm lệnh trừng phạt tài chính.

Vào tháng 10 năm 2022, hạ viện của Quốc hội Anh đã công nhận tài sản crypto là công cụ tài chính được quản lý. Dự thảo luật mở rộng các luật hiện hành liên quan đến các công cụ tập trung vào thanh toán đối với stablecoin.

Nhật Bản 

Nhật Bản thực hiện một cách tiếp cận tiến bộ đối với các quy định về crypto. Công nhận crypto là tài sản hợp pháp theo Đạo luật dịch vụ thanh toán (PSA). Trong khi đó, các sàn giao dịch crypto trong nước phải đăng ký với Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) và tuân thủ các nghĩa vụ AML/CFT. Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội trao đổi tiền ảo Nhật Bản (JVCEA) vào năm 2020 và tất cả các sàn giao dịch crypto đều là thành viên.

Nhật Bản coi lợi nhuận giao dịch được tạo ra từ crypto là thu nhập khác và đánh thuế các nhà đầu tư tương ứng.

Đất nước này đã làm việc trên một số khía cạnh liên quan đến quy định, bao gồm cả thuế. Vào tháng 9 năm 2022, chính phủ thông báo rằng họ sẽ đưa ra các quy tắc chuyển tiền sớm nhất là vào tháng 5 năm 2023 để ngăn chặn bọn tội phạm sử dụng các sàn giao dịch crypto để rửa tiền. Đạo luật về ngăn chặn chuyển tiền tố tụng hình sự sẽ được sửa đổi để thu thập thông tin khách hàng.

Singapore

Tương tự như Anh, Singapore phân loại crypto là tài sản chứ không phải đấu thầu hợp pháp. Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) của quốc gia cấp phép và điều chỉnh các sàn giao dịch như được nêu trong Đạo luật dịch vụ thanh toán (PSA).

Các khoản lãi vốn dài hạn không bị đánh thuế tại Singapore.

Tuy nhiên, quốc gia này đánh thuế các công ty thường xuyên giao dịch bằng crypto, coi tiền lãi là thu nhập.

Singapore đã ban hành hướng dẫn vào năm 2022, cảnh báo các nhà cung cấp mã thông báo thanh toán kỹ thuật số (DPT) tránh quảng cáo dịch vụ của họ ra công chúng.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, các sàn giao dịch crypto và các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo khác phải đăng ký với Đơn vị Tình báo Tài chính Hàn Quốc (KFIU), một bộ phận của Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC).

Hàn Quốc cũng cấm tất cả các đồng tiền riêng tư từ các sàn giao dịch vào năm 2021.

Vào năm 2021, Quốc hội của đất nước đã phê duyệt mức thuế 20% mới đối với tài sản crypto để có hiệu lực vào năm 2022, nhưng nó đã bị trì hoãn cho đến năm 2025.

Quốc gia này đang xây dựng Đạo luật cơ bản về tài sản crypto, có thể hình thành vào nửa đầu năm 2023

Ấn Độ

Ấn Độ vẫn còn rào cản liên quan đến quy định về crypto. Không hợp pháp hóa cũng như không xử phạt việc sử dụng nó. Có một dự luật đang được lưu hành cấm tất cả các loại crypto tư nhân ở Ấn Độ. Nhưng nó vẫn chưa được bỏ phiếu.

Có một khoản thuế 30% đánh vào tất cả các khoản đầu tư crypto và khoản khấu trừ thuế 1% tại nguồn (TDS) đối với các giao dịch crypto.

Nhìn chung, Ấn Độ tiếp tục do dự về việc có nên cấm crypto hoàn toàn hay chỉ đơn giản là quản lý nó. Các quy định hiện hành tốt nhất là không rõ ràng và chúng không cung cấp nhiều hướng dẫn cho các nhà đầu tư. Quốc gia này đang nghiên cứu phiên bản kỹ thuật số của đồng rupee (CBDC) và có thể ra mắt nó vào năm tài chính 2022–2023.

Liên Minh Châu Âu

Crypto là hợp pháp trên hầu hết Liên minh Châu Âu (EU), mặc dù việc quản lý trao đổi phụ thuộc vào từng quốc gia thành viên.

Trong khi đó, thuế cũng khác nhau giữa các quốc gia trong EU, từ 0% đến 50%.

Trong những năm gần đây, Chỉ thị phòng chống rửa tiền lần thứ 5 và thứ 6 của EU (5AMLD và 6AMLD) đã có hiệu lực, thắt chặt nghĩa vụ KYC/CFT và các yêu cầu báo cáo tiêu chuẩn.

Vào tháng 9 năm 2020, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất Thị trường trong Quy định về tài sản crypto (MiCA). Một khuôn khổ giúp tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thiết lập hành vi rõ ràng trong ngành crypto và đưa ra các yêu cầu cấp phép mới. Nó đã được thông qua thành luật vào năm 2022

Việt Nam 

Hiện tại crypto đang là một vùng xám tại Việt Nam. Không cấm nhưng cũng không công nhận. 

Crypto không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng crypto nói chung làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. 

Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi đồng tiền ảo và Bitcoin như một loại hàng hóa, một đối tượng để trao đổi mua bán.

Danh sách những quốc gia miễn thuế crypto

Các cơ quan giành quyền kiểm soát thị trường 

Khi miếng bánh ngon chưa được người cha chia đều thì các đứa con sẽ tranh giành phần to hơn. 

Đây là câu chuyện đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Khi mà miếng bánh ngon mang tên crypto đang bị xâu xé bởi SEC và CFTC. 

cftc và sec cạnh tranh nhau quản lý crypto

Vụ kiện của CFTC với Binance được xem là sự khởi màu cho cuộc chiến giành quyền quản lý giữa SEC và CFTC. 

Trong văn bản kiện, CFTC gọi ETH là hàng hóa và thuộc quản lý của họ. Còn với SEC muốn nói rằng ETH và hầu hết các altcoin là chứng khoán và họ có quyền quản lý. Mặc dù chưa chính thức nói rằng ETH là chứng khoán nhưng SEC nhiều lần nhấn mạnh rằng họ chỉ coin BTC là hàng hóa. 

SEC cũng đề cập đến điều này trong vụ kiện với FTX, nhưng vụ kiện này đến tháng 10/2023 mới bắt đầu ra tòa. 

Do đó, có thể vụ kiện của CFTC sẽ được xử trước thì việc ETH được liệt vào hàng hóa chứ không phải chứng khoán. 

Nhưng có một “vũ khí” được CFTC chuẩn bị rất kỹ nhằm có thể khiến vụ án sớm được toà án ưu tiên xử lý trước.

Một trong những cáo buộc của CFTC dành cho Binance liên quan đến việc sàn dùng 300 tài khoản để trade ngược lại người dùng và kiếm lời. Đây là sự gian lận nên có tính nghiêm trọng hơn và sẽ được ưu tiên xử lý.


Sự thúc đẩy cho một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ

Những nỗ lực kiểm soát và trừng phạt mạnh mẽ hơn nhắm vào crypto trong năm qua đã diễn ra cùng với lời kêu gọi Hoa Kỳ phát triển một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Trong sắc lệnh hành pháp vào tháng 3 năm 2022, Tổng thống Biden đã gọi đây là ưu tiên ngang hàng với việc trấn áp tội phạm mạng sử dụng crypto, “Chính quyền của tôi đặt nỗ lực nghiên cứu và phát triển vào các tùy chọn thiết kế và triển khai tiềm năng của Hoa Kỳ. 

Nhưng sắc lệnh hành pháp cũng thừa nhận rằng việc phát triển CBDC của Hoa Kỳ vẫn còn ở giai đoạn tương đối sớm và khuyến khích Cục Dự trữ Liên bang “tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá CBDC đang diễn ra” thay vì cam kết một mốc thời gian hoặc triển khai cụ thể. 

Và đối ngược với đặc tính của crypto. CBDC sẽ được phát triển một cách tập trung. Được quản lý trực tiếp bởi các ngân hàng trung ương thay vì các chuỗi khối phi tập trung. 

Với sự hỗ trợ của ngân hàng trung ương, CBDC có thể cạnh tranh trực tiếp hơn với stablecoin so với các loại tiền điện tử khác như Bitcoin.  

Lý tưởng nhất là CBDC sẽ mang lại một số lợi ích giống với crypto như giao dịch nhanh. Đồng thời cũng khắc phục được các hoạt động tội phạm và duy trì mạng lưới bằng một cơ chế PoW tốn nhiều điện. 

Các chính phủ trên khắp thế giới bao gồm cả Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy xây dựng CBDC để thay thế crypto. Một sự duy trì quyền lực về cách mà tiền lưu thông và phần còn lại để nhằm thiết kế CBDC tuân thủ những giá trị mà các chính phủ mong muốn. 

Nhưng thật khó tưởng tượng những nhà đam mê những giá trị mà crypto mang lại như sự tự do và tự chủ lại mong muốn sử dụng thứ gì đó giống như CBDC. 

Cho đến nay. Khó có quốc gia nào có thể vượt Trung Quốc về sự cam kết mạnh mẽ và quyết tâm trong việc phát triển CBDC. Trung Quốc sẽ làm mọi giá để loại bỏ bất kỳ thứ gì có thể ảnh hưởng đến quyền lực của họ mà đặc biệt điều đó là đến từ sự phi tập trung của crypto. 

Kết luận

Từ những gì đang xảy ra thì chúng ta có thể thấy CFTC đang khởi kiện sàn Binance và CEO CZ.

Nhưng xâu chuỗi lại các sự kiện thì chúng ta có thể thấy rằng CFTC và SEC đang cạnh tranh để xem ai có quyền điều hành đối với thị trường Crypto 

Trong khi SEC tuyên bố gần như tất cả crypto trừ BTC là chứng khoán và phải đăng ký với SEC để họ có quyền quản lý. Thì CFTC lại tuyên bố phần lớn các loại tiền crypto và cả stablecoin đều là hàng hoá và họ có quyền quản lý. 

Do đó, bạn có thể thấy rằng cả SEC và CFTC đang ráo riết thực hiện nhiều vụ kiện với các nhân, công ty tham gia vào thị trường crypto. 

Càng nhiều trường hợp được kiện. Các cơ quan này càng có nhiều lập luận rằng cơ quan của họ nên kiểm soát các luật và quy định về crypto. Bởi vì họ muốn quản lý và đưa ra các luật mới cho crypto. 

Nhưng quốc hội Mỹ mới là thực thể có trách nhiệm ra luật chứ không phải các cơ quan quản lý như SEC và CFTC. 

Nhưng bạn nên nhớ rằng, người kiện và làm dừng hoạt động của các công ty trong thị trường là các cơ quan quản lý. Vì họ luôn lấy lý do cho mục đích bảo vệ công chúng trước những rủi ro từ thị trường. 

Những công ty crypto có đủ khả năng để tuân thủ theo bất cứ quy định nào mà SEC hay CFTC đưa ra. Nhưng lý do họ không thể làm vậy vì các cơ quan đã không làm rõ các quy định cụ thể về crypto. 

Tại Mỹ. Đã có luật chứng khoán do SEC kiểm soát. Luật hàng hoá do CFTC kiểm soát, luật về tiền tệ do FINCEN kiểm soát, luật về tài sản đất đai do IRS kiểm soát. 

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người. Khi một loại tài sản mới có tên là crypto ra đời và mang trong mình cùng lúc nhiều đặc tính khác nhau. Vừa có đặc tính của chứng khoán, hàng hoá, tiền tệ và tài sản lưu trữ giá trị. 

Chính sự đan xen giữa các đặc tính này dẫn đến lý do tại sao mỗi cơ quan chính phủ đang tranh trành nhau để kiểm soát crypto. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
13 Tháng 04, 2023 02:17